Vì sao mỹ giết tướng iran

Cùng ngày sát hại tướng Soleimani, Mỹ giết hụt tướng Iran khác ở Yemen

(NLĐO) – Hai quan chức Mỹ hôm 11-1 cho biết Mỹ đã tiến hành chiến dịch bí mật ở Yemen nhắm mục tiêu một quan chức quân đội Iran tuần trước nhưng bất thành.

  • Thủ tướng Iraq thẳng thừng yêu cầu Mỹ rút quân

  • Ông Trump tiết lộ nguyên nhân sát hại tướng Iran

  • Mỹ - Iran muốn tránh xung đột

Các quan chức giấu tên cho hay cuộc không kích được thực hiện cùng ngày Mỹ sát hại tướng Iran Qassem Soleimani ở thủ đô Baghdad – Iraq. Vụ việc cho thấy Mỹ đã tìm cách loại bỏ ảnh hưởng của quân đội Iran vào thời điểm giết tướng Soleimani với lý do ông này sắp gây ra một mối đe dọa.

Lầu Năm Góc đã từ chối bình luận về cuộc tấn công thất bại ở Yemen được đăng đầu tiên trên tờ Washington Post.

Một trong những quan chức Mỹ cho hay người bị nhắm mục tiêu là Abdul Reza Shahlai, sĩ quan cao cấp trong lực lượng tinh nhuệ Quds của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, đơn vị do tướng Soleimani đứng đầu.

Hình ảnh Abdul Reza Shahlai trên trang web treo thưởng của chính phủ Mỹ. Ảnh: Rewards for Justice

Chính phủ Mỹ cho rằng người này ở Yemen và cáo buộc ông ta có "hoạt động lâu năm nhắm vào người Mỹ và các đồng minh của Mỹ trên toàn cầu", gồm việc tiêu diệt các lực lượng do Washington dẫn đầu ở Iraq.

Mỹ đã treo thưởng 15 triệu USD cho bất kỳ ai có thông tin liên quan người này.

Chính quyền Mỹ cáo buộc ông Shahlai điều phối một âm mưu bất thành hồi năm 2011 nhằm ám sát đại sứ Ả Rập Saudi ở Mỹ tại một quán cà phê trong một khu hạng sang ở Washington.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9-1 cho rằng nguyên nhân giết tướng Soleimani vì ông này có kế hoạch "thổi bay" Đại sứ quán Mỹ. Hiện không rõ ông Shahlai có tham gia kế hoạch này hay không.

Trả lời kênh Fox News hôm 10-1, ông Trump tiết lộ tướng Soleimani có kế hoạch tấn công 4 đại sứ quán Mỹ. Tuy nhiên, các nghị sĩ Dân chủ đã được cung cấp thông tin tình báo cho rằng không có bằng chứng cho điều ông Trump nói.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin trong cuộc họp báo công bố biện pháp trừng phạt Iran. Ảnh: AP

Đáp trả việc Tehran bắn tên lửa vào hai căn cứ Mỹ ở Iraq, chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố một loạt biện pháp cấm vận mới lên Iran.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho hay hôm 10-1: "Chúng tôi nhắm thẳng vào trung tâm của bộ máy an ninh nội bộ Cộng hòa Hồi giáo. Các mục tiêu trừng phạt này bao gồm lãnh đạo của Hội đồng Quốc gia Tối cao và chỉ huy của lực lượng Basij".

Lệnh trừng phạt mới nhắm nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Iran gồm xây dựng, sản xuất, dệt may và khai thác. 8 quan chức cao cấp của Iran cũng bị liệt vào danh sách trừng phạt này.

Tổng thống Trump cho rằng: "Lệnh trừng phạt mới sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế Iran và những biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ tiếp tục được áp đặt cho đến khi chính quyền Iran thay đổi hành động".

Tuy nhiên, ông Richard Nephew, một chuyên gia từng làm việc cho Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, xem nhẹ các biện pháp trừng phạt mới công bố khi cho rằng phần lớn công nghiệp kim loại Iran nằm trong lệnh trừng phạt lần này cũng như các cá nhân bị liệt vào danh sách đen lần này đã là mục tiêu của đợt trừng phạt trước.

Xuân Mai (Theo Reuters)

"Đòn đáp trả " của Iran với vụ Mỹ ám sát tướng Soleimani

15:23 03/01/2021

Một chuyên gia tại Tehran nhận định, một năm sau vụ ám sát tướng Qasem Soleimani, người Iran vẫn còn giận dữ với Mỹ. Và mặc dù nước này đã đáp trả vụ ám sát bằng các cuộc tấn công bằng tên lửa vào các căn cứ của Mỹ ở Iraq, nhưng đó chưa phải lời đáp thực sự.

  • Thỏa thuận hạt nhân Iran đứng trước nguy cơ trở về con số 0
  • Iran tuyên bố làm giàu Uranium lên tới 20%

Ảnh của tướng Soleimani trên đường phố Tehran, Iran. Nguồn Reuters.

Đã một năm kể từ khi một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ giết chết tướng Qasem Soleimani, chỉ huy hàng đầu của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Mohammed Marandi, một nhà phân tích chính trị từ Đại học Tehran, cho biết người dân Iran vẫn còn tiếc thương vị tướng bị ám sát.

“Người dân Iran ngày nay rất tức giận, cũng giống như cách đây một năm, khi ông ấy bị sát hại”, chuyên gia này cho biết.

Đối với người dân Iran, Soleimani là một chiến binh tận tụy và trung thành với chính phủ. Tuy vậy, đối với Israel và đồng minh, Soleimani lại bị cho là đã giúp xây dựng và đào tạo lực lượng dân quân ở Trung Đông, đe dọa đến Israel. Tel Aviv tuyên bố rằng Soleimani, người từng là chỉ huy Lực lượng Quds, đã gửi quân tiếp viện đến Syria để chiến đấu cùng với các lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad và Iraq để chống lại IS, al-Qaeda. Iran đã phủ nhận việc triển khai quân đến Syria, nói rằng họ chỉ cử cố vấn quân sự.

Soleimani là người có nhiều đóng góp cho quân đội của Iran, chính vì vậy, sau khi ông này bị ám sát, nhiều bài báo địa phương cho rằng Iran sẽ khó có thể phục hồi sau sự mất mát này. Tuy nhiên, Marandi cho rằng Iran “không phụ thuộc vào một cá nhân”.

Ngay sau vụ ám sát Soleimani, Iran đã trả đũa hai mục tiêu của Mỹ ở Iraq, phóng nhiều tên lửa vào các căn cứ của Mỹ ở tỉnh Erbil và Al Anbar.

Vào thời điểm đó, Tổng thống Donald Trump tuyên bố động thái này không đáng kể nhưng chiến dịch “Martyr Soleimani” đã làm lộ ra lỗ hổng của phía Mỹ tại đây, và Marandi nói rằng đó chỉ là một phản ứng đối với “vụ sát hại Soleimani”.

Marandi nhấn mạnh rằng, “tất cả các tên lửa của Iran đều đạt mục tiêu và thiệt hại là rất lớn. Nhưng đó chỉ là một phản ứng chứ không phải phản ứng chính thức, trong khi lời đáp cuối cùng của Iran là quân Mỹ sẽ bị trục xuất khỏi Iraq, Syria và Afghanistan”.

Theo một cách nào đó, điều này đã và đang xảy ra. Năm 2019, ông Trump tuyên bố rút một số binh sĩ Mỹ khỏi Syria và tháng 9 vừa qua, Washington tuyên bố sẽ giảm số lượng quân nhân của mình tại Iraq từ 5.200 xuống còn 3.000 binh sĩ.

Vào tháng 11/2020, một báo cáo khác cho rằng Mỹ sẽ rút 2.500 binh sĩ từ cả Iraq và Afghanistan.

Việc tiếp tục rút quân có thể là một dấu hiệu cho thấy Washington không quan tâm đến việc căng thẳng leo thang hơn nữa và Mỹ nhận ra rằng “Iran không thể bị đánh bại trong một cuộc chiến tranh thông thường”. “Iran không giống Iraq hay Afghanistan. Đây là một quốc gia rất hùng mạnh và người Mỹ biết rõ điều đó”, Marandi cho biết.

Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Joe Biden cam kết sẽ quay lại bàn đàm phán với Iran và khôi phục thỏa thuận hạt nhân, nhưng theo Marandi, chính quyền mới của Mỹ không có gì đảm bảo cho mối quan hệ song phương tốt đẹp hơn.

# ám sát CAND đòn trả đũa Donald Trump Iran lời đáp cuối cùng máy bay không người lái Mỹ mỹ rút quân Qasem Solemani tướng lĩnh hàng đầu

Facebook Twitter Link gốc

Video liên quan

Chủ đề