Vì sao các máy bay không bị va chạm

Ngày nay, di chuyển bằng đường hàng không đã trở nên quá phổ biến và chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng đi máy bay. Thế nhưng, không phải ai cũng biết được tốc độ máy bay chở khách và tốc độ giới hạn của máy bay chở khách là bao nhiêu? Vì vậy bài viết hôm nay, Fago Logistics sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.

1. Làm thế nào máy bay chở khách bay lên trời được?

Vì sao các máy bay không bị va chạm

Các máy bay được trang bị động cơ gắn ở 2 cánh. Không khí trộn với nhiên liệu được đốt cháy, sản phẩm khí sau đó thoát ra sẽ tạo lực đẩy máy bay tiến về phía trước. Khi chuyển động, máy bay chịu tác dụng của 4 lực theo các hướng khác nhau gồm: lực kéo cản của không khí, lực hấp dẫn, lực đẩy của động cơ và lực nâng.

Trong số này, mọi người thường không biết rõ về lực nâng khí động lực học. Nó được giải thích như sau. Khi máy bay chạy trên đường băng, dòng khí chảy bao quanh cánh máy bay tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa mặt đất và mặt trên cánh.

Kết quả của quá trình đã tạo ra lực nâng máy bay theo hướng từ dưới đất đẩy lên trời. Tốc độ di chuyển càng nhanh, lực đẩy này càng lớn cho tới khi thắng được trọng lực, giúp nâng máy bay lên không trung.

Xem thêm: Fago Logistics cung cấp dịch vụ hải quan giá rẻ chất lượng, hiệu quả

2. Quá trình máy bay bay trên không trung

Vì sao các máy bay không bị va chạm

Ngoài cánh nâng chính, máy bay còn có cánh đuôi ngang (để tạo lực nâng phần đuôi máy bay), cánh tà sau và cánh liệng (là bộ phận cử động được ở phía sau cánh ngang), cánh liệng (thay đổi để khiến lực nâng 2 bên cánh khác nhau), các cánh tà lưng và phanh khí động.

Việc điều chỉnh các cánh này và lực đẩy của động cơ sẽ giúp máy bay giữ thăng bằng trên không trung, cũng như thực hiện nghiêng cánh, đổi hướng sang trái, phải, bay lên bay xuống, thay đổi độ cao khi bay bằng…

3. Máy bay chở khách bay ở độ cao bao nhiêu?

Để có được độ cao chính xác là một điều vô cùng khó khăn. Bởi trên thực tế mỗi loại máy bay đều có thể ở độ cao bao nhiêu tùy thích. Và theo thống kê thì độ cao của máy bay chở khách thường là từ 10.000 đến 12.800m là độ cao máy bay chở khách lý tưởng nhất. Lý do coi đây là độ cao lý tưởng của máy bay bởi vì:

+ Tránh được thời tiết xấu

Khi bay ở độ cao từ 10.000 m trở nên, máy bay sẽ tránh được phần lớn thời tiết xấu hay bị nhiễu sóng. Nếu đã từng một lần đi máy bay bạn sẽ thấy bầu trời trong xanh khi ở trên cao nhưng khi hạ cánh lại thấy mưa phùn.

Vì sao các máy bay không bị va chạm

+ Giúp máy bay không tránh lực cản không khí và vật cản khác

Bay cao không chỉ tránh lực cản không khí hay những tòa cao ốc mà còn giúp máy bay không đụng phải những vật cản khác những đàn chim với số lượng lớn hay thiết bị Drone (thiết bị bay không người lái) có thể va chạm với tốc độ cao hoặc bị cuốn vào động cơ máy bay.

+ Tiết kiệm ngân sách cho các hãng hàng không

Bay càng lên cao thì không khí càng loãng điều này sẽ giúp cho máy bay bay nhanh hơn, di chuyển dễ hơn, tốn ít năng lượng hơn.

+ Để phòng tình huống khẩn cấp

Nếu như gặp trường hợp hết sức khẩn cấp như động cơ bị ngừng hoạt động thì nếu như đang ở độ cao 10.000m nếu như động cơ bị hỏng, phi công có đủ thời gian để đưa ra giải pháp và tìm nơi hạ cánh an toàn (có thể là đáp xuống biển chẳng hạn). Đồng thời không để máy bay giảm tốc độ hoặc rơi quá nhanh khi tiếp đất.

4. Tốc độ giới hạn của máy bay chở khách là bao nhiêu?

Vì sao các máy bay không bị va chạm

Có một sự thật đáng ngạc nhiên và trái ngược với suy nghĩ của chúng ta là những chiếc máy bay chở khách thương mại hiện nay đang bay với tốc độ thậm chí còn chậm hơn so với máy bay trong những năm 1960. Hiện tại, tốc độ máy bay chở khách của những chiếc máy bay thương mại là từ 890 đến 945km/h (480 - 510 knot). Trong khi đó, tốc độ trung bình của chiếc Boeing 707 trong thập niên 1960 là 972,3km/h (525 knot).

Vậy tại sao lại có sự "đi lùi" về tốc độ của máy bay chở khách? Theo Giáo sư hàng không vũ trụ Mark Drela: "Vấn đề chủ yếu chính là do để tiết kiệm nhiên liệu. Đi với tốc độ nhanh hơn tương ứng với lượng nhiên liệu trên mỗi hành khách - dặm bay cũng theo đó mà tăng lên. Điều này đặc biệt đúng với những động cơ phản lực high-bypass (động cơ turbofan có hệ số tách dòng cao) thường được thấy cùng với những chiếc cánh quạt có đường kính lớn".

Vậy là qua bài viết này chúng ta đã có những sự hiểu biết sơ qua về độ cao cũng như tốc độ máy bay chở khách rồi đúng không? Nếu như bạn đang có nhu cầu muốn vận chuyển hàng hóa bằng máy bay thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Fago Logistics là một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vận tải hàng không, vận tải đường bộ, dịch vụ vận tải đường biển uy tín số 1 hiện nay.

Thông tin liên hệ

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam 

Chi Nhánh Phía Bắc: 

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

Chi Nhánh Phía Nam: 

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. 

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Website: https://dichvulogistics.vn/  

Hotline: 097.908.7491 

Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9

Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/

Là những cỗ máy nặng hàng chục tấn và có giá trị triệu USD, máy bay lại có thể gặp vấn đề khi đối diện với những chú chim nhỏ bé.

Ngày 15/8, chiếc máy bay của hãng hàng không Ural Airlines đã phải hạ cánh bằng bụng trên cánh đồng ngô ở vùng ngoại ô Moscow sau khi cất cánh chỉ vài phút. Truyền thông địa phương gọi đây là "phép màu cánh đồng ngô". Một động cơ bốc cháy đã rơi ra, càng bánh máy bay không kịp hạ nhưng thân máy bay đã không bị vỡ khi tiếp đất.

Máy bay A321 khởi hành từ sân bay Zhukovsky theo hướng Moscow-Simferopol (Crimea) chở theo 226 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn. Khi nó vừa cất cánh được vài giây thì bất ngờ một đàn chim lao vào động cơ máy bay khiến nó bốc cháy. Phi hành đoàn quyết định tắt máy, hạ cánh khẩn cấp mà không quay lại sân bay.

Vì sao các máy bay không bị va chạm
Máy bay của hãng Ural Airlines đáp xuống cánh đồng ngô bằng bụng sau khi va chạm với một đàn chim. Ảnh: AP.

Đây là lần hiếm hoi máy bay va chạm vào chim khiến cả 2 động cơ bị hỏng. Thực tế là việc chim va chạm với máy bay xảy ra khá thường xuyên. Theo dữ liệu của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), có tới 14.661 vụ va chạm xảy ra giữa máy bay và động vật vào năm 2018, tương đương khoảng 40 vụ mỗi ngày.

Những vụ va chạm giữa máy bay và chim gây tai nạn trong 2 thập kỷ qua khiến hơn 106 người chết, tổng thiệt hại 1,2 tỷ USD. Không chỉ máy bay chở khách, những loại máy bay quân sự cũng không tránh khỏi tai nạn với chim. Đầu tháng 10, máy bay E-6B Mercury của hải quân Mỹ đã bị hỏng động cơ, thiệt hại 2 triệu USD vì đâm vào chim khi hạ cánh.

Vì sao chim thích sống gần sân bay?

Bầu trời quá rộng lớn, và thực tế có rất ít khả năng chim va chạm với máy bay ở độ cao hàng km. Phần lớn vụ va chạm xảy ra khi máy bay đang cất hoặc hạ cánh. Lý do là nhiều loài chim thích sống quanh khu vực sân bay.

Vì sao các máy bay không bị va chạm
Các vụ tai nạn do đâm vào chim thường xảy ra khi máy bay cất hoặc hạ cánh. Ảnh: Getty.

Mặc dù khu vực xung quanh sân bay rất ồn ào, đây lại là môi trường lý tưởng với những loài chim nhỏ bởi có ít nhà cửa, dân cư xung quanh. Những loài chim săn mồi, kích thước lớn thường không lảng vảng ở sân bay, do vậy nơi đây cũng an toàn hơn.

Nhận ra điều này, nhiều sân bay đã phải cải tạo lại để môi trường bớt lý tưởng đối với chim. Họ phải chặt bỏ bớt cây to, cắt cỏ thường xuyên, giảm bớt số hồ nước xung quanh sân bay. Sân bay Cherry Capital tại bang Michigan nuôi chó để đuổi bớt chim.

Điều gì xảy ra khi máy bay va chạm với chim?

Khi tai nạn xảy ra, đối tượng thiếu may mắn nhất chắc chắn là những chú chim. Việc va chạm với một con chim thường không gây nguy hiểm với máy bay, nhưng va chạm với cả đàn thì khác.

"Chiếc máy bay được thiết kế để chịu đựng va chạm với chim. Máy bay được thử nghiệm va chạm với xác chim bắn từ súng để kiểm nghiệm độ bền của kính chắn gió và các bộ phận khác. Tôi từng va chạm với chim nhiều lần, và lần tệ nhất chỉ để lại một vết lún trên thân máy bay", phi công Patrick Smith nói trên Telegraph.

Vì sao các máy bay không bị va chạm
Một chiếc Boeing 737 tại Sudan bị hỏng phần mũi vì va chạm với chim khi vừa cất cánh. Ảnh: Aviation WG.

Khi chim bị cuốn vào động cơ máy bay, chúng ngay lập tức bị xé thành nhiều mảnh. Nếu con chim quá to, vụ va cham có thể làm hỏng động cơ.

"Mất một động cơ không khiến máy bay rơi ngay được, bởi máy bay vẫn có thể hoạt động khi một động cơ hỏng. Tuy nhiên, khi cả đàn chim va vào động cơ, hay khi va chạm với những loài chim lớn như ngỗng Canada, tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra", ông Stephen Landells, chuyên gia an toàn của Hiệp hội phi công Anh (BALPA) cho biết.

"Những con chim có thể làm cong, vỡ cánh quạt của động cơ. Chim càng to, nặng thì càng để lại hậu quả nghiêm trọng. Với tốc độ bay 250 knot, khi va chạm với một con ngỗng vừa phải, máy bay sẽ chịu lực tương đương 22,6 tấn.

Những loài chim nhỏ, đi theo đàn cũng có thể gây ra tai nạn. Năm 1960, máy bay của Eastearn Airlines từng rơi ở Boston sau khi va chạm với một đàn chim sáo đá", ông Smith giải thích.

Làm thế nào để máy bay tránh va chạm với chim?

Năm 2009, máy bay Airbus A320 do cơ trưởng Chesley "Sully" Sullenberger điều khiển vừa cất cánh từ sân bay LaGuardia Airport, thành phố New York thì va chạm với một đàn ngỗng. Vụ va chạm khiến cả hai động cơ của máy bay bị hỏng, và hành khách chỉ sống sót nhờ cơ trưởng Sully điều khiển máy bay hạ cánh xuống sông Hudson.

Vì sao các máy bay không bị va chạm
Vụ tai nạn nổi tiếng năm 2009, khi máy bay từ New York va chạm với chim và phải đáp xuống sông. Bộ phim Sully ra mắt năm 2016 lấy kịch bản từ chính vụ tai nạn này. Ảnh: AP.

Vụ tai nạn nổi tiếng này đã được dựng thành bộ phim ra mắt năm 2016. Sau tai nạn, chính quyền thành phố New York quyết định thực hiện nhiều biện pháp để giảm số lượng chim xung quanh sân bay. Theo AP, từ năm 2009 đến 2017, thành phố đã giết gần 70.000 con chim để đảm bảo an toàn cho các sân bay.

Giảm lượng chim gần sân bay là biện pháp chung để hạn chế số vụ tai nạn do va chạm với chim. Ngoài những biện pháp sinh học, các sân bay còn ứng dụng công nghệ để đuổi bớt chim. Súng siêu âm, đèn laser hay giả âm thanh của chim, thú săn mồi là các biện pháp giúp chim không tập trung về sân bay.

"Chúng tôi theo dõi hoạt động của chim 24/7 và lưu lại mọi thứ. Chúng tôi cũng có nhiều chiến thuật để xua bớt chim đi như sử dụng xe gắn loa, loại bỏ các nguồn thức ăn, kiểm soát độ dài của cỏ và theo dõi hướng bay của chim", Joe Audcent, nhân viên an ninh tại sân bay Heathrow, Anh chia sẻ.

"Phi công có nhiều biện pháp để đảm bảo loài chim nhận ra máy bay đang đến gần. Quan trọng nhất là phải bật đèn, kiểm soát tốc độ để những con chim có thể tránh được máy bay", ông Landells cho biết.

Tại sao Wi-Fi trên máy bay lại chậm và rất đắt Khi đi máy bay, nhiều hành khách muốn có Wi-Fi để lướt mạng xã hội hoặc làm việc. Tuy nhiên giá dịch vụ Wi-Fi trên máy bay thường rất đắt, trong khi tốc độ mạng chậm như rùa.