Vì sao lợi ích kinh tế là mục đích của đàm phán kinh doanh

1. Mở đầu vấn đề

Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.

Từ khi xuất hiện, chính trị ảnh hưởng tới quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại. Trước khi chính trị học ra đời với tư cách là một khoa học (political science) nghiên cứu chính trị như một chỉnh thể, có đối tượng, phương pháp, khái niệm, phạm trù..., đã có các quan niệm, quan điểm, thậm chí tư tưởng, học thuyết của các học giả khác nhau bàn về các khía cạnh của chính trị.

Với lợi ích của nhận thức trên, sự tiến bộ được tạo ra rất dễ bị nhầm lẫn. Trong khuôn khổ GATT, hai (hoặc nhiều) nước đàm phán với nhau để cắt giảm thuế quan trên cơ sở có đi có lại và dẫn đến mở rộng các hiệp định cắt giảm thuế với tất cả các bên tham gia GATT (nguyên tắc tối huệ quốc). Thuế quan đối với sự chu chuyển thương mại dễ theo dõi và so sánh. Các nhà ngoại giao có thể dự báo giá trị của “nhượng bộ thuế quan’’. Hạn ngạch cũng có thể bị cắt giảm theo “biểu thuế tương đương”. Các nhà đàm phán phát triển kỹ năng trong việc đạt tới “những nhượng bộ tương đương”, cho phép họ trình bày hiệp định đã đạt được trong vòng đàm phán với quốc hội trong nước, và sự tuân thủ hiệp định này đơn giản chỉ là để giám sất. Tất cả những vấn đề này là quan trọng để khắc phục các yếu tố chính trị đang chống lại tự do hoá thương mại. Hai trong các yếu tố đó gây ra sự chậm trễ và khó khăn của quá trình giám sát các rào cản thương mại

Đối với sự xuất hiện của chính trị trong lịch sử nhân loại: Chính trị ra đời gắn liền với sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước. Sự xuất hiện đó lại liên quan chặt chẽ đến vấn đề tư hữu tư liệu sản xuất - tư hữu những của cải dư thừa của xã hội- cũng tức là liên quan đến hoạt động kinh tế. Để bảo vệ cho sự tư hữu về tư liệu sản xuất đó, những tầng lớp "trên" của xã hội đã tổ chức ra nhà nước nhằm mục đích cưỡng chế các giai tầng xã hội khác. Như vậy chính trị xuất hiện trong lịch sử xuất phát từ kinh tế.

Xét trên góc độ lợi ích: Chủ nghĩa Mac-Lenin khẳng định chính trị chính là lợi ích, là quan hệ giữa các giai cấp trong việc phân chia lợi ích. Như vậy chính trị chính là sự biểu hiện tập trung của kinh tế.

Xét trên quan điểm về các hình thái kinh tế, xã hội: Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng, bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, các đảng phái xuất hiện khi xã hội phân chia thành các giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế. Như vậy, chính Cơ sở hạ tầng kinh tế là yếu tố quyết định đến sự hình thành các quan điểm và các thiết chế chính trị.

2. Hệ thống quốc tế đối với việc tháo dỡ các rào cản thương mại

Rào cản thương mại (Trade barriers) là những hạn chế đối với thương mại quốc tế do Chính phủ áp đặt.

Rào cản thương mại được thiết lập để áp thêm chi phí hoặc giới hạn đối với hàng nhập khẩu hay xuất khẩu để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước. Những chi phí bổ sung hoặc sự khan hiếm tăng dẫn đến giá sản phẩm nhập khẩu cao hơn và do đó làm cho hàng hóa và dịch vụ trong nước cạnh tranh hơn.

Có ba loại rào cản thương mại phổ biến như: thuế quan (Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa khi di chuyển qua cửa khẩu của một quốc gia.), hàng rào phi thuế quan (Hàng rào phi thuế quan là những rào cản hạn chế thương mại thông qua các biện pháp khác ngoài việc áp thuế trực tiếp.) và hạn ngạch (Hạn ngạch là giới hạn tối đa về khối lượng (hoặc giá trị) hàng hóa được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời kì (thường là một năm).

Đối với hệ thống quốc tế đối với việc tháo dỡ các rào cản thương mại đã dựa trên cơ sở đàm phán cho đi đổi lại. Giảm biểu hàng nhập khẩu của một bên được coi là sự nhượng bộ và sẽ được bù đắp bởi sự nhượng bộ tương ứng của bên “đối thủ” đối với hàng nhập khẩu của họ. Cách tiếp cận theo kiểu vụ lợi này không nhất thiết tạo ra một xung lực mạnh cho tự do hoá. Các nước lớn có năng lực đàm phấn lớn nhất (do thị trường nội địa được bảo hộ mạnh), nhưng có thể cũng logic ấy lại ít hấp dẫn khi thương mại tự do hơn; trong khi đó các nước nhỏ, có khuynh hướng trở thành các nhà thương mại tự do, lại có ít năng lực đàm phán. Trừ khi, một nước lớn khởi xướng các vòng đàm phán- như nước Mỹ thường làm suốt thời kỳ sau chiến tranh - triển vọng cho tự do hoá thương mại đáng kể thường mờ nhạt.

3. Yếu tố kinh tế chính trị của chủ nghĩa bảo hộ

Chủ nghĩa bảo hộ (protectionism) là chính sách của chính phủ nhằm bảo vệ một số nhà sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của nước ngoài thông qua việc dựng lên các hàng rào đối với thương mại quốc tế, chẳng hạn thuế quan và hạn ngạch. Có nhiều luận cứ ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ như lao động rẻ mạt, duy trì sự cân bằng cán cân thanh toán, bảo vệ nền công nghiệp non trẻ, cải thiện tỷ lệ trao đổi, nhưng nhìn chung chúng chỉ phục vụ cho lợi ích cục bộ của từng ngành hoặc địa phương, ít khi thực sự phục vụ cho lợi ích quốc gia và quốc tế.

Có sự đồng thuận rộng rãi giữa các nhà kinh tế rằng chủ nghĩa bảo hộ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và phúc lợi kinh tế, trong khi thương mại tự do và sự giảm rào cản thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế

Chủ nghĩa bảo hộ thường bị các nhà kinh tế chỉ trích vì làm tổn hại đến những người mà đáng lẽ ra phải được giúp đỡ từ chủ nghĩa này. Hầu hết các nhà kinh tế thay vào đó ủng hộ thương mại tự do. Nguyên tắc lợi thế so sánh cho thấy lợi ích từ giao dịch tự do lớn hơn bất kỳ tổn thất nào có thể xảy ra vì giao dịch tự do tạo ra nhiều công việc hơn là hạn chế do nó cho phép các nước chuyên sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà họ có lợi thế hơn so với các nước khác. Bảo hộ dẫn đến tổn thất nặng; sự mất mát này đối với phúc lợi chung và không mang lại lợi ích cho bất cứ bên nào, không giống như trong một thị trường tự do, nơi mà không có tổn thất tổng thể như vậy. Theo nhà kinh tế học Stephen P. Magee, lợi ích của thương mại tự do lớn hơn nhược điểm của nó như 100 với 1 vậy.

Chủ nghĩa bảo hộ cũng bị cáo buộc là một trong những nguyên nhân chính gây ra chiến tranh. Những người ủng hộ lý thuyết này chỉ ra chiến tranh liên tục trong thế kỷ 17 và 18 ở các nước châu Âu mà chính phủ chủ yếu là người bảo thủ và bảo hộ, Cách mạng Mỹ cũng xuất phát từ biểu thuế và thuế hải quan của Anh, cũng như các chính sách bảo hộ trước Chiến tranh thế giới I và Thế chiến II. Theo một khẩu hiệu của Frédéric Bastiat (1801–1850), "Khi hàng hóa không thể vượt qua biên giới, quân đội sẽ sẽ là người vượt qua nó"

Đối với yếu tố kinh tế chính trị của chủ nghĩa bảo hộ. Chính phủ đương nhiên cố gắng để được tái cử, và vì thế họ điều chỉnh các chính sách sao cho phù hợp với quyền lợi của những tập đoàn có thế lực. Câc tập đoàn co lợi ích khác nhau này tác động như thế nào đến chính sách thương mại của chính phủ? Câu trả lời có thê thay đổi theo việc thiết lập thể chế của từng quốc gia, nhưng các nhà kinh tế chính trị lại đề ra một câu trả lời tiêu chuẩn. Tự do hoá thương mại đem lại lọi ích cho nhiều người tiêu dùng nhưng có thể vô nghĩa đói với một số người khác. Trong khi các chi phí thường do một số ít nhà sản xuất phải gánh chịu và điều đó có thể là quan trọng đói vói một hãng riêng biệt. Do đó, một vài nhà sản xuất liên quan có cả hai cách là khuyến khích lớn và phí ton nhỏ để tự tô chức và vận động hành lang với chính phủ nhằm chống lại tự do hoâ thương mại hơn là cần có nhiều người tiêu dùng hoạt động để ủng hộ cho thương mại tự do hơn. Vì thế, lọi ích của các nhà bảo hộ thường có khả năng gây sức ép với chính phủ nhiều hơn là các nhà thương mại tự do.

4. Hậu quả yếu tố chính trị

Như đã phân tích ở mục 3, đối với hậu quả của các yếu tố chính trị như một nhà kinh tế nhìn nhận, cuối cùng đang làm quá trình tự do hoá thương mại trì trệ và dẫm chân tại chỗ. Theo “lý thuyết đi xe đạp”, tự do hoá thương mại phụ thuộc vào các vòng đàm phán thương mại liên tục, không bao giờ chấm dứt. Nếu các vòng đàm phấn này dùng lại thì “cỗ xe” tự do hoá thương mại cũng sẽ đổ nhào.

5. Kết thúc vấn đề

Như vậy, trên thực tế, tự do hóa toàn cầu đã bị trì hoãn trong thời kỳ sau chiến tranh vì thuế suất đối với hàng hoá công nghiệp liên tục giảm, nhiều nước tham gia GATT và các vòng thương lượng trở nên phức tạp hơn. Tự do hoá thương mại chuyển sang thẹo khu vực địa lý với việc tạo dựng thành công Thị trường chung (châu Âu) vào năm 1958. Tình hình đó dẫn đến việc thành lập EFTA gồm nhóm “bảy nước bên ngoài”, cuối cùng dẫn đến đàm phán một hiệp định mậu dịch tự do giữa EFTA và Cộng đồng châu Âu EC. Hiệp định này đem lại sự thúc đẩy mói đối với tự do hoá trong GATT - Vòng Kenedy - vì triển vọng thương mail tự do trong ngành công nghiệp ở Tây Âu làm xấu đi vị thế tương quan của các nhà sản xuất bên ngoài trên thị trường chủ yếu. Sự tác động lẫn nhau giữa hội nhập khu vục và tự do hoá toàn cầu thông qua GATT quyết định bước đi tự do hoá trong thời kỳ sau chiến tranh. Sự hội nhập châu Âu là tâm điểm của mối tương tác này.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Vì sao lợi ích kinh tế là mục đích của đàm phán kinh doanh

Đàm phán là gì? Tại sao phải đàm phán? Những điều bạn cần lưu ý trong đàm phán là gì. Trong bài viết này, Trịnh Đức Dương Blog sẽ cùng các bạn tìm hiểu về đàm phán là gì và những điều bạn cần lưu ý trong đàm phán.

1. Đàm phán là gì?

Nói đến đàm phán người ta sẽ nghĩ ngay đến những cuộc thương thảo nảy lửa. Những lập luận, phản bán được các bên đưa ra nhằm đạt được mục đích. Đôi khi đó là cuộc họp của các công ty, lãnh đạo nhà nước… Nhưng rốt cuộc đàm phán là gì?

Định nghĩa Đàm phán.

Đàm phán là quá trình tiến hành trao đổi, thảo luận giữa 2 hay nhiều bên để đạt được những thỏa thuận. Quá trình đàm phán diễn ra khi có những mâu thuẫn, hoặc những mối quan tâm chung cần giải quyết. Đàm phán được thực hiện khi và chỉ khi cần sự thống nhất về quyền và lợi ích giữa các bên. Quá trình đàm phán có thể diễn ra trong thời gian ngắn (lương lượng), hoặc trong thời gian dài lên tới hàn năm trời.

Nguyên nhân dẫn đến đàm phán.

Như trong khái niệm đàm phán là gì tôi đã chia sẻ. Đàm phán nhằm mục đích giải quyết những xung đột về mặt lợi ích. Nó sảy ra khi và chỉ khi các bên tham gia vừa tìm kiếm những lợi ích chung, đồng thời có những mâu thuẫn, xung đột, hoặc lợi ích đối lập. Tất cả các bên tham gia đàm phán không chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, mà còn phải quan tâm đến lợi ích của đối phương.

Vì sao lợi ích kinh tế là mục đích của đàm phán kinh doanh

2. Đặc điểm của đàm phán.

Có rất nhiều hình thức đàm phán khác nhau. Mỗi hình thức sẽ có những đặc điểm riêng nhất định. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của các loại hình đàm phán nhé.

Đàm phán trong cuộc sống là gì.

Đàm phán không phải là điều gì quá to tát. Tôi biết khi bạn đọc bài viết này bạn không phải là chuyên gia trong lĩnh vực đàm phán. Vì vậy tôi muốn chia sẻ với các bạn. Trong cuộc sống thường ngày chúng ta tiến hành thương lượng đàm phán rất nhiều.

Ví dụ. Bạn đi chợ bạn trả giá mặt hàng với bà bán hàng, đó chính là quá trình đàm phán. Đàm phán không phải chỉ sảy ra giữa giám đốc các công ty, hay nguyên thủ quốc gia. Sực khác biệt ở đây là mức độ và quy mô của cuộc đàm phán. Tôi muốn nói điều này để chỉ cho bạn thấy đàm phán thực sự không có gì quá to tát như bạn nghĩ.

Vì sao lợi ích kinh tế là mục đích của đàm phán kinh doanh

Đặc điểm trong đàm phán là gì?

Có những đặc điểm cố hữu trong đàm phán mà bạn cần phải nhớ. Cho dù đó là trao đổi bình thường trong cuộc sống, hay trong công việc.

      • Trong quá trình đàm phán bạn cần xác định rõ mục tiêu đàm phán. Đồng thời bạn phải điều nhu cầu, điều kiện để đạt được sự thống nhất. Và quan trọng nhất là đạt được mục tiêu đã đề ra trước đàm phán.
      • Đàm phán phải có thoả mãn, hay ít nhất là chấp nhận, và có giới hạn lợi ích của từng bên,
      • Quá trình đàm phán sảy ra luôn chịu sự chi phối vế thế và lực, sức mạnh về tiềm lực giữa các bên đang nắm giữ
      • Trong đàm phán các bên tham gia đều có sự chuẩn bị kĩ càng, nghiên cứu đối thủ và mức giái hạn chấp nhận được.
      • Trên tất cả bạn cần phải nhớ được định nghĩa về đàm phán. Tại sao bạn lại cần đàm phán, và mục đích của cuộc đàm phán là gì. Có như vậy bạn mới có một cuộc đàm phán thành công.

Vì sao lợi ích kinh tế là mục đích của đàm phán kinh doanh

3. Bản chất của Đàm phán là gì?

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về đàm phán và đặc điểm của đàm phán. Nhưng rốt cuộc bản chất của đàm phán là gì?

      • Về mặt bản chất, đàm phán là một hình thức giao tiếp giữa các bên, để tạo ra thoả thuận. Kết quả nhằm đạt được thỏa thuận về một vấn để nào đó mà các bên quan tâm.
      • Đàm phán chỉ sảy ra khi các bên có những vấn đề chung cần quan tâm. Tuy nhiên đang có những mâu thuẫn những lợi ích mà các bên đang quan tâm Đàm.
      • Đàm phán sảy ra nhằm thỏa mãn mục đích thông qua việc trao đổi thoả thuận để đi đến thoả thuận thống nhất.

>> Tham khảo thêm các khóa học về phát triển bản thân tại đây

4. Kết luận về đàm phán là gì

Trên đây tôi đã cùng các bạn tìm hiểu về đàm phán? những đặc điểm chung của đàm phán. Đàm phán là gì? Đơn giản nó chỉ là quá trình trao đổi qua lại nhằm đạt những mục đích riêng mà thôi. Mong rằng thông qua bài viết này các bạn sẽ có được cái nhìn chung nhất về đàm phán. Quan trọng nhất điều mà tôi muốn gửi gắm đến bạn đó là. Trong thực tế bạn đàm phán rất nhiều, vì vậy hãy tự tin với những cuộc đàm phán mà bạn sắp phải đối mặt.

Vì sao lợi ích kinh tế là mục đích của đàm phán kinh doanh