Ví dụ về quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

Bài làm:

Ví dụ 1: trong thơ hình ảnh về trăng hiện ra như những người bạn tri âm tri kỉ của người thi sĩ, trăng luôn đồng cảm với những tâm sự của con người. Nhưng trong thơ Hàn Mặc Tử, biểu tượng trăng – hồn – máu ăn sâu vào trong tâm khảm nhà thơ, là những gì kinh dị nhất nhưng cũng lộng lẫy nhất mà thơ ca có được. Trăng chẳng hạn:            Trăng tự tử            Trăng sắp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu            Trăng vàng, trăng ngọc            Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủHay: Trăng có khi mang tính cách của một con người trần tục.Trăng là đối tượng tác giả hướng đến, làm tác giả cũng cảm thấy đau đớn khi thấy trăng chết, trăng quằn quại, úa tàn.            Ta hoảng hồn, hoảng vía, hoảng thiên            Nhảy ùm xuống giếng vớt trăng lên                                                            (Trăng tự tử)==> Như vậy, các nhà thơ hiện đại đã thể hiện những quan điểm cá nhân khác nhau, những suy ngẫm khác nhau về cùng một sự vật, hiện tượng

Ví dụ 2: Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng như giữa một loài và cá thể. Chim là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng bằng hai chân, có mỏ, đẻ trứng, có cánh, có lông vũ và biết bay (phần lớn).


Tuy nhiên, chim cánh cụt lại không biết bay nhưng có khả năng bơi rất giỏi. Nó mang những đặc điểm chung khác với loài chim đồng thời cũng mang những đặc điểm riêng.

Câu hỏi Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân được trả lời bởi các giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Hy vọng sẽ giúp các em nắm được bài học một cách tốt nhất.

Đăng bởi: Hanoi1000.vn

Chuyên mục: Giáo dục

Câu 1. Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa thế nào?

Trong bài Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến viết:

                                                   Bác Dương thôi đã thôi rồi,

                                                   Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

                                                                                       (Nguyễn Khuyến, Khóc dương Khuê)

- Chữ thôi nghĩa gốc: chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó (thôi học, thôi việc,...), là cách nói giảm.

- Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến, từ thôi (thứ hai) được dùng với nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống. Cách dùng này là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ thôi. Nó thể hiện rõ dấu ấn lời nói cá nhân của Nguyễn Khuyến.

Câu 2Nhận xét về cách sắp xếp từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?

  Hai câu thơ

                                Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

                                Đâm toạc chân mây đá mẩy hòn. thể hiện một nỗi niềm phẫn uất.

Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ ở đây đã Ịàm nổi bật sự phẫn uất của đá, cửa rêu mà cũng là sự phẫn uất của tâm trạng tác giả.

Câu 3. Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.

    Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân là quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Trong hiện thực, có rất nhiều hiện tượng cũng có mối quan hệ như vậy:

  - Ví dụ: Một chiếc tivi Samsung là sự hiện thực hoá của loại máy thu hình. Nó mang đầy đủ những đặc điểm chung của thể loại máy này (có bóng hình, có loa,...) song nó lại mang những đặc điểm riêng của thương hiệu.

  - Có thể nêu ví dụ khác về mối quan hệ giữa giống loài và từng cá thể, chẳng hạn: Giữa chim bồ câu với loài chim, giữa một con cá cụ thể với một loài cá,...

I. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội

- Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp (biểu hiện, lĩnh hội lời nói).

- Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội.

- Tính chung của ngôn ngữ bao gồm:

+ Các âm (nguyên âm, phụ âm) và thanh (huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, ngang).

+ Các tiếng (âm tiết), từ.

+ Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ).

- Quy tắc chung, phương thức chung

+ Quy tắc cấu tạo các kiểu câu: Câu đơn, câu ghép, câu phức.

+ Phương thức chuyển nghĩa từ: Từ nghĩa gốc sang nghĩa bóng.

+ Các quy tắc và phương thức còn lại thuộc các lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách của ngôn ngữ… có tính chất phổ biến và bắt buộc đối với mọi cá nhân khi giao tiếp trong cộng đồng.

II. Lời nói - sản phẩm của cá nhân

1. Giọng nói cá nhân:

Mỗi người một vẻ riêng, không ai giống ai.

2. Vốn từ ngữ cá nhân:

Mỗi cá nhân ưa chuộng và quen dùng những từ ngữ nhất định, phụ thuộc vào lứa tuổi, vốn sống, cá tính, nghề nghiệp, trình độ, môi trường địa phương …

3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ quen thuộc:

Mỗi cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, trong sự kết hợp từ ngữ, trong việc tách từ, gộp từ, chuyển loại từ hoặc trong sắc thái phong cách… tạo nên những sự biểu hiện mới.

4. Tạo ra những từ mới:

Cá nhân có thể tạo ra từ mới từ những chất liệu có sẵn và theo phương thức chung.

5. Vận dụng linh hoạt sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung:

Cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài…) có sự chuyển hóa linh hoạt so với những quy tắc và phương thức chung (lựa chọn vị trí cho từ ngữ, tỉnh lược từ ngữ, tách câu)… để tạo thành phong cách ngôn ngữ cá nhân.

III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

- Giữa ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội và lời nói của cá nhân có mối quan hệ hai chiều.

+ Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác. Khi nói, khi viết (phải huy động các yếu tố ngôn ngữ chung) hoặc khi nghe, khi đọc (sử dụng quy tắc và phương thức chung của ngôn ngữ cộng đồng).

+ Lời nói cá nhân là hiện thực hóa những yếu tố, quy tắc và phương thức chung của ngôn ngữ.

- Những sự biến đổi và chuyển hóa diễn ra trong lời nói cá nhân dần dần góp phần hình thành và xác lập những cái mới trong ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ chung phát triển.


Page 2

Ví dụ về quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

SureLRN

Ví dụ về quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

Hoạt động của GV - HSKIẾN THỨC CẦN ĐẠT BỔ SUNGII. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân : Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộở các phương diện sau :1. Giọng nói cá nhân. Vd : SGK 2. Vốn từ ngữ cá nhân. Vd : SGK3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từngữ chung quen thuộc. Vd : SGK 4. Việc tạo ra các từ mới. Vd : SGK5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo qui tắc chung, phương thức chung.

III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân :

Giữa ngơn ngữ chung và lời nói cá nhân có mối quan hệ hai chiều.+ Ngơn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồngthời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác. Muốn tạo ra lời nói khi nói, khi viết để thỏamãn nhu cầu biểu hiện và giao tiếp trong những tình huống cụ thể. Mỗi cá nhân phải huy độngcác yếu tố ngôn ngữ chung từ và vận dụng các qui tắc hoặc phương thức chung. Mặt khác,khi nghe, khi đọc, mỗi cá nhân cầnh tiếp nhận, tìm hiểu, lĩnh hội nội dung và mục đích giaotiếp trong lời nói của người khác, lúc đó, cá nhân cũng cần dựa trên cơ sở những yếu tốchung, những qui tắc và phương thức chung của ngôn ngữ.Hơn nữa, chính những sự biến đổi và chuyển hóa diễn ra trong lời nói cá nhân dần dần gópphần hình thành và xác lập những cái mới trong ngôn ngữ, nghĩa là làm cho ngôn ngữ chungphát triển. Vd : Qui tắc cấu tạo câu đơn gồm 3 phần : Trạng ngữ - Chủ ngữ - Vị ngữ đượcthực hiện qua câu thơ đầu tiên trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du :“Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài, chữ mệnh, khéo là ghét nhau”.Trang 6 30Tiết : …………. ĐỌC VĂNTỰ TÌNH Bài 2 Hồ Xuân HươngA. MỤC TIÊU BÀI HỌC : - Hiểu được đặc trưng thơ Nôm đường luật và tài năng thơ Nơm của Hồ XnHương, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị nhưng giàu sức biểu cảm, tinh tế. - Thấy được tâm trạng buồn tủi, phẫn uất của nhà thơ trước duyên phận éo le vàkhát vọng hạnh phúc, khát vọng sống trong thơ bà. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :- Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Tài liệu tham khảo. - Thiết kế bài họcC. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : - Giáo viên phát vấn, học sinh thảo luận, trả lời các câu hỏi.D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số.2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới.Hoạt động của GV - HSKIẾN THỨC CẦN ĐẠT BỔ SUNGHoạt động 1 :Hoạt động 2 :I. Tiểu dẫn : SGK II. Đọc - hiểu văn bản :1 Chủ đề :Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất của nhà thơ trước duyên phận éole và khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của Hồ Xuân Hương.2 Thể loại : TNBCĐLTrang 7 30Hoạt động của GV - HSKIẾN THỨC CẦN ĐẠT BỔ SUNG3 Phân tích : a. Hai câu đề :“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non”Tác giả chọn yếu tố thời gian : đêm khuya  vắng tĩnh nghệ thuật lấy động tả tĩnh vắng lặng  nghe rõ “văng vẳng tiếng trống”  cô đơn. “Cái hồng nhan” : ẩn dụ người congái tài hoa, nhan sắc. Nghệ thuật đảo ngữ “trơ” giữa lên đầu, câu càng nhấn mạnh cụ thể hoá“Cái hồng nhan”  tâm trạng rối bời thời gian qua nhanh Tuổi xuân tàn phai cơ hộitìm hạnh phúc khơng còn  cơ đơn. b. Hai câu thực :“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”Nữ sĩ tả cảnh để ngụ tình  Nàng tìm đến rượu mong say để tìm quên nhưng càng uốnglại càng tỉnh, lại càng đối diện với nỗi cô đơn - “hồng nhan bạc phận”, vầng trăng được vínhư tình dun và hạnh phúc, vậy mà vầng trăng ấy vẫn khuyết chưa tròn.c. Hai câu luận : “ Xiên ngang mặt đất rêu từng đámĐâm toạc chân mây đá mấy hòn” Hình ảnh ẩn dụ, mượn thiên nhiên để tảtình: “rêu” nhỏ nhưng vẫn vươn lên không chịu khuất phục, nó phải “xiên ngang mặt đất” .Động từ mạnh “đâm toạc” thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh, phản kháng của nữ sĩ.d. Hai câu kết : “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lạiMảnh tình san sẻ tí con con” Nói lên tâm trạng chán chường buồn tủi củanhà thơ. Ngán là chán ngán, là ngán ngẩm. “xuân đi xn lại lại” là cái vòng luẩn quẩn củatạo hóa. Câu cuối sử dụng nghệ thuật tăng tiến, đây không phải là khối tình, khơng là cuộc tìnhmà là mảnh tình, tức là bé, nhỏ. Mảnh tình béTrang 8 30Hoạt động của GV - HSKIẾN THỨC CẦN ĐẠT BỔ SUNGnhỏ lại bị san sẻ nên chỉ còn “tí con con”. Đó là tâm trạng của kẻ làm lẽ, nhưng đó cũng là nỗilòng chung của người phụ nữ trong xã hội xưa khi mà hạnh phúc, với họ luôn là chiếc chănhẹp.4 Nghệ thuật : Thơ Đường luật với bằng tiếng Việt, cáchdùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà cũng rất tinh tế.Tiết : …………. ĐỌC VĂNCÂU CÁ MÙA THU Thu điếuNguyễn KhuyếnA. MỤC TIÊU BÀI HỌC : - Hiểu được nghệ thuật tả cảnh, tả tình và nghệ thuật sử dụng tiếng Việt củaNguyễn Khuyến. - Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thu qua sự miêu tả của Nguyễn Khuyến.B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Tài liệu tham khảo.- Thiết kế bài họcC. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : - Giáo viên phát vấn, học sinh thảo luận, trả lời các câu hỏi.D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số.2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới.Trang 9 30Hoạt động của GV - HSKIẾN THỨC CẦN ĐẠT BỔ SUNGHoạt động 1 :Hoạt động 2 :Hoạt động 3 :