Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911 ở Trung Quốc là cách mạng tư sản không triệt để)

Câu 3: Nêu cuộc cách mạng Tân Hợi. Vì sao gọi đây là cuộc cách mạng không triệt để?

Trả lời: Nội dung CM Tân Hợi là:

Nguyên nhân :

+ Nhân dân TQ > < Đế quốc, phong kiến

+ Ngòi nổ của CM là do nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho ĐQ à PT giữ đường bùng nổ, nhân cơ hội đó ĐMHội phát động đấu tranh

Diễn biến :

+ Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10/10/1911 à lan rộng khắp MNam, MTrung

+ 29/12/1911 TTS làm Đại Tổng thống lâm thời, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc

+ Trước thắng lợi của CM, TS thương lượng với nhà Thanh, ĐQ cũng can thiệp

Kết quả : Vua Thanh thoái vị, TTS từ chức, Viên Thế Khải làm Tổng thống.

Tính chất ý nghĩa :

+ CM mang tính chất cuộc CMTS không triệt để

+ Lật đổ CĐPK mở đường cho CNTB phát triển. Ảnh hưởng đến PTCM ở châu Á

Là cuộc CM chưa triệt để là vì:

Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á (trong đó có Việt Nam).

Song, cuộc cách mạng này bộc lộ một số mặt hạn chế, đó là:

+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.

+ Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.

+Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.

Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất.

Bài liên quan:

  • Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911 ở Trung Quốc là cách mạng tư sản không triệt để)
    Ôn tập Sử 10: Nguyên nhân và kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất
  • Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911 ở Trung Quốc là cách mạng tư sản không triệt để)
    Ôn tập Sử 10: Vì sao Xiêm không trở thành thuộc địa của phương Tây
  • Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911 ở Trung Quốc là cách mạng tư sản không triệt để)
    Ôn tập Sử 10: Phong trào yêu nước của nhân dân TQ
  • Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911 ở Trung Quốc là cách mạng tư sản không triệt để)
    Ôn tập Sử 10: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 1918)
  • Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911 ở Trung Quốc là cách mạng tư sản không triệt để)
    Ông tập Sử 10: Phong trào yêu nước
  • Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911 ở Trung Quốc là cách mạng tư sản không triệt để)
    Ôn tập Sử 10 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa
Ý KIẾN CỦA BẠN