Vì sao phải sử dụng phương tiện nghe nhìn trong việc dạy học đại học hiện nay

Việc dùng phương tiện dạy học sẽ đạt nhiều hiệu quả nếu như thầy cô giáo đưa ra đúng lúc và phù hợp với nội dung bài học ngày hôm đó. Nhưng bạn đã biết phương tiện dạy học là gì chưa? Hay phương pháp dạy học tích cực là gì để học sinh có thể tiếp thu bài học một cách hiệu quả. Đừng lo, Bamboo sẽ giúp bạn tìm hiểu về điều này qua bài viết dưới đây nhé.

Phương tiện dạy học là những vật dụng mà giáo viên dùng để hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình giảng dạy cho học sinh.

Còn với học sinh, phương tiện dạy học là những vật dụng để tạo điều kiện để học sinh lĩnh hội, tiếp thu tri thức một cách đầy đủ và dễ dàng hơn. PTDH được bao gồm tập hợp các khách thể vật chất, tinh thần đóng vai trò phụ trợ để giúp cho thầy – trò có thể thực hiện những mục đích, nhiệm vụ và nội dung của quá trình giáo dục – huấn luyện.

Trong lý luận dạy học, phương tiện dạy học là người dạy dùng những thiết bị để hỗ trợ trong quá trình dạy học nhằm giúp người học tiếp thu nội dung bài học một cách sâu sắc, dễ hiểu hơn. Đó là những đồ dùng thiết bị, dụng cụ trực tiếp để giảng dạy và phục vụ trong việc học tập cho nhà trường. Ví dụ: máy chiếu, tivi, vi tính, máy ảnh, loa, micro, máy móc thí nghiệm, bản đồ,…

n

Vì sao phải sử dụng phương tiện nghe nhìn trong việc dạy học đại học hiện nay

Đến nay, trong giáo dục cũng như trường học đang sử dụng những thuật ngữ khác nhau khi nói về phương tiện dạy học như: thiết bị của trường học, thiết bị dạy học, cơ sở vật chất dạy hoc, dụng cụ để học tập, tài liệu,… 

Trong đó phương tiện dạy học nó bao gồm: phòng thí nghiệm, phòng học, bàn ghế, những thiết bị kĩ thuật phục vụ các hoạt động của nhà trường như máy in, máy tính, máy photocopy, máy ảnh,…

Vì sao phải sử dụng phương tiện nghe nhìn trong việc dạy học đại học hiện nay

Đối với giáo viên: 

  • Hỗ trợ cho người dạy đảm bảo quá trình giảng dạy được thuận tiện, sinh động hơn. 
  • Giáo viên giảm được cường độ trong việc dạy học, từ đó việc giảng dạy cũng được chất lượng hơn. 

Đối với người học:

  • Phương tiện dạy học giúp người học có thêm động lực và hứng thú trong quá trình học tập.
  • Người học dễ dàng nắm nội dung bài học mà không mất nhiều thời gian.
  • Ghi nhớ lâu hơn.
  • Người học được bổ sung thêm kiến thức liên quan đến môi trường thực tiễn.

Ngoài ra, phương tiện dạy học vừa hỗ trợ giáo viên vừa giúp học sinh học tập điển hình như: 

  • Phương tiện dạy học giúp học sinh xây dựng tình huống, tạo hứng thú cho học sinh. Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng các thiết bị cho học sinh tiến hành các thí nghiệm đơn giản, nhưng mới mẻ mà trong cuộc sống học sinh chưa gặp để tạo hứng thú cho học sinh. Giáo viên có thể sử dụng những vật thật, tranh ảnh, thí nghiệm để học sinh tìm hiểu, tò mò hơn. 
  • Còn đối với những bài học không thể tiến hành thí nghiệm được giáo viên có thể sử dụng những mô hình, thao tác với mô hình để xây dựng vừa ôn lại kiến thức cũ vừa giúp học sinh hiểu sâu hơn.  
  • Khi thảo luận, phương tiện dạy học giúp cho học sinh trình bày, bảo vệ quan điểm của mình hoặc của một nhóm. Nhất là trong lúc tiếp thu kiến thức mới, phương tiện dạy học sẽ giúp cho học sinh lĩnh ngộ qua những bài thực hành, thí nghiệm, xem tranh ảnh,…

Vì sao phải sử dụng phương tiện nghe nhìn trong việc dạy học đại học hiện nay

Một số nguyên tắc khi sử dụng phương tiện dạy học như: 

  • Sử dụng đúng thiết bị dạy học vào lúc cần thiết lúc học sinh muốn nhất, đặc biệt là khi học sinh cần được quan sát hay gợi nhớ lại kiến thức,…
  • Tùy vào trình tự bài giảng, giáo viên cần đưa ra phương tiện dạy học lần lượt để tránh bày phòng học như phòng trưng bày. 
  • Các phương tiện dạy học phải được đảm bảo an toàn cho cả giáo viên và học sinh, đặc biệt không gây ảnh hưởng để làm việc và học tập của lớp bên cạnh.
  • Nội dung phải thích hợp với bài học, giáo trình hay chương trình của ngày học hôm đó cũng như khả năng tiếp thu của người học.
  • Đảm bảo trong quá trình sử dụng, vận chuyển, bảo quản một cách an toàn. 
  • Tùy vào từng phương tiện dạy học mà mức độ sử dụng chúng khác nhau, nếu dùng lặp đi lặp lại một phương tiện sẽ khiến cho học sinh nhàm chán, từ đó hiệu quả của nội dung bài giảng hôm đó sẽ giảm đi. 
  • Khi nội dung giảng dạy dùng phương tiện nghe nhìn, cần phải căn cứ các tài liệu do các thầy thuốc khoa mắt chỉ dẫn: trong 1 tuần không được sử dụng phương tiện nghe nhìn hơn 3 4 lần, và không được kéo dài  hơn 25 phút trong một buổi học. 
  • Nếu 1 phương tiện dạy học mà cần phải sử dụng nhiều lần thì giáo viên nên phân biệt khi nào thì nên đưa vào trong giờ giảng, khi nào thì dùng trong buổi ngoại khóa, giờ nghỉ hoặc trưng bày ở ký túc xá,… 

Xem thêm:

Qua bài viết này có thể bạn đã hiểu phương pháp dạy học cũng như phương pháp dạy học tích cực là gì rồi nhỉ. Hy vọng qua những thông tin này Bamboo sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức về phương pháp dạy học này một cách đủ đầy nhất.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINHNhóm 4: Ngô Văn Công BằngNguyễ n Lâm Thị Minh DiệuNgô Phi MinhTrần Minh TríPhạm Thị Trúc−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−ĐỔI MỚI PHƯƠNG TIỆN TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌCTHUỘC HỌC PHẦNGIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAMGiảng viên: Hồ Văn LiênSố thứ tự (phòng Đào tạo ghi)Tp. Hồ Chí Minh 02/2009Trang 2/15MỤC LỤCBIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 4Phần I.ĐỊNH NGHĨA PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 51. Định nghĩa phương tiện dạy học 52. Vai trò của phương tiện dạy học 53. Phân loại phương tiện dạy học 54. Yêu cầu đối với các loại phương tiện dạy học 65. Các yêu cầu chung đối với các phương tiện dạy học 6Phần II.TẠI SAO PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 8Phần III.NỘI DUNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 10Phần IV.NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 111.Những hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đại học 122.Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại NIIT – học viện chuyên đạo tào về công nghệ thông tin 13a.Giới thiệu về NIIT 13b. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy & học của NIIT 15c.Nhận xét 15Trang 3/15BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓMBảng phân công công việcSTT. Tên công việc Người làmNhận xét 1 Định nghĩa phương tiện Ngô Phi Minh A2 Tại sao phải đổi mới PT Phạm Thị Trúc A3 Nội dung đổi mớiNgô Văn Công BằngTrần Minh TríB4Những nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới PTNguyễn Lâm Thị Minh Diệu ATrang 4/15Phần I. ĐỊNH NGHĨA PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Định nghĩa phương tiện dạy học- Phương tiện dạy học, theo từ điển, “một vật thể hay một tập hợp các vật thể mà giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật,…hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết”.- Phương tiện dạy học, theo Nguyễn Ngọc Quang, "bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo".2. Vai trò của phương tiện dạy họcTrong nghiên cứu về giáo dục học có một kết luận quan trọng: "Tính trực quan là tính chất có tính qui luật của quá trình nhận thức khoa học". Do đó, khi dạy các môn học, đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên, cần chú ý đến hai vấn đề chủ yếu sau:- Học sinh tri giác trực tiếp các đối tượng. - Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tri giác không phải bản thân đối tượng nghiên cứu mà tri giác những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ phản ảnh một bộ phận nào đó của đối tượng.Phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học, phương tiện dạy học góp phần nâng cao hiệu suất lao động của thầy và trò:- Giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.- Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.- Phương tiện dạy học còn giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy )- Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của các em được thuận lợi và có hiệu suất cao.3. Phân loại phương tiện dạy họcChúng ta có thể phân loại phương tiện dạy học theo ba hướng sau đây:a) Dựa vào cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của phương tiện. Phương tiện dạy học có thể được phân làm hai phần: phần cứng và phần mềm.- Phần cứng bao gồm các phương tiện được cấu tạo trên cơ sở các nguyên lý thiết kế về cơ, điện, điện tử theo yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng: Các máy chiếu (phim, ảnh, xi nê), radio, ti vi, máy dạy học, máy tính điện tử, máy phát thanh và truyền hình Trang 5/15- Phần mềm là những phương tiện trong đó sử dụng các nguyên lý sư phạm, tâm lý, KHKT để xây dựng nên cho học sinh một khối lượng kiến thức hay cải thiện hành vi ứng xử cho học sinh: chương trình môn học, báo chí, sách vở, tạp chí, tài liệu giáo khoa b) Dựa vào mục đích sử dụng chia thành hai loại:  Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học:- Máy chiếu (truyền xạ, phản xạ), máy chiếu phim dương bản, máy chiếu phim, máy ghi âm, máy quay đĩa, máy thu hình, máy dạy học, máy tính điện tử, máy quay phim - Các tài liệu in (sách giáo khoa, sách chuyên môn, các tài liệu chép tay, sổ tay tra cứu, sách bài tập, chương trình môn học )- Các phương tiện mang tin thính giác, thị giác và hỗn hợp (băng ghi âm, đĩa ghi âm, các chương trình phát thanh, tranh vẽ, biểu bảng, bản đồ, đồ thị, ảnh, phim dương bản, phim cuộn, buổi truyền hình )- Các vật mẫu, mô hình, tranh lắp ghép, phương tiện và vật liệu thí nghiệm, máy luyện tập, các phương tiện sản xuất  Phương tiện hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy: - Phương tiện hỗ trợ: Bảng viết, các giá di động hoặc cố định, bàn thí nghiệm, thiết bị điều khiển âm thanh, ánh sáng - Phương tiện điều khiển: sổ sách, tài liệu ghi chép về tiến trình học tập, về thành tích học tập của học sinh. c) Dựa vào cấu tạo của phương tiện có thể phân các loại phương tiện dạy học thành hai loại: - Các phương tiện dạy học truyền thống: bảng, đồ thị, ảnh, sách giáo khoa,…- Các phương tiện nghe nhìn hiện đại: Máy chiếu (truyền xạ, phản xạ), máy chiếu phim dương bản, máy chiếu phim, máy ghi âm, máy quay đĩa, máy thu hình, máy dạy học, máy tính điện tử, máy quay phim 4. Yêu cầu đối với các loại phương tiện dạy họcTrong công việc giảng dạy giáo viên không những chỉ lắp ráp, sử dụng các phương tiện dạy học có sẵn mà đôi khi cũng cần phải tự làm lấy các phương tiện phục vụ cho nhu cầu giảng dạy của mình. Do đó, người giáo viên cần phải nắm được các yêu cầu chung và riêng của từng loại phương tiện dạy học.Để đánh giá chất lượng của các loại phương tiện dạy học ta thường dựa vào các chỉ tiêu chính: tính khoa học sư phạm, tính nhân trắc học, tính thẩm mỹ, tính khoa học kỹ thuật và tính kinh tế.5. Các yêu cầu chung đối với các phương tiện dạy học Tính khoa học sư phạmTính khoa học sư phạm là một chỉ tiêu chính về chất lương phương tiện dạy học. Chỉ tiêu này đặc trưng cho sự liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và giáo dục, nội dung phương pháp dạy học với cấu tạo và nội dung của phương tiện. Tính khoa học sư phạm thể hiện ở chỗ:Trang 6/15- Phương tiện dạy học phải bảo đảm cho học sinh tiếp thu được kiến thức, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học, giúp cho giáo viên truyền đạt một cách thuận lợi các kiến thức phức tạp, kỹ xảo tay nghề làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic.- Nội dung cà cấu tạo của phương tiện dạy học phải bảo đảm các đặc trưng của việc dạy lý thuyết và thực hành cũng như các nguyên lý sư phạm cơ bản.- Phương tiện dạy học phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu năng động của học sinh.- Các phương tiện dạy học hợp thành một bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức trong đó mỗi cái phải có vai trò và chỗ đứng riêng.Phương tiện dạy học phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các hình thái tổ chức dạy học tiên tiến. Tính nhân trắc họcThể hiện ở sự phù hợp của các phương tiện dạy học với tiêu chuẩn tâm sinh lý của giáo viên và học sinh, gây được sự hứng thú cho học sinh và thích ứng với công việc sư phạm của thầy và trò. Cụ thể là:- Phương tiện dạy học dùng để biểu diễn trước học sinh phải được nhìn rõ ở khoảng cách 8m. Các phương tiện dạy học dùng cho cá nhân học sinh không được chiếm nhiều chỗ trên bàn học.- Phương tiện dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.- Màu sắc phải sáng sủa, hài hòa và giống với màu sắc của vật thật (nếu là mô hình, tranh vẽ)- Bảo đảm các yêu cầu về độ an toàn và không gây độc hại cho thầy và trò. Tính thẩm mỹCác phương tiện dạy học phải phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức môi trường sư phạm. - Phương tiện dạy học phải bảo đảm tỉ lệ cân xứng, hài hòa về đường nét và hình khối giống như các công trình nghệ thuật.- Phương tiện dạy học phải làm cho thầy trò thích thú khi sử dụng, kích thích tình yêu nghề, làm cho học sinh nâng cao cảm thụ chân, thiện, mỹ.  Tính khoa học kỹ thuậtCác phương tiện dạy học phải có cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển, chắc chắn, có khối lượng và kích thước phù hợp, công nghệ chế tạo hợp lý và phải áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới.- Phương tiện dạy học phải được bảo đảm về tuổi thọ và độ vững chắc.- Phương tiện dạy học phải được áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất nếu có thể- Phương tiện dạy học phải có kết cấu thuận lợi cho việc chuyên chở và bảo quản.Trang 7/15 Tính kinh tếTính kinh tế là một chỉ tiêu quan trong khi lập luận chứng chế tạo mới hay đưa vào sử dụng các thiết bị dạy học mẫu.- Nội dung và đặc tính kết cấu của phương tiện dạy học phải được tính toán để với một số lượng ít, chi phí nhỏ vẫn bảo đảm hiệu quả cao nhất.- Phương tiện dạy học phải có tuổi thọ cao và chi phí bảo quản thấp.Phần II. TẠI SAO PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC  Ưu điểm nổi bật của các phương tiện dạy học hiện đại so với các phương tiện truyền thống:1) Các phương tiện nghe nhìn phục vụ cho việc giảng dạy hiện nay rất đa dạng như máy chiếu qua đầu (overhead), video, máy thu thanh (cassette player), phần mềm powerpoint và các phần mềm trình diễn, hệ thống nghe nhìn, phòng lab, đĩa CD (laser disks), băng video (video tapes), máy quay camera (video camera), máy quay video kỹ thuật số (digital camera), máy vi tính (desktop computer) và máy vi tính xách tay (laptop).… Các phương tiện này đã góp phần làm cho bài giảng sinh động, tạo nên sự hứng thú và tập trung theo dõi của người học, giảm nhẹ sức lao động của giảng viên trong quá trình giảng dạyViệc sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong giảng dạy giúp cho người học có hứng thú, dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ qua đó giúp người dạy chuyển tải nội dung đến người học một cách có hiệu quả nhất. Trên cơ sở khai thác triệt để thế mạnh các phương tiện nghe nhìn như hiệu ứng màu sắc, âm thanh, hình ảnh động giảng viên có thể giới thiệu các khái niệm, diễn giải một quá trình, đặt các câu hỏi… bằng những minh họa trực quan làm cho bài giảng bớt trừu tượng. Để tiếp thu một vấn đề sẽ rất hiệu quả nếu người học vừa được nghe, được nhìn và được suy nghĩ theo logic. Do vậy, khi giảng viên có khả năng làm chủ chuyên môn thì phương tiện nghe nhìn sẽ có tác dụng hỗ trợ giảng dạy rất tốt. Với các trợ giúp này giảng viên dễ dàng nhấn mạnh các điểm chính của bài giảng cũng như giúp duy trì bài giảng một cách hứng thú và lôi cuốn người học. Sử dụng thành thạo phương tiện nghe nhìn tạo cho giảng viên cơ hội chuẩn bị trước bài giảng tốt hơn, thể hiện được sự logic và tính sáng tạo của mình.2) Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile, SketchPad/Geomaster SketchPad, Maple/Mathenatica, ChemWin, LessonEditor/VioLet … hệ thống WWW, Elearning và các phần mền đóng gói, tiện ích khác. Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm Trang 8/15dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. 3) Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. Từ những ưu điểm nổi bật của các phương tiện dạy học hiện đại so với các phương tiện truyền thống chỉ ra cho ta thấy việc thay đổi phương tiện dạy học để phục vụ cho phương pháp dạy học hiện đại ngày nay là hết sức cần thiết. Để từ đó, đạt được mục tiêu cuối cùng của việc dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.Một danh nhân đã nói rằng: “Điều được nghe tôi dễ quên. Điều được thấy tôi dễ nhớ. Điều được làm dễ ghi tâm”. Còn các chuyên gia của Hiệp hội Nghe nhìn Quốc tế cho biết: Khi nghe, con người sẽ tiếp nhận và chỉ lưu giữ được 10-30% nội dung thông tin; hoặc 20-40% khi chỉ nhìn, nhưng hiệu quả sẽ đạt tới 60 - 80% nếu kết hợp cả hai chức năng trên. Từ căn cứ khoa học và thực tiễn trên, chúng ta nhận thấy việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục là tất yếu, xuất phát từ đòi hỏi của thực tế khách quan và sự hội nhập trong xu thế phát triển toàn cầu hoá. Phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống (thầy đọc trò chép) không mang lại hiệu quả cho cả người học và người dạy; không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Nhưng việc đổi mới phương pháp chỉ có hiệu quả và tác động tích cực khi giảng viên có kiến thức chuyên môn vững vàng và được trang bị những kỹ năng cần thiết về khả năng thuyết trình, hiểu biết và sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy như tin học, các trang thiết bị nghe nhìn và biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Trang 9/15Phần III. NỘI DUNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC ĐẠI HỌCNhững thành tựu của CNTT đã góp phần rất quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin mang tính chất toàn cầu. Công nghệ thông tin cũng thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đổi mới trong giáo dục, tạo ra công nghệ giáo dục với nhiều thành tựu rực rỡ, bao gồm: Công nghệ dạy và học: CNTT làm thay đổi nội dung, hình thức và phương pháp dạy học một cách phong phú. Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Mối giao lưu giữa người và máy đã trở thành tương tác hai chiều với các phương tiện đa truyền thông (multimedia) như âm thanh, hình ảnh, video, mà đỉnh cao là e-learning (học trực tuyến qua mạng Internet). Công nghệ quản lý giáo dục: làm thay đổi phương thức điều hành và quản lý giáo dục, hỗ trợ công cuộc cải cách hành chính để quản lý các hoạt động giáo dục và đào tạo hiệu quả hơn. Ở đây chỉ xin nói đến Đổi mới phương tiện giáo dục trong việc dạy và học - Các phương tiện dạy học truyền thống: bảng, đồ thị, ảnh, sách giáo khoa,…- Các phương tiện nghe nhìn hiện đại: Máy chiếu (truyền xạ, phản xạ), máy chiếu phim dương bản, máy chiếu phim, máy ghi âm, máy quay đĩa, máy thu hình, máy dạy học, máy tính điện tử, máy quay phim Phòng học trang bị các phương tiện như: bảng trắng, bút viết, máy chiếu, máy tính có kết nối InternetGiảng viên soạn các bài giảng điện tử, sử dụng máy tính, máy chiếu để tương tác với sinh viên. Tuỳ theo môn học phòng học có thể trang bị thêm máy quay phim, máy ảnh kỹ thuật số,…Ví dụ: quay phim lại thao tác, tiến trình thực hiện để phân tích đánh giá rút kinh nghiệm, dùng máy ảnh kỹ thuật số để chụp tư liệu.Tạo môi trường thuận lợi cho việc tự học của sinh viên : - Phủ sóng wifi trong khuôn viên trường để sinh viên, giảng viên dễ dàng kết nối Internet. - Thư viện trường phải đủ tài liệu tham khảo, bộ sưu tập thư viện số, kho dữ liệu chuyên ngành … Tạo website để sinh viên xem trước nội dung bài giảng, trao đổi thông tin, kinh nghiệm học tậpSử dụng webcam, chat, mail để giảng viên và sinh viên có thể trao đổi từ xa, thực hiện việc cố vấn học tập onlineMột số ngành học cần tạo cơ hội cho sinh viên được thực tập, trải nghiệm: phòng thực hành, phòng thí nghiệmTrang 10/15Khi nói tới phương tiện dạy học, cần nói tới kỹ năng sử dụng và kết hợp các phương tiện này, nếu có nhiều phương tiện dạy học và kỹ năng kết hợp tốt thì có càng nhiều tình huống cho sinh viên hoạt động hiệu quả. Ví dụ: nếu khéo kết hợp PowerPoint với các phần mềm khác (Cabri Geometry, GraphSigh, ) ta có thể tạo ra các tình huống sư phạm tốt để sinh viên hoạt động,Phần IV. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC(Người viết: Nguyễn Lâm Thị Minh Diệu)Phần này tôi chú trọng bàn vào vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đại học.Chúng ta đang ở giao đoạn hội nhập WTO, ứng dụng công nghệ tin học vào trường học qua các Bài giảng điện tử, đề thi trắc nghiệm nhanh, phần mềm tự học, dạy học e-Learning, e-books online sau một quá trình thử nghiệm vừa qua đã chứng minh rõ ràng tính ưu việt của các phương tiện giáo dục tích cực Ngày hội Ứng dụng CNTT vào Giáo dục được tổ chức nhiều nơi cho Kết quả khả quan về tính thực tiễn đổi mới PPDH có ứng dụng CNTH sẽ nâng cao chất lượng, hơn hẳn lối dạy học truyền thống cổ xưa. Do đó việc ứng dụng CNTT là tất yếu trong giáo dục đại học hiện nay.Tuy nhiên vẫn có những hạn chế, trở ngại mà chúng ta cần quan tâm khi ứng dụng CNTT vào giáo dục đại học.Một số hình ành cho thấy việc cải cách trong sử dụng phương tiện dạy học qua các giai đoạn lịch sử- Dùng đèn chiếu & phim nhựaTrang 11/15- Dùng máy chiếu- Dùng máy vi tính và máy chiếuPhần sau đây tôi sẽ trình bày hai vấn đề- Những hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đại học- Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại NIIT – học viện công nghệ thông tin nơi tôi đang công tác1. Những hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đại học Chi phí caoTrang 12/15- Trang bị phương tiện hiện đại đòi hỏi chi phí đầu tư cao. Chi phí bao gồm chi phí mua trang thiết bị, chi phí duy trì, chi phí bảo trì, sửa chữa khi có hư hỏng.- Chi phí thuê nhân sự để quản lý phương tiện. Ví dụ, trang bị phòng máy phải có thêm nhân viên chuyên trách quản lý phòng máy.- Chi phí đào tạo để sử dụng phương tiện. Trình độ người sử dụng phương tiện- Một số khoa khác trong trường đại học, không phải chuyên về công nghệ thông tin, các giảng viên không quen sử dụng máy tính, máy chiếu,… Đặc biệt các giảng viên có tuổi, có thói quen viết bảng, còn xa lạ với công nghệ thông tin thì khi trang bị phương tiện hiện đại thì một phần do thói quen, một phần do trình độ tin học chưa cao dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả phương tiện trong giảng dạy. Trang bị phương tiện không đúng với nhu cầu sử dụng- Vấn đề này là do trình độ người chịu trách nhiệm mua phương tiện. Khi mua phải tính đến thời gian cần sử dụng phương tiện, chi phí, mua loại phương tiện nào.- Vẫn còn tình trạng trang bị phương tiện mà không sử dụng hết công suất của chúng, hoặc không thể sử dụng được. Lãng phí trong việc sử dụng phương tiện- Tình trạng trang bị phương tiện mà không sử dụng hết công suất của chúng, hoặc không thể sử dụng được là một sự lãng phí.- Nếu không có kế hoạch bảo trì tốt thì máy móc dễ hư hỏng. Đối với phòng máy vi tính thì phải có máy lạnh, thông thoáng. Định kỳ kiểm tra máy, quét virus, cài đặt các phần mềm bảo vệ,…- Ý thức bảo vệ phương tiện.  Sinh viên của chúng ta có sử dụng CNTT hiệu quả chưa?- Theo tôi là chưa, phòng máy tại các trường đại học là nơi sinh viên vào tự học, tìm tài liệu trực tuyến. Nhưng đa số sinh viên vẫn dùng đó như là nơi check mail, chat, chơi game, …- Phương tiện bản chất chỉ là công cụ. Giảng viên phải biết các kích thích, hướng dẫn các sinh viên sử dụng nó để phục vụ việc học của mình2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại NIIT – học viện chuyên đạo tào về công nghệ thông tina. Giới thiệu về NIIT- NIIT là học viện tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tư nhân về CNTT ở Ấn Độ cách đây 28 năm, và được mọi người tín nhiệm với tỉ lệ cứ 3 chuyên viên IT ở Ấn Độ thì có 1 là được đào tạo bởi NIIT thông qua mạng lưới giáo dục rộng khắp ở Ấn Độ và hơn 40 quốc gia khác. ĐÔI NÉT VỀ NIITTrang 13/15- Được thành lập năm 1981 tại Ấn Độ, đến nay NIIT trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực đào tạo và giải pháp công nghệ thông tin. Hiện nay, NIIT có mặt tại hơn 44 quốc gia, cung cấ các giải pháp đào tạo, phần mềm và giải pháp tri thức cho các tổ chức, các tập đoàn đa quốc gia như Worldbank, Citigroup, Bristish Airways, Ford Motors, IBM, Microsoft…- Tại Châu Á, NIIT là Học viện đầu tiên và duy nhất trong 5 năm liên tiếp được IDC xếp hạng một trong 20 Học viện Đào tạo Công nghệ thông tin hàng đầu thế giới (IDC 2001 – 2004). NIIT cũng được đưa vào danh sách “500 Superbrands” (Nhãn hiệu mạnh) do Hội đồng Superbrands bình chọn từ năm 2003. THÀNH TỰU NỔI BẬT- Một trong “20 Học viện CNTT hàng đầu thế giới” (IDC 2001 – 2007) - Học viện CNTT Số 1 tại Ấn Độ và Châu Á (Computer Today 2001 – 2007) - Sự lựa chọn Đầu tiên của Nhà tuyển dụng “First Choice of Recruiters” (Data Quest)- Được bình chọn là 01 trong 05 đơn vị đào tạo CNTT hàng đầu Việt Nam năm 2008- Năm 2009, lần thứ 04 liên tiếp NIIT đạt danh hiệu cúp vàng CNTT và 02 năm liền đạt danh hiệu Đơn vị Đào tạo CNTT hàng đầu.Trang 14/15b. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy & học của NIIT- NIIT sử dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến LACC, đề cao thực nghiệm và ứng dụng, chú trọng mối tương tác giữa giảng viên & sinh viên nhằm phát huy tối đa khả năng của mỗi người học. - Các chương trình đào tạo của NIIT không tách rời lý thuyết và thực hành. Song song với việc học lý thuyết, học viên sẽ có cơ hội thực hành ngay tại lớp nhằm củng cố các kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng thực tế. - Tại NIIT, các phòng học đều đựơc trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết phục vụ cho các em học tập và nghiên cứu. Mỗi phòng tối đa 20 máy (Một lớp học tối đa 20 sinh viên). Cấu hình tối thiểu là CPU Pentium Dual core 2.0 GHz, 1GB RAM, màn hình LCD 15’ hoặc 17’. Các máy được cài đặt sẵn các phần mềm phục vụ chương trình học của sinh viên.- Mỗi sinh viên được học trên 1 máy nối mạng Internet và thực hành ngay sau mỗi bài giảng. Ngoài các buổi học, các bạn có thể đăng ký với bộ phận Tư vấn lịch thực hành ngoài giờ.- Giảng viên giảng dạy bằng giáo án điện tử, bài giảng có thể chiếu qua máy chiếu hoặc dùng phần mềm NetOp để đưa đến tất cả các máy của sinh viên.- Ngoài ra NIIT có trang web www.netvarsity.com - Cổng đào tạo trực tuyến ốt nhất “Best e-Learning Portal” (Digital Web Awards 2001 – 2002, 2006 - 2007). Ở đây sinh viên có thể tự học, trao dồi kiến thức trong lĩnh vực CNTT- NIIT thường xuyên tổ chức các buổi Tech Chat cho học viên gặp gỡ trực tuyến với các chuyên gia Ấn Độ, giải đáp các thắc mắc về chuyên môn. c. Nhận xét- Vì đặc thù của NIIT là đào tạo chuyên viên công nghệ thông tin lại là chương trình của Ấn Độ, nên cơ sở hạ tầng được đầu tư rất tốt. Hạn chế của việc triển khai này bao gồm- Chi phí cao: học phí của học viên NIIT rất cao, trung bình 100USD/tháng.- Sinh viên chưa tận dụng hết các chương trình học của NIIT nhất là các trang web học trực tuyến, các buổi Tech Chat.Trang 15/15