Vì sao thánh rắc muối nổi tiếng

Mục lục

Đời tưSửa đổi

Gökçe sinh ra ở Erzurum, Thổ Nhĩ Kỳ, trong một gia đình người Kurd.[7][8] Cha của ông là một thợ mỏ. Do vấn đề về tài chính, nên gia đình buộc ông phải nghỉ học năm lớp 6 để đi học nghề bán thịt ở quận Kadıköy của Istanbul.[9]

Gökçe đã tham gia rất nhiều vào công việc từ thiện, chẳng hạn như xây dựng một trường học ở quê hương Erzurum của ông.[10]

Salt BaeSửa đổi

Gökçe được biết đến rộng rãi nhờ một loạt video và meme lan truyền trên Internet từ tháng 1 năm 2017, trong đó cho thấy ông đang xẻ thịt và rắc muối.[3]

Sự nổi tiếng của ông bắt nguồn từ một video lan truyền, "Ottoman Steak", được đăng vào ngày 7 tháng 1 năm 2017 trên tài khoản Twitter của nhà hàng của ông.[11] Nó đã đạt 10 triệu lượt xem trên Instagram, và sau đó ông được mệnh danh là "Salt Bae" vì cách rắc muối kỳ lạ của mình: dùng ngón tay bóc muối lên, sau đó thả từ từ xuống cẳng tay rồi rơi xuống dĩa.[3] Do lượng người tiếp xúc với ông tăng lên đáng kể sau bài đăng này, nên danh tiếng của Gökçe ngày càng được củng cố và ông đã có cơ hội được phục vụ cho rất nhiều người nổi tiếng và các chính trị gia trên thế giới.[1][5][12][13]

Salt Bae là ai ? Những Câu Chuyện Và meme Thú Vị 🤣🤣🤣

Salt Bae là ai ? Có thể nhiều bạn chưa biết salt bae là ai ? Nhưng chắc chắn các bạn đã từng xem một trong những meme đình đám nhất 2017 này chứ ?

Vậy hãy cùng tìm hiểu tiểu sử của anh chàng đầu bếp trở thành hiện tượng nổi tiếng này nhé

Thánh Rắc Muối là một bậc thiên tài hay một sự quái dị?



Màn diễn theo phong cách “Sơn Đông mãi võ” thuộc về một người đàn ông người gốc Thổ Nhĩ Kỳ tên gọi Nusret Gökçe, nhưng người ta quen gọi anh ta với một cái tên khác: Salt Bae – tức “Thánh rắc muối”. Cái biệt hiệu ấy xuất phát từ động tác kết thúc màn diễn của gã: rắc muối cho thịt. Thế thì có gì lạ?


“Thánh rắc muối” – cảnh báo về sự biến đổi khẩu vị kỳ lạ của con người đương đại.

NGUYÊN PHONG

Có thể nói chính tâm lý kỳ lạ này của con người đương đại đã tạo dựng nên cái gọi là những ông “thánh” kỳ lạ, nổi tiếng vì chút thuật mọn kỳ quặc không ích lợi gì cho chuyên môn chính của anh ta. Con người đã thay đổi hệ giá trị như thế nào?

Màn biểu diễn kiểu “Sơn Đông mãi võ” ở trời Tây

Trong một nhà hàng sang trọng, bên một chiếc bàn dài, những thực khách giàu có đang ngồi chờ món với một vẻ háo hức ra mặt. Từ cửa ra của nhà bếp, một người đàn ông mặc áo pull trắng bó sát, quần sẫm màu, đeo kính đen, tóc chải ngược, ria mép đen chải chuốt, hai tay cử hai chiếc thớt đựng suất bít tết bò kếch xù lên ngang vai, vừa đi vừa đong đưa nhún nhảy. Vẫn với phong thái ấy, gã đặt suất thịt xuống bàn ăn, rồi tay trái giữ miếng thịt, tay phải cắt thịt thoăn thoắt, hông lắc lư đánh nhịp điệu nghệ như một vũ công samba, con dao thái cũng đồng điệu ve vẩy uốn éo… trong khi đó thực khách ngắm nhìn gã một cách tò mò khoái trá.

Màn diễn theo phong cách “Sơn Đông mãi võ” này thuộc về một người đàn ông người gốc Thổ Nhĩ Kỳ tên gọi Nusret Gökçe, nhưng người ta quen gọi anh ta với một cái tên khác: Salt Bae – tức “Thánh rắc muối”. Cái biệt hiệu ấy xuất phát từ động tác kết thúc màn diễn của gã: rắc muối cho thịt. Thế thì có gì lạ? Người ta cho rằng chỗ hơn người của Gökçe là cái cách bốc một nhúm muối trắng rồi thả chúng một cách điệu nghệ từ trên cao xuống, để muối rơi vào khuỷu tay mình rồi rơi xuống chỗ bít tết đã được nướng chín.

Màn thưởng thức món ăn đã chấm dứt. Trong 45 giây. Kể từ khi gã bưng thịt ra đến lúc rắc muối xong – đủ cho một clip của những thực khách nhiều tiền có thể mang về khoe rằng mình đã từng “ăn” món bít tết mà đích thân “thánh rắc muối” đã phục vụ.

Thực khách còn chưa ăn, sao nói màn thưởng thức món ăn đã chấm dứt? Thực ra những người đã ăn rồi nói rằng: “Bít tết không phải thứ gì siêu phàm, thậm chí còn hơi dai và khá nhạt nhẽo. Bánh hamburger thì quá chín” (theo Joshua David Stein). Đã thế lại còn đắt kinh khủng. Lạ nhỉ! Thế mà nhà hàng vẫn nườm nượp khách vào ra, lại còn có kẻ được phong “thánh” cơ đấy.

Nhất định phải tìm hiểu bí quyết của vị “thánh” này mới được.

Một ông “thánh” được ấp nở từ “lò” internet

Nusret Gökçe đã theo nghề làm bít tết từ lâu, nhưng mãi đến năm 2017 anh ta mới trở nên nổi tiếng sau khi đăng một video dài 36 giây lên Instagram có tựa đề “Ottoman Steak”. Trong video này anh ta thực hiện màn diễn giống như vừa mô tả ở trên và đột nhiên trở nên nổi tiếng. Trong vòng 48 giờ, có hơn 2,4 triệu lượt xem video này, con số cập nhật đến lúc này là gần 16 triệu lượt xem.

Và kể từ đó, anh chàng Nusret Gökçe trở thành Salt Bae – “thánh rắc muối”.

Rắc muối mà cũng được phong thánh! Quả thật là một chuyện kỳ lạ trong thế giới đương đại.

Xưa nay nhân gian chỉ tôn thánh cho những Thánh nhân đại triệt đại ngộ, có công lao đặt định văn hóa hay giáo hóa nhân loại, như đức Khổng Tử, Lão Tử, Socrates; những anh hùng cứu quốc, kiến quốc như Đức Thánh Trần, Thánh Gandhi; hoặc chí ít như Công giáo tuyên thánh cho những tín hữu Kitô dám tử vì đạo… chưa có ai dám tùy tiện phong thánh cho một anh thợ bếp vì hành động “rắc muối” bất kể nó nên thơ, kỳ quặc, hay thậm chí đáng ngưỡng mộ.

Nghe nói trong phong trào rẻ rúng hóa thánh thần này, Trung Quốc đương đại đi tiên phong. Chùa Bà Bà ở huyện Dịch tỉnh Hà Bắc rất hút khách. Nghe nói, trong cái chùa này có thể tìm được mọi loại “thần” mà người ta muốn bái. Muốn thăng quan, ở đây có “thần quan”; muốn phát tài, có “thần tài” mà toàn thân buộc kín là tiền; muốn thăng tiến và học hành, có “thần học” với những nếp nhăn rất sâu. Nếu như muốn bảo hộ cho bản thân lái xe an toàn, thì ở đây thậm chí còn có “thần xe” trong tay cầm vô lăng. Người quản lý của Chùa Bà Bà còn nói rằng: “Thiếu thần tiên nào, thì cứ tạo lấy một vị.”

Thật quá khác xa với truyền thống của tổ tiên chúng ta, hễ nghĩ đến Thánh Thần là trong tâm dâng lên niềm sùng kính, hễ nhắc đến các vị là đầy thận trọng chỉ sợ bất kính, chỉ sợ báng bổ, nói chi đến việc cả gan tạo Thánh tạo Thần như trên.

Và giờ phương Tây cũng không chịu thua kém khi có “thánh rắc muối” người Thổ Nhĩ Kỳ. Cố nhà văn trào phúng nổi tiếng – đồng hương với vị “thánh” này – là Azit Nexin mà có sống lại, chắc cũng khối đề tài hay để viết.

Rõ ràng danh xưng này là không ổn.

“Thánh rắc muối” đã được “ấp nở” thành công từ internet như thế đó, dù cho đồ ăn của anh ta không đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, có những thực khách nói rằng: “Đó không phải vấn đề. Chúng tôi không đến gặp Salt Bae để ăn”. Hóa ra họ chủ yếu đến để xem anh ta rắc muối.

Tiêu tốn hàng nghìn đô la không phải để thưởng thức đồ ăn mà chỉ để xem màn rắc muối? Thế sao không ngồi nhà xem clip trên internet có phải tiết kiệm hơn không? Nói như vậy là chưa hiểu về “khẩu vị” kỳ lạ ngày nay của những thực khách lắm tiền. Họ muốn đến một nhà hàng nổi tiếng; gặp một người mà ai cũng nói đến; được anh ta phục vụ bằng màn diễn nổi tiếng – dù kỳ quặc – cái đó không hề gì, miễn là nó nổi tiếng…. và có thể tự quay một clip làm bằng chứng cho sự sành điệu thức thời. Hình như đó là một giá trị rất được trọng vọng trong cuộc sống ngày nay.

Có thể nói chính tâm lý kỳ lạ này của con người đương đại đã tạo dựng nên cái gọi là những ông “thánh” kỳ lạ, nổi tiếng vì chút thuật mọn kỳ quặc không ích lợi gì cho chuyên môn chính của anh ta. Con người đã thay đổi hệ giá trị như thế nào?

Một hệ giá trị thay bậc đổi ngôi

Dân gian gần đây có câu nói cửa miệng: “thời nay giá trị đảo lộn hết cả”. Sự biến đổi trong hệ giá trị ngày nay thể hiện trong muôn mặt ngành nghề. Đơn cử như giới ca hát trước đây muốn thành danh phải trải qua một quá trình luyện thanh, tập dáng hết sức khổ cực, dẫu có tài năng cũng chưa chắc đã tạo được danh tiếng. Ngày nay thì sao? Dù không phải tất cả, nhưng rất nhiều ca sĩ không cần biết hát mà phải biết cách lăng xê. Vì vậy thay cho giọng ca đẹp là những thanh âm quái dị; thay vì phong cách trình diễn nền nã lịch thiệp là sự buông tuồng; thay vì nội dung ca từ trau chuốt giàu trí tuệ hay chất thơ là ca từ “sốc – độc – lạ”.

Hoặc như giới hội họa trước kia phải khổ luyện trong tịch mịch âm thầm, có nhiều người ra đi trong âm thầm tịch mịch, không có mấy người mà tài năng được công nhận lúc sinh thời, ấy là vì tiêu chuẩn nghề nghiệp là khắt khe, sự đánh giá của giới mộ điệu dân dắt thị hiếu xã hội là nghiêm cẩn, trong chuyên môn cũng có người cầm cân nảy mực. Ngày nay, nhiều người không cần biết vẽ, không cần khổ luyện kỹ thuật cơ bản, có thể phóng túng nguệch ngoạc, hoặc thậm chí vẩy màu bừa bãi mà thành danh tác, mà bán ra với giá rất đắt. Miễn là biết cách tán tụng và tổ chức lăng xê cho nó.

Chuyện tương tự xảy ra ở khắp các ngành nghề trong xã hội, khi tiêu chuẩn giá trị đã thay bậc đổi ngôi. Công phu đích thực chỉ có được từ sự khổ luyện, cùng cái tâm tĩnh lặng và trong sáng

Quay lại với nghề đầu bếp. Xã hội thượng lưu phương Tây theo truyền thống đánh giá cao những đầu bếp, nhà hàng đạt được sao Michelin. Đó là một hệ thống đánh giá khắt khe và lâu dài, nó yêu cầu người đầu bếp trước hết phải đạt được được chuẩn tươi ngon, dinh dưỡng của đồ ăn; thứ hai là hương vị hoàn hảo, đồ ăn nóng hổi từ bếp đến bàn ăn; thứ ba là cơ sở vật chất và đào tạo nhân viên tốt; thứ tư là sự tỉ mỉ, tinh tế và nhanh chóng trong phong cách phục vụ; cuối cùng là chất lượng đồ ăn ổn định, nhất quán theo thời gian. Với một sao Michelin, đó là nhà hàng được ưu tiên trên lịch trình di chuyển của thực khách, với hai sao Michelin, nhà hàng đáng để thực khách thay đổi lịch trình, với ba sao – mức cao nhất, thực khách phải lên kế hoạch lâu dài cho một lịch trình chỉ vì nó.

Một cường quốc về ẩm thực khác là Trung Hoa không dùng hệ thống xếp hạng nhà hàng theo kiểu Michelin, nhưng danh tiếng về ẩm thực xứ này đã có từ mấy nghìn năm. Ẩm thực Trung Hoa xưa cầu kỳ, tinh tế và phong phú có một không hai… đến mức đi vào ngạn ngữ của người Việt truyền thống, vốn cũng nổi tiếng về sành ăn, đó là: “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”.

Nếu như đồ ăn phương Tây chú trọng giá trị dinh dưỡng, thì ẩm thực Trung Hoa còn đi về chiều sâu hơn nữa, không chỉ là cuộc khám phá vị giác thú vị mà còn là những bài thuốc để tăng cường sinh lực, cân bằng âm dương, là một phần của thuật dưỡng sinh, chữa bệnh. Chưa hết, những món ăn đã gắn với những điển tích giàu nội hàm trong văn hóa.

Và danh tiếng của người đầu bếp được tạo nên từ chân tài thực học, chứ không phải tiểu xảo chiêu trò.

Ngày 6 tháng 8 năm 2020, Trần Vĩnh Minh, quán quân ẩm thực Sơn Đông trong cuộc thi kỹ thuật nấu ăn món ăn Trung Quốc toàn thế giới lần đầu tiên do Đài truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức, đã thi triển công phu “Sợi gừng xỏ kim” và “Thái thịt trên tấm đậu phụ”.

Như thế nào? Trần Vĩnh Minh biểu diễn tuyệt nghệ thái thẳng, thái lát, thái sợi nhỏ, thái hoa, còn bịt mắt biểu diễn “thái mù”. Sau đó, anh lấy sợi gừng mình thái ra rồi luồn qua lỗ kim, tùy ý lấy một sợi rồi luồn qua lỗ kim. Anh biểu diễn thái thịt trên miếng đậu phụ, những sợi thịt thái ra kích thước đều tăm tắp, độ dày mỏng đồng đều, quả thực khiến người xem tán thán là đỉnh cao.

Trần Vĩnh Minh nói: “Khi người và dao hợp thành nhất thể, kỹ thuật sử dụng dao của bạn sẽ nâng lên đến cảnh giới không thể ngờ được”;

“Mọi người có thể nghe nói về trạng thái người và dao hợp nhất, có người bạn nói, cái mà anh nói là thứ ở tinh thần. Thực tế, tinh thần và kỹ thuật là hợp 2 trong 1, khi tinh thần của bạn và vật chất đạt được hợp thành nhất thể, khi đó kỹ thuật thao tác của bạn là nâng cao đến cảnh giới không thể ngờ tới”;

“Vào tích tắc khi dao và cái tâm của bạn hòa vào nhau, bạn có thể biết rõ lát thái mỏng thế nào, thái sợi nhỏ thế nào”;

“Nếu bạn muốn làm một đầu bếp giỏi, muốn đạt được đến một cảnh giới trong nghề đầu bếp, tâm và dao hợp nhất, người và nồi hợp nhất, đạt đến cảnh giới cao hơn như thế, thì bạn ắt phải tịnh hóa bản thân”.

Những người như Trần Vĩnh Minh lại không lấy tài năng làm phương tiện truy cầu danh lợi, cũng không phải là “con gà đẻ trứng vàng” của giới truyền thông ngày nay, nhưng dù khiêm nhường không phô trương, họ đã lưu lại một phương tiện để đối chiếu giá trị đích thực với những trò câu khách rẻ tiền, rỗng tuếch, vốn chỉ nhắm đến tâm lý hiếu kỳ của con người.

Một giới mộ điệu có gu cũng sẽ không cổ súy, một nền truyền thông lành mạnh cũng không lan truyền những thẩm mỹ lố lăng, kệch cỡm, những sản phẩm phản văn hóa; không vì tư lợi mà lăng-xê “bơm thổi” nên những cái gọi là “thánh hát”, “thánh vẽ”, “thánh rắc muối” v.v. hữu danh vô thực. Ngược lại, phải biết trân trọng và nâng đỡ những giá trị tích cực truyền thống Chân – Thiện – Mỹ.

Nếu ai ai cũng xác lập một thái độ đúng đắn như vậy để giữ đúng bổn phận, thì nền văn minh nhân loại mới có thể tồn tại và phát triển, nếu không, chỉ còn lại những thứ thấp kém, ô nhiễm như bầu không khí mà con người phải chung nhau hít thở.

Đi vào cụ thể, món bít tết đích thực và những đầu bếp tài năng sẽ biến mất, những nhân vật mang hỗn danh tương tự như “thánh rắc muối” cũng sẽ được gieo rắc vung vãi như muối hạt, và một tinh thần “trưởng giả học làm sang” sẽ trỗi dậy mà thôi.

Tags: Tiêu điểm
Chia sẻ:

Salt Bae người được mệnh danh là "thánh rắc muối" bị giới phê bình chỉ trích vì có "nhà hàng tồi tệ nhất" ở New York, Mỹ

Nusret Gökçe, tên thật của "thánh rắc muối", đầu bếp 37 tuổi nổi tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ

Nusret Gökçe, tên thật của "thánh rắc muối", đầu bếp 37 tuổi nổi tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ. Ba năm trước, anh trở nên nổi tiếng thế giới sau khi đoạn video chia sẻ khoảnh khắc người đầu bếp đẹp trai thể hiện tài nghệ rắc muối lan truyền khắp mạng xã hội.

VideoSalt Bae gây bão mạng xã hội năm 2017
Salt Bae nhanh chóng trở thành đầu bếp được nhiều nhân vật VIP khắp nơi trên thế giới lựa chọn. Từ David Beckham, tớiLeonardo Dicaprio hay Mohammed bin Zayed Al Nahyan - Thái tử của Abu Dhabi. Anh chuyên phục vụ bữa ăn và biểu diễn tài nghệ trong hàng trăm đêm tiệc của giới siêu giàu.

Thánh rắc muối cùngDavid Beckham

Anh phục vụ bữa ăn tận bàn cho tài tử Leonardo Dicaprio

Thánh rắc muối chụp hình cùng Mohammed bin Zayed Al Nahyan - Thái tử của Abu Dhabi sau bữa ăn

Salt Bae cũng thường xuyên chia sẻ những màn biểu diễn quá đỉnh trên Instagram cá nhân với hơn 26,2 triệu lượt người theo dõi.

Video: Thánh rắc muối thể hiện tài nghệ trong việc chế biến thức ăn

Món burger phục vụ trong nhà hàng củaNusret Gökçe tại Mỹ

Món burger phục vụ trong nhà hàng củaNusret Gökçe tại Mỹ

Với danh tiếng và tài năng của mình, Salt Bae mở nhiều chuỗi cửa hàng bít tết, burger trên toàn thế giới.

Tháng trước, Nusret Gökçe, đã khai trương một nhà hàng ăn ở New York, Mỹ sau một thời gian dài kinh doanh thành công ở nhiều khu vực trên thế giới.

Tuy nhiên, đáng buồn rằng, chuỗi cửa hàng của anh ở Mỹ không được đánh giá cao lại còn nhận vô vàn phàn nàn tiêu cực.

Theo tờ People, khách hàng chê trách chuỗi cửa hàng của Salt Bae phục vụ đồ ăn "tệ hại" và "không có vị gì".

Món burger phục vụ trong nhà hàng củaNusret Gökçe tại Mỹ

Scott Lynch, một chuyên gia ẩm thực nổi tiếng Mỹ thậm chí ví đồ ăn ở nhà hàng của Thánh rắc muối không khác gì thức ăn ở bệnh viện.

Scott Lynch chia sẻ: "Chiếc bánh tôi thử là đồ chay có giá 14,5 USD (hơn 300.000 đồng). Thành thật mà nói bông cải xanh trong bánh không tươi, rau diếp cá trang trí thì héo".

Robert Sietsema và Ryan Sutton, nhà phê bình ẩm thực và là biên tập tờ Eater cũng đưa ra nhiều than phiền về chiếc burger thịt bò wagyu kèm lá vàng có giá 100 USD (khoảng 2,3 triệu đồng).

Ryan Sutton cho biết: "Bánh burger thịt bò không có chuẩn vị thịt bò wagyu. Nó giống vị xúc xích, có mùi khói và ga khi bị nướng. Ngoại trừ việc mọng nước, nó chẳng giống thịt bò chút nào".

Đà Nẵng: Bắt chước 'thánh rắc muối', công an triệu tập, báo tiếng Anh đưa tin

Nguồn hình ảnh, Peter Lam Bui

Chụp lại hình ảnh,

Báo chí tiếng Anh quan tâm vụ ông Bùi Tuấn Lâm và video của ông

Hàng loạt trang báo mạng tiếng Anh trên thế giới đưa tin vụ ông Bùi Tuấn Lâm, ở Đà Nẵng, bị công an triệu tập sau khi ông đăng video nhại lại động tác đầu bếp có biệt danh Salt Bae phục vụ món bò dát vàng cho Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm.

Facebook điều tra lý do ‘bò dát vàng’ bị chặn sau bữa ăn của Bộ trưởng VN

Công an thành phố Đà Nẵng trao giấy triệu tập cho ông Bùi Tuấn Lâm, với nội dung "để làm việc cung cấp thông tin phục vụ điều tra, xử lý nguồn tin tội phạm", hôm 16/11.

Sự việc xảy ra sau khi ông Lâm, vào ngày 10/11, đăng lên Facebook cá nhân video, trong đó ông gọi mình là "thánh rắc hành", nhại lại động tác rắc muối của đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ có biệt danh Salt Bae phục vụ món bò dát vàng cho Bộ trưởng Công an Tô Lâm ở London, một sự việc trước đó gây ồn ào cho báo chí quốc tế.

Quảng cáo

Reuters là hãng tin quốc tế đầu tiên, vào ngày 17/11, đưa tin ông Bùi Tuấn Lâm bị công an triệu tập.

Ngay lập tức, hàng loạt báo tiếng Anh, từ The Guardian, Daily Mail, South China Morning Post, đã đăng lại tin của Reuters.

Ngày 18/11, trang BBC News Tiếng Anh cũng đưa tin với nội dung như sau:

"Công an Việt Nam đã triệu tập một người đàn ông sau khi anh ta diễu nhại đầu bếp bít tết người Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe, có biệt danh Salt Bae.

Salt Bae đã trở thành tin lớn ở Việt Nam sau khi có video cho thấy ông ta tự tay đút cho một quan chức hàng đầu của Việt Nam món bít tết nạm vàng.

Đoạn video đã gây ra sự phẫn nộ lớn, nhiều người nói rằng món ăn này đắt hơn tiền lương hàng tháng của bộ trưởng.

Công an Việt Nam thường xuyên triệu tập những người mà họ cho là chỉ trích Đảng Cộng sản cầm quyền.

Chụp lại video,

Bộ trưởng Tô Lâm và tiệc steak dát vàng 'vang danh' thế giới

Người bán bún bò, Bùi Tuấn Lâm đã đăng một video trên Facebook về việc anh ta đang rắc hành lá lên bát bún bò, theo phong cách có vẻ là bắt chước Gökçe.

Ông Lâm tự mô tả mình là "Thánh rắc hành" trong một bài đăng được tải lên cùng với video.

Sáu ngày sau, cảnh sát triệu tập ông Lâm.

Kể từ đó, ông Lâm đã đăng ảnh mình lên Facebook cho thấy ông bị hai công an mặc sắc phục thẩm vấn và nói rằng ông đã bị triệu tập lần thứ hai.

Trước đó, ông Gökçe đã tiếp đón Bộ trưởng Công an Đại tướng Tô Lâm tại nhà hàng Nusr-et ở London nổi tiếng sang trọng của ông.

Vào ngày 3 tháng 11, ông Gökçe đã đăng tải lên Tiktok một video quay cảnh ông tự tay chuẩn bị món bít tết trước mặt phái đoàn Việt Nam và tự tay đút cho ông Tô một miếng bít tết Tomahawk dát vàng.

Mặc dù trang web Nusr-e không ghi giá cả, nhưng món bít tết phủ vàng có giá từ 1,140 đến 2,015 đôla theo các đánh giá trên mạng. Số tiền này không bao gồm đồ uống, đồ ăn kèm hoặc 15% phí phục vụ.

Món bít tết giá cắt cổ khiến dân chúng ở Việt Nam chau mày vì lương hàng tháng của bộ trưởng là từ 600 đến 800 đôla một tháng, chưa tính phụ cấp.

Đây không phải là lần đầu tiên một quan chức bị công chúng giận dữ khi dùng bữa tại nhà hàng đắt đỏ của ông Gökçe. Vào năm 2019, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã gây ra sự phẫn nộ sau khi có hình ảnh ông và vợ đi ăn tại nhà hàng Nusr-Et ở Istanbul trong khi Venezuela đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng.

Theo Tổng cục Thống kê, người dân Việt Nam có thu nhập hàng tháng khoảng 230 USD trong năm 2021.

Việt Nam, từng là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, đã tăng trưởng kinh tế đáng kể trong hơn 30 năm qua, tuy nhiên phần lớn dân số vẫn sống dưới mức nghèo khổ."

Bản tin của BBC News tiếng Anh có thể xem tại đây.

Video liên quan

Chủ đề