Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn

Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn
Môn Sinh - Lớp 12


Câu hỏi:

Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản (chạc chữ Y) có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

  • A Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
  • B Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→5’.
  • C Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 5’→3’.
  • D Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 3’→5’.

Lời giải chi tiết:

Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’ nên trên mạch 3’ -5’ được tổng hợp liên tục, mạch 5’ -3’ tổng hợp gián đoạn

Chọn A


Quảng cáo

Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn
Câu hỏi trước Câu hỏi tiếp theo
Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2022 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn
Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn
Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn
Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn
Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn
Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn
Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn
Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn

Câu hỏi: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản (chạc chữ Y) có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.

B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 5’→3’.

Bạn đang xem: Trong quá trình nhân đôi ADN vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia gián đoạn

C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 3’→5’.

  • Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn

D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→5’.

Lời giải: 

Đáp án đúng: A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.

Giải thích: 

Nguyên nhân là do enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’ nên trên mạch c có chiều 3’→5’, còn trên mạch 5’→ 3’ thì được tổng hợp gián đoạn .

Cùng THPT Ninh Châu đi tìm hiểu về ADN và kiến thức nhân đôi ADN nhé.

     – ADN được cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nuclêôtit A, T, G, X. Nhờ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân cho nên chỉ với 4 loại nuclêôtit nhưng có thể tạo ra vô số loại ADN khác nhau.

     – Phân tử ADN mạch kép luôn có số nuclêôtit loại A = T; G = X. Nguyên nhân là vì ở ADN mạch kép, A của mạch 1 luôn liên kết với T của mạch 2 và G của mạch 1 luôn liên kết với X của mạch 2. Vì vậy, nếu một phân tử ADN có số nuclêôtit loại A#T hoặc G#X thì chứng tỏ đó là ADN mạch đơn.

     – ADN của sinh vật nhân thực và ADN của sinh vật nhân sơ đều có cấu trúc mạch kép. Tuy nhiên, ADN sinh vật nhân thực có dạng mạch thẳng còn ADN của sinh vật nhân sơ có dạng mạch vòng và không liên kết với prôtêin histon. ADN của ti thể, lục lạp có cấu trúc mạch vòng tương tự như ADN của vi khuẩn.

     – Ở trong cùng một loài, hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào là đại lượng ổn định và đặc trưng cho loài. Vì vậy, nếu tế bào gan có hàm lượng ADN ở trong nhân là x pg thì tế bào mắt cũng có hàm lượng ADN trong nhân là x pg.

     – Hàm lượng ADN ở trong tế bào chất không ổn định cho nên không có tính đặc trưng cho loài. Hàm lượng ADN trong tế bào chất không ổn định vì số lượng bào quan ti thể, lục lạp không ổn định, thay đổi tùy từng loại tế bào.

– Được gọi là nhân đôi ADN là vì từ 1 phân tử tạo thành 2 phân tử và cả 2 phân tử này hoàn toàn giống với phân từ ban đầu.

– Quá trình nhân đôi ADN cần nhiều loại enzym khác nhau, trong đó mỗi loại enzym chỉ có một hoạt tính nhất định.

+ Enzym tháo xoắn làm nhiệm vụ tháo xoắn và tách 2 mạch của ADN.

+ Enzym ADN pôlimeraza làm nhiệm vụ gắn các nuclêôtit tự do vào đầu 3’OH để kéo dài mạch pôlinuclêôtit theo chiều từ 5’ đến 3’.

+ Enzym ligaza làm nhiệm vụ nối các đoạn Okazaki để tạo mạch pôlinuclêôtit hoàn chỉnh.

– Mạch mới luôn được tổng họp kéo dài theo chiều từ 5’ đến 3’ là vì enzym ADN pôlimeraza có chức năng gắn nuclêôtit tự do vào đầu 3’OH của mạch pôlinuclêôtit.

– Trong quá trình nhân đôi, trên mỗi phễu tái bản thì một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn. Nếu tính trên cả phân tử thì mạch nào cũng được tổng hợp gián đoạn (đầu này gián đoạn, đầu kia liên tục).

– Quá trình nhân đôi được tiến hành suốt chiều dọc của phân tử ADN. Do đó, tất cả các gen trên một phân tử ADN luôn có số lần nhân đôi bằng nhau. Ví dụ, hai gen A và B cùng thuộc một phân tử ADN thì nếu gen A nhân đôi 10 lần thì gen B cũng nhân đôi 10 lần.

– Quá trình nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi của NST, từ đó dẫn tới sự phân chia tế bào và sự sinh sản của cơ thể sinh vật.

* Các lưu ý để giải nhanh về nhân đôi ADN

  – Mỗi loại enzym chỉ có một chức năng (ADN pôlimeraza chỉ có chức năng tổng hợp nuclêôtit mới; Ligaza chỉ có chức năng nối các đoạn Okazaki để tạo mạch hoàn chỉnh). Nếu thấy đề nêu chức năng khác thì đó là phát biếu sai.

    – Quá trình nhân đôi luôn diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn; Có khi không theo nguyên tắc bố sung.

   – Trong điều kiện không có đột biến thì các phân tử ADN ở trong nhân tế bào sẽ có số lần nhân đôi bằng nhau. Các phân tử ADN trong tế bào chất có sổ lần nhân đôi không bằng nhau. Vì vậy, nếu đề Bài nói rằng: “tất cả các phân tử ADN trong tế bào đều có số lần nhân đôi bằng nhau” thì đó là phát biểu sai.

   – Trên mỗi ADN dạng vòng thì chỉ có một điểm khỏi đầu nhân đôi ADN; Trên mỗi ADN mạch thẳng thì có nhiều điểm khói đầu nhân đôi ADN. Vì vậy, ADN của vi khuẩn, ADN của tế bào chất chỉ có 1 điểm khỏi đầu nhân đôi.

1. Xác đinh số lần tự nhân đôi,số phân tử ADN và sỗ chuỗi polinucleotit được tạo ra trong quá trình nhân đôi

a) Tính số phân tử ADN:

1 ADN mẹ qua 1 lần tự nhân đôi tạo 2= 21 ADN con

1 ADN mẹ qua 2 lần tự nhân đôi tạo 4= 22 ADN con

1 ADN mẹ qua 3 lần tự nhân đôi tạo 8= 23 ADN con

1 ADN mẹ qua k lần tự nhân đôi tạo ra 2k ADN con

→ Qua k lần tự nhân đôi

Tổng số ADN tạo thành=2k

Trong 2k phân tử ADN tạo thành có một phân tử ADN mẹ ban đầu.

Tổng số ADN conTổng số ADN con =2k−1

Dù ở đợt tự nhân đôi nào, trong số ADN con tạo ra từ 1 ADN ban đầu, vẫn có 2 ADN con mà mỗi ADN con này có chứa 1 mạch cũ của ADN mẹ. Có nghĩa là luôn có 2 mạch ADN ban đầu.

Vì vậy số ADN con còn lại có cả 2 mạch có nguyên liệu hoàn toàn từ nucleotit mới của môi trường nội bào. 

Số ADN con có 2 mạch mới hoàn toànSố ADN con có 2 mạch mới hoàn toàn =2k−2

b) Tính số chuỗi polinucleotit.

Mỗi một phân tử ADN gồm có hai chuỗi polinucleotit. Sau k lần nhân đôi thì số chuỗi polinucleotit được tạo ra là:

2×2k

Sau k lần nhân đôi thì số chuỗi polinucleotit có nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường được tổng hợp là: 

2×(2k−1)

2. Tính số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi.

Phân tử ADN mới được tạo ra có thành phần cấu tạo và số lượng các loại nucleotit giống với phân tử ADN ban đầu.

– Khi gen nhân đôi một lần:

Nmt = Ngen

Amt = Tmt = Agen = Tgen

Gmt = Xmt = Ggen = Xgen

– Từ đó nếu phân tử ADN nhân đôi k lần thì sẽ có: 

Nmt=N×(2k−1)

Amt=Tmt=T×(2k−1)=A×(2k−1)

Gmt=Xmt=G×(2k−1)=X×(2k−1)

3. Xác định số liên kết hiđrô và liên kết cộng hóa trị được hình thành và bị phá hủy trong nhân đôi.

a) Tính số liên kết hiđrô (H).

Số liên kết H trong một phân tử ADN là: 2A + 3G = 2A + 2G + G = N + G

Số liên kết H được hình thành trong lần nhân đôi thứ k là Hht = H× 2k

Tổng số liên kết hidro được hình thành sau k lần nhân đôi (bao gồm cả các lần nhân đôi từ 1 → k) là:

∑H=H×(21+22+…+2k)=2H×(2k−1)

Số liên kết H bị phá vỡ là trong lần nhân đôi thứ k là: H = H× 2k-1

Tổng số liên kết hidro bị phá vỡ sau k lần nhân đôi là:

∑H=H×(20+21+…+2k  -1)=H×(2k−1)

b) Tính số liên kết cộng hóa trị

Liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotit trong 1 mạch thì không bị phá vỡ, sau khi nhân đôi thì số lượng liên kết hóa trị tăng lên gấp đôi.

Sau khi nhân đôi k lần thì số liên kết hóa trị của phân tử là

HThinhthanh=HT×(2k−1)

4. Tính số đoạn mồi và đoạn Okazaki xuất hiện trong nhân đôi

Xét với một chạc chữ Y:

Mạch được tổng hợp liên tục có 1 đoạn mồi để khởi đầu, 0 đoạn Okazaki.

Mạch được tổng hợp gián đoạn có: số đoạn mồi = số đoạn Okazaki

Trong một đơn vị tái bản thì có hai chạc chữ Y

→ Số đoạn mồi xuất hiện trong một chạc chữ Y là

Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki +2

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 12, Sinh Học 12