Vì sao các trường cấp 3 không nhận khiếm thị

Mai Văn Hiền là sinh viên nhận bằng tốt nghiệp đầu tiên trong buổi lễ sáng 23-7 của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Hiền không nhìn thấy hoàn toàn. Tuy nhiên năm 2016, sau khi thi THPT quốc gia, Hiền làm đơn xét tuyển vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, diện ưu tiên cho thí sinh khuyết tật và được trường chấp thuận.

Ghi chép bằng chữ nổi

Trước đó, Hiền là học sinh khiếm thị của Trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng) và học hòa nhập tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Đà Nẵng).

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Hiền cho biết bốn năm đại học bạn được nhiều thầy cô, bạn bè trong nhà trường hỗ trợ học tập. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng tạo điều kiện cho Hiền về học phí và miễn phí ký túc xá.

Mỗi khi lên lớp, Hiền đều ghi âm thầy cô giảng bài để về nhà nghe lại, tiện cho việc học bài. Hiền vẫn ghi chép bằng chữ nổi.

Chỗ nào cần đọc tài liệu bằng sách giấy, Hiền nhờ bạn đọc và ghi âm lại. Những tài liệu điện tử, Hiền có thể tự tìm hiểu bằng các phần mềm hỗ trợ người khiếm thị sử dụng máy tính.

Về thi cử, nhà trường luôn linh động hình thức phù hợp với Hiền nhất. Trong đó ưu tiên các hình thức kiểm tra vấn đáp.

Mai Văn Hiền (giữa) cùng ThS Nguyễn Ngọc Thái (trái) - phó Viện trưởng Viện Đào tạo sau đại học Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) - là người theo dõi và hỗ trợ Hiền từ những ngày em vào trường - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Tham gia nhiều hoạt động của trường

Hiền cho biết thêm trong bốn năm đại học, bạn vẫn dành thời gian cho các hoạt động tập thể, đi làm thêm. "Mình tham gia nhiều chương trình cùng các bạn lắm. Mình tham gia văn nghệ nè, không đàn thì hát, không hát một mình thì đứng hát tập thể. Quan trọng là tinh thần của mình", Hiền nói.

Phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp, TS Trần Thế Hoàng - chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - dành lời khen riêng cho sinh viên Mai Văn Hiền. Theo ông Hoàng, Hiền ngoài thành tích học tập tốt cũng đạt điểm rèn luyện ấn tượng, không thua kém gì những bạn sáng mắt.

Ông cho rằng, thành công tới thời điểm hiện tại của Hiền ngoài là minh chứng cho sự nỗ lực của cá nhân em, còn thể hiện tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau giữa các sinh viên, thầy cô ngành quản trị.

ThS Nguyễn Ngọc Thái - phó viện trưởng Viện Đào tạo sau đại học (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) - là người theo dõi và hỗ trợ Hiền từ những ngày em vào trường. 

Theo thầy Thái, Hiền ngoài nghị lực học tập còn là người khéo léo, được nhiều thầy cô yêu quý. Các thầy cô thường ưu tiên hỗ trợ Hiền các tài liệu học tập và tạo điều kiện thuận lợi về hình thức thi cử, kiểm tra.

Mai Văn Hiền ngày đầu nhập học tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2016 - Ảnh: NGỌC THÁI

Mong có cái nhìn tích cực hơn về người khiếm thị

Chia sẻ về thời gian sau tốt nghiệp, Hiền cho biết mình sẽ tìm các việc làm phù hợp với khả năng, bắt đầu từ những thứ đơn giản.

Hiền cũng mong các công ty có cái nhìn tích cực hơn về người khiếm thị. Bởi với những trang thiết bị hiện đại, người khiếm thị dần rút ngắn khoảng cách với những đồng nghiệp sáng mắt. Họ có thể dùng máy tính, làm việc trên Internet, tham gia mạng xã hội, sử dụng điện thoại…và làm nhiều công việc như người thường.

Mình hi vọng các công ty nên mở rộng cơ hội hơn cho người khiếm thị, cho họ có cơ hội được thử, được làm việc và được trả lương theo năng lực của mình

Tân cử nhân Mai Văn Hiền

"Quyết định dũng cảm"

Theo bạn thân của Hiền là Trần Văn Hoàng - sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cũng là người khiếm thị hoàn toàn - việc Hiền dám đăng ký theo học và tốt nghiệp một trường kinh tế là rất dũng cảm. Hoàng cho rằng các bạn khiếm thị nếu dám học đại học thường chỉ chọn các khối ngành sư phạm, xã hội, rất hiếm khi đi theo khối ngành kinh tế hay tự nhiên.

"Hiền học tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng là để thỏa ước mơ kinh doanh sau này của mình", Hoàng chia sẻ.

Phó bí thư Đoàn Trường ĐH Vinh quỳ gối cầu hôn nữ sinh tại lễ tốt nghiệp

TRỌNG NHÂN

Video: BÌNH MINH - SƠN TRANG - DIỄM HƯỜNG

Phạm Thị Thùy Trang có thời gian dài làm quen và hình thành đam mê với bộ môn khoa học kỹ thuật - Ảnh: NVCC

Ước muốn mang giáo dục đến gần hơn với những em nhỏ kém may mắn đã giúp Thùy Trang liên tục cải tiến, hoàn thiện sản phẩm thông qua những góp ý từ giáo viên hướng dẫn và cả chính các trẻ khuyết tật trong quá trình sử dụng thử.

Nỗ lực giúp trẻ khiếm thị

Đầu năm lớp 10, trong đợt tham quan học tập tại Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (quận 3), Thùy Trang kể cô nhận ra các trẻ em khiếm thị gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học bảng chữ cái, nhất là tính toán và nhận dạng các hình ảnh hình học.

Trở về với những trăn trở quanh việc học của các em nhỏ, Trang bắt tay vào nghiên cứu thiết bị giúp trẻ khuyết tật thuận tiện hơn trong quá trình học. Cô vẽ phác họa thiết bị lên giấy, sau đó đưa cho giáo viên góp ý. 

Với niềm đam mê sẵn có cho việc nghiên cứu các thiết bị và vốn là thành viên Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật của trường, Thùy Trang mày mò tạo ra sản phẩm ban đầu là chiếc máy giúp học bảng chữ cái và những câu tiếng Anh đơn giản. 

Thời gian sau đó, cô thường xuyên tham gia các chương trình và cuộc thi, mang thiết bị đi thực nghiệm, đồng thời trò chuyện với giáo viên hướng dẫn, từ đó sửa đổi bản phác thảo và tạo ra "Thiết bị học chữ cái, học toán cho trẻ khiếm thị".

Suốt quá trình nghiên cứu, từ lúc khảo sát đến khi hoàn thành sản phẩm, Thùy Trang phải dành hơn 4 tháng để học các kiến thức liên quan đến đề tài bao gồm cả những hiểu biết về trẻ khiếm thị. 

Trong khoảng thời gian đó, Trang nói cô cảm thấy rất khó khăn khi nỗ lực cân bằng giữa việc học trên lớp và công việc nghiên cứu thiết bị. Sản phẩm đầu tiên do Trang làm ra cũng chỉ được đánh giá ở mức độ dùng cho trẻ học phát âm chữ cái, không thể dùng để tính toán và học hình học.

"Có lúc mình đã cảm thấy muốn bỏ cuộc. Mình từng nghĩ rằng một ý tưởng viết trên giấy làm sao có thể biến thành sản phẩm hoàn thiện" - Trang nhớ lại, nhưng rồi lại nghĩ về lý do đã thúc đẩy cô bắt đầu dự án: những em nhỏ khiếm thị.

Dần dà, Trang tìm ra phương pháp cân đối thời gian, đồng thời tâm sự với thầy cô. Trang nhận được sự thấu hiểu và chia sẻ lớn từ nhà trường, trong khi gia đình hỗ trợ cô về kinh phí thực hiện dự án. 

Các giáo viên hướng dẫn đã tận tình ngồi lại cùng Trang để nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm, khắc phục những điểm thiếu sót. Tất cả những giá trị ấy trở thành động lực để Thùy Trang hoàn thành sản phẩm.

Tình yêu với khoa học kỹ thuật

Thùy Trang có thời gian dài làm quen và hình thành đam mê với bộ môn khoa học kỹ thuật. Năm 2019, khi còn là học sinh tại Trường THCS Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu), với dự án "Thước đo đa năng", Trang đã mang về cho mình giải nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, giải ba Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia và giải nhất tại Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng (VIFOTEC) cấp tỉnh.

Năm 2020, khi vừa trở thành học sinh lớp 10 Trường THPT Trần Văn Quan, cô tiếp tục mang về cho mình giải khuyến khích tại Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng (VIFOTEC) toàn quốc và giải nhất Cuộc thi Ý tưởng, dự án khởi nghiệp trong thanh niên cấp tỉnh do Hội LHTN, Tỉnh đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức.

Trong năm 2021, Trang mang thiết bị học chữ cái, học toán cho trẻ khiếm thị dự thi và giành được giải nhất Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp (CiC) do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức; giải "Thí sinh được yêu thích nhất" tại Cuộc thi Start-up Wheel do Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC) tổ chức và giải nhì Cuộc thi Ý tưởng, dự án khởi nghiệp trong thanh niên cấp tỉnh.

Trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, Trang luôn trao đổi với giáo viên hướng dẫn và mang thiết bị đi thực nghiệm tại trường, xin ý kiến của trẻ khiếm thị để cải thiện các tính năng. Hiện nay, sau khi đưa sản phẩm đi thực nghiệm tại Trường nuôi dạy trẻ khiếm thị Hữu Nghị, Trang tiếp tục chỉnh sửa thiết bị để giúp các trẻ khuyết tật cảm thấy thuận lợi nhất khi sử dụng.

Dự kiến đến cuối tháng 8 Thùy Trang sẽ kết hợp thêm tính năng dành cho trẻ khiếm thính và cho phép đổi đơn vị ngay trên thiết bị.

"Trong tương lai, mình sẽ kết hợp công nghệ 4.0 cho phép giáo viên quan sát dữ liệu mà học sinh đã học được trong ngày. Học sinh có thể trao đổi trực tiếp với giáo viên thông qua thiết bị mà không cần phải dùng các thiết bị khác như smartphone hay máy tính", Trang nói.

Báo Tuổi Trẻ phối hợp Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM tổ chức Tuổi Trẻ Golf Tournament for Start-Up với mục đích gây quỹ start-up nhằm khích lệ tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên, hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia khởi nghiệp. Qua đó, khuyến khích tinh thần thể thao và vận động, tạo sự lan tỏa và kết nối các doanh nghiệp, thêm cơ hội giao lưu giữa cộng đồng doanh nhân.

Được tổ chức từ năm 2019, chuỗi hoạt động đã thu hút hàng trăm dự án khởi nghiệp thành công tại TP.HCM và nhiều nơi trên cả nước gửi về tham dự, đã vinh danh và hỗ trợ trên 50 dự án tiêu biểu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Giải golf là một sự kiện quy tụ gần 400 gôn thủ tranh tài, nhiều doanh nhân có những câu chuyện khởi nghiệp thú vị muốn chia sẻ cho giới trẻ và nâng bước thế hệ đàn em trên con đường khởi nghiệp. Thông qua chương trình, nhiều giải thưởng giá trị đã được trao cho các gôn thủ xuất sắc và những gương mặt start-up tiêu biểu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Năm nay, ngoài diễn đàn "Cảm hứng khởi nghiệp" được mở trên báo Tuổi Trẻ điện tử tại địa chỉ tuoitre.vn, chương trình còn có buổi giao lưu của các nhà khởi nghiệp trẻ với các gôn thủ vào đêm gala 25-3, buổi chia sẻ "Cảm hứng khởi nghiệp" vào ngày 31-3. Buổi họp báo sẽ được tổ chức vào ngày 22-3 tại khách sạn Sheraton (quận 1) để giới thiệu sâu hơn các nội dung chi tiết.

Ngoài việc được vinh danh trên mặt báo, những câu chuyện khởi nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều quỹ đầu tư cũng như quảng bá hình ảnh đến với công chúng. Ban tổ chức sẽ chọn một số start-up tiêu biểu để hỗ trợ một khoản kinh phí với sự đồng hành của các đơn vị: Công ty CP PFEC Hòn Ngọc Viễn Đông, Hưng Thịnh Land, FE Credit, Number 1, Volvo Car Việt Nam, An Hòa, Tân Thuận CT&D, Esuhai...

Các start-up, nhóm bạn trẻ có ý tưởng khởi nghiệp hay và có tính thực tế cao, hoặc bạn đọc có các câu chuyện thiết thực phía sau những chân dung khởi nghiệp, từ hôm nay có thể gửi bài viết tự giới thiệu và những câu hỏi liên quan về địa chỉ email: .

MINH HUỲNH

Bỏ học bổng tiến sĩ, chọn khởi nghiệp

BÌNH MINH

Video liên quan

Chủ đề