Vì sao ngành ngoại thương nước ta phát triển mạnh trong những năm gần đây

Câu 4: Trang 139 – sgk địa lí 12

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hình 31.5 và sơ đồ sau, hãy trình bày về tài nguyên du lịch của nước ta?

Xem lời giải

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁĐỀ CHÍNH THỨCKÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNHNăm học: 2013 – 2014Môn thi: Địa líLớp 12 – THPTNgày thi: 20/03/2014Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu.Câu I (6,0 điểm):1. Trình bày đặc điểm của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Vì sao vào mùa hạ vùng Bắc Trung Bộ ở nước ta xuất hiện hoạt động của gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào)?2. Con người là nguồn lực quan trọng bậc nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Em hãy: Trình bày đặc điểm dân số và phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân số đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Vì sao gia tăng dân số nước ta hiện nay giảm, nhưng qui mô dân số vẫn tiếp tục tăng?Câu II ( 8,0 điểm):1. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Em hãy:a. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta.b. Giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước? 2. Du lịch là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng của nước ta. Em hãy:a. Chứng minh tài nguyên du lịch nước ta phong phú và đa dạng.b. Vì sao ngành du lịch nước ta chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỷ 90 (thế kỷ XX) cho đến nay?Câu III (6,0 điểm):Cho bảng số liệu sau:Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của nước tagiai đoạn 1988 - 2007. (Đơn vị: triệu Rúp-USD)Năm 1988 1992 1999 2002 2005 2007Tổng giá trị xuất nhập khẩu 3.795,1 5.121,4 23.283,5 35.830,0 69.104,0 111.326,1Giá trị xuất khẩu 1.038,4 2.580,7 11.541,4 16.530,0 32.223,0 48.561,4Giá trị nhập khẩu 2.756,7 2.540,7 11.742,1 19.300,0 36.881,0 62.764,7Em hãy:1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển hoạt động ngoại thương ở nước ta giai đoạn 1988 - 2007.2. Nhận xét về hoạt động ngoại thương ở nước ta giai đoạn 1988 - 2007 và cho biết vì sao trong những năm gần đây hoạt động ngoại thương ở nước ta phát triển nhanh? Hết Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục từ 2009 đến nay.Số báo danh…………………….SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁĐỀ CHÍNH THỨCHƯỚNG DẪN CHẤMKÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNHNăm học: 2013 – 2014Môn thi: Địa líLớp 12 – THPTNgày thi: 20/03/2014 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Hướng dẫn chấm có 04 trang, gồm 03 câuCâu Ý Nội dung ĐiểmI 6,01 3,0a Đặc điểm của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: 2,5*Giới hạn: Từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.* Đặc điểm:- Địa hình:+ Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với dải đồng bằng thu hẹp.+ Là miền duy nhất ở nước ta có đầy đủ ba đai cao.+ Địa hình núi chiếm ưu thế, trong vùng có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo + Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp; nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển.- Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ), với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.- Rừng: Còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ sau Tây Nguyên).- Khoáng sản: có sắt, crôm, ti tan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng - Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xảy ra trong miền.0,250,50,250,250,250,50,250,25b Vào mùa hạ ở vùng Bắc Trung Bộ nước ta xuất hiện hoạt động của gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào) do: 0,5- Hoạt động của gió mùa Tây Nam vào nửa đầu mùa hạ.- Tác động của địa hình. 0,250,252 3,0a Trình bày đặc điểm của dân số nước ta: 1,5- Dân số đông: năm 2005 là 84.156 nghìn người, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 13 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.- Nhiều thành phần dân tộc: Có 54 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 86,2%, các dân tộc khác chiếm 13,8% dân số. - Dân số nước ta tăng nhanh: mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người. Tuy nhiên, do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên thời gian qua mức gia tăng dân số có giảm nhưng còn chậm.- Dân số nước ta thuộc loại trẻ, nhưng đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:+ Tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động và trong độ tuổi lao động vẫn cao (dẫn chứng).+ Tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động đang giảm dần; tỉ lệ dân số trên độ tuổi lao động đang tăng dần (dẫn chứng).0,250,250,250,250,250,25b Ảnh hưởng của đặc điểm dân số đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội :1,5- Tích cực: + Dân số đông, tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi cho phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động và có khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.+ Nhiều thành phần dân tộc, các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.- Tiêu cực: + Dân số đông, tăng nhanh là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội: nền kinh tế phát triển chậm, khó nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, giải quyết việc làm + Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc ở nước ta còn có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp.* Gia tăng dân số nước ta hiện nay giảm, nhưng qui mô dân số vẫn tiếp tục tăng vì:- Dân số nước ta đông.- Cơ cấu dân số nước ta trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ hiện nay chiếm tỉ lệ cao.0,250,250,250,250,250,25II 8,01 4,0a Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta: 2,5- Trên cả nước, nổi lên các vùng kinh tế phát triển năng động nhất như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng này cùng các trung tâm kinh tế lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu lãnh thổ kinh tế của đất nước.- Ba vùng kinh tế trọng điểm đã được hình thành và phát triển, có tầm quan trọng nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. + Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (7 tỉnh, thành phố).+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (5 tỉnh, thành phố).+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (9 tỉnh, thành phố).- Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp sản xuất hàng hoá như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ chuyên trồng, chế biến cây công nghiệp; Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng chuyên môn hoá sản xuất lương thực, thực phẩm.- Trong công nghiệp: nhiều khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao ra đời đã đem lại sức sống không chỉ riêng cho ngành công nghiệp mà cho cả nền kinh tế Việt Nam.0,50,250,250,250,250,50,5b. Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất của nước ta vì: 1,5- Có vị trí địa lí thuận lợi: + Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Giáp với Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ là những vùng giàu tiềm năng về khoáng sản, nông sản và thủy sản vừa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồng thời vừa là thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp của Đông Nam Bộ.+ Giáp Biển Đông lại gần với các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á; có đầu mối giao thông vận tải phát triển hàng đầu cả nước thuận lợi phát triển các mối quan hệ trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước.- Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú (dầu mỏ, khí đốt với trữ lượng lớn; đất, nước, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp ) tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào cho công nghiệp phát triển.0,250,250,25- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhất so với các vùng khác trong cả nước. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp vào loại lớn nhất cả nước.- Tập trung đội ngũ lao động tay nghề cao; sớm làm quen với nền kinh tế thị trường; có sự tích tụ lớn về vốn và kỹ thuật.- Có đường lối phát triển năng động; thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế. 0,250,250,252 4,0a Tài nguyên du lịch của nước ta phong phú và đa dạng. 3,0* Tài nguyên du lịch tự nhiên:- Địa hình:+ Địa hình đa dạng, bao gồm cả đồng bằng, đồi núi và hải đảo tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Cả nước có hơn 200 hang động cacxtơ, tiêu biểu như: vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng.+ Địa hình bờ biển: Với chiều dài 3260 km, nước ta có khoảng 125 bãi biển đẹp trải dài từ Trà Cổ (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng tạo thuận lợi trong thu hút du khách.- Tài nguyên nước phong phú:+ Các hệ thống sông, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đã trở thành các điểm tham quan du lịch (dẫn chứng).+ Nước ta có vài trăm nguồn nước khoáng thiên nhiên có sức thu hút cao đối với du khách (dẫn chứng).- Tài nguyên sinh vật phong phú với hơn 30 vườn quốc gia và nhiều loài động vật hoang dã, thủy hải sản. Nhiều vườn quốc gia trở thành điểm du lịch hấp dẫn (dẫn chứng).* Tài nguyên du lịch nhân văn:- Di tích văn hoá, lịch sử là tài nguyên nhân văn có giá trị hàng đầu đối với phát triển du lịch:+ Nước ta có khoảng 4 vạn di tích (trong đó có 2,6 nghìn di tích được xếp hạng).+ Cả nước có hàng chục di sản văn hoá thế giới như phố cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ - Nước ta có nhiều lễ hội, lễ hội diễn ra quanh năm ở khắp nơi nhưng tập trung vào mùa xuân. Tiêu biểu như: lễ hội chùa Hương, lễ hội Đền Hùng - Ngoài ra còn các loại tài nguyên du lịch khác như: phong tục tập quán, ẩm thực, làng nghề thủ công 0,250,250,250,250,250,250,250,250,250,250,250,25b Ngành du lịch nước ta chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỷ 90 (thế kỷ XX) cho đến nay vì:1,0- Chính sách đổi mới của nhà nước.- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.- Chất lượng cuộc sống của dân cư tăng.- Nâng cao trình độ quản lí, trình độ chuyên môn trong ngành du lịch.0,250,250,250,25III 6,01 Vẽ biểu đồ 3,0- Vẽ biểu đồ cột chồng giá trị tuyệt đối.- Yêu cầu: đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ.- Lưu ý:+ Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm.+ Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu.2 Nhận xét và giải thích tình hình phát triển hoạt động ngoại thương ở nước ta giai đoạn 1988 - 2007. 3,0a Nhận xét: 2,0 Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1988 - 2007 đều tăng nhưng mức tăng khác nhau:- Tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta tăng liên tục và tăng nhanh: từ 3.795,1 triệu Rúp - USD lên 111.326,1 triệu Rúp - USD, tăng gấp 29,3 lần.- Giá trị xuất khẩu tăng rất nhanh: từ 1.038,4 triệu Rúp-USD lên 48.561,4 triệu Rúp-USD, tăng gấp 46,8 lần. - Giá trị nhập khẩu tăng chậm hơn giá trị xuất khẩu, từ 2.756,7 triệu Rúp-USD lên 62.764,7 triệu Rúp - USD, tăng gấp 22,8 lần.- Cán cân xuất nhập khẩu luôn âm, điều này cho thấy nước ta luôn là nước nhập siêu. Tuy nhiên, cán cân xuất nhập khẩu đang dần tiến tới cân đối. Riêng năm 1992, giá trị xuất khẩu nước ta cao hơn giá trị nhập khẩu và lần đầu tiên nước ta xuất siêu: giá trị xuất siêu đạt 40 triệu Rúp - USD.- Cơ cấu xuất nhập khẩu cũng có sự thay đổi. Trong cả giai đoạn tỉ lệ xuất nhập khẩu luôn biến động nhưng nhìn chung tỉ lệ xuất khẩu tăng và tỉ lệ nhập khẩu giảm: Từ 1988 - 2007, tỉ lệ xuất khẩu tăng từ 27,4% lên 43,6%; tỉ lệ nhập khẩu giảm từ 72,6% xuống còn 56,4%.0,250,250,250,250,50,5b Trong những năm gần đây hoạt động ngoại thương nước ta phát triển nhanh vì:1,0- Chính sách đổi mới của nhà nước; mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp, các địa phương. Xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hoạch toán kinh doanh.- Tăng cường sự quản lí của nhà nước bằng pháp luật.- Thị trường ngày càng được mở rộng theo hướng đa phương hoá.-Việt Nam là thành viên của WTO (năm 2007). Đây là thời cơ nhưng đồng thời cũng là thách thức của nước ta.0,250,250,250,25Tổng Câu I + Câu II + Câu III 20,0