Ngành cntt là gì

Công nghệ thông tin (Tin học ứng dụng) là gì?

Ngành Công nghệ thông tin là 1 ngành nghề rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, có ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề khác nhau của xã hội. Bạn có thể tạm hiểu: Công nghệ thông tin là 1 ngành sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính, bao gồm phần cứng, phần mềm, để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Ngành cntt là gì

Tin học ứng dụng là một trong các cách gọi của ngành Công nghệ thông tin.

“Công nghệ thông tin” – gọi tắt là IT (Information Technology) trên thế giới bao gồm khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính. Ở Việt Nam, phạm vi của Công nghệ thông tin khá rộng, có thể chứa ngoài lĩnh vực máy tính. Nhu cầu xã hội trong ngành này chủ yếu tập trung vào: lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, kỹ thuật viên – chuyên viên thiết kế lập trình web, lập trình điện thoại di động, game, an ninh mạng…

Thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Công nghệ thông tin (Tin học ứng dụng) trong xã hội hiện nay và tương lai: “khát” nhân lực trầm trọng

Trong xu thế Thế giới chúng ta đang chuyển sang thời đại số hóa – Ngày nay, không có một ngành công nghiệp nào thiếu sự hiện diện của Công nghệ thông tin, đặc biệt đối với các ngành Công kỹ nghệ như Cơ điện tử, gia công khuôn mẫu, ngành sản xuất các thiết bị tự động, kỹ thuật robotics, với sự ra đời của các máy điều khiển chương trình số (CNC), các thiết bị điều khiển số (PLC), đã chứng minh Công nghệ Thông tin ngày càng có vai trò không thể thiếu được trong bước phát triển vượt bậc của Đất nước chúng ta trong giai đoạn hội nhập này.

Với mức tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường công nghệ thông tin ở Việt Nam đang “khát” nhân lực trầm trọng. Dự báo từ Vietnamworks, nước ta cần khoảng 1,2 triệu lao động IT tính đến năm 2020.

Trên thế giới, và ngay tại Việt Nam, Công nghệ thông tin là một trong những nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực. Nhiều doanh nghiệp thiếu nhân lực công nghệ thông tin trầm trọng, phải săn đón sinh viên từ khi chưa ra trường. Con số 1,2 triệu lao động chỉ là một trong những thống kê cho thấy, có rất nhiều cơ hội cho những người trẻ đam mê công nghệ thông tin khi theo đuổi ngành nghề này.

Ngành Công nghệ thông tin (Tin học ứng dụng) học những gì?

Ngành Công nghệ thông tin (Tin học ứng dụng) trang bị cho sinh viên những kiến thức về:

– Kỹ thuật lập trình, Thiết kế web, công nghệ phần mềm, Phân tích thiết kế hệ thống, Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Công nghệ JAVA , Lập trình hướng đối tượng, Đồ họa ứng dụng, Thiết kế hoạt ảnh, Xây dựng các phần mềm quản lý …

– Ngoài ra bạn cũng được trang bị các kiến thức về Kiến trúc máy tính, Mạng máy tính, Quản trị mạng, Quản trị WEB server,…

– Không thể thiếu đó là bạn được rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh giao tiếp và cả tiếng Anh chuyên ngành, rèn luyện và phát triển các kỹ năng cá nhân,…

Sinh viên có khả năng:

– Có khả năng lập trình, thiết kế xây dựng, bảo trì website, xây dựng các ứng dụng cho các doanh nghiệp, công ty. Ngoài ra sinh viên cũng có khả năng vận hành và nâng cấp phát triển các ứng dụng phần mềm của các công ty và doanh nghiệp, khai thác bảo trì các hệ thống cơ sở dữ liệu, bạn cũng có thể sử dụng và quản trị hệ thống mạng máy tính của doanh nghiệp.

– Công việc của các chuyên viên phần mềm là thiết kế, xây dựng các phần mềm quản lý, phần mềm theo nhu cầu riêng của các doanh nghiệp, phát triển và vận hành website cho công ty và doanh nghiệp, sinh viên có thể là lập trình viên, nhân viên kiểm thử phần mềm hay khảo sát, đặc tả các yêu cầu khách hành và phân tích giải pháp để phát triển ứng dụng theo nhu cầu doanh nghiệp. Phải biên soạn, rà soát các tài liệu hướng dẫn người sử dụng, tham gia triển khai và chuyển giao sản phẩm công nghệ cho khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì, bảo hành sản phẩm sau khi chuyển giao, tham gia đào tạo cho khách hàng sử dụng sản phẩm.

– Có khả năng học tập ở trình độ cao hơn để nâng cao trình độ nghiệp vụ, hoặc học thêm các chuyên ngành khác cùng ngành hoặc khác ngành.

– Ngoại Ngữ: B1 (Khung tham chiếu Châu Âu về Ngôn Ngữ).

 Những tố chất của người học Công nghệ thông tin (Tin học ứng dụng):

Ngành cntt là gì

Để kiểm tra mình có phù hợp với ngành nghề này, bạn hãy xem câu trả lời của bạn có phải là “đúng” hoặc “có” cho hầu hết các đặc điểm dưới đây không:

• Thông minh, tư duy logic tốt
• Khả năng phân tích, suy luận, xâu chuỗi các sự kiện • Khả năng sáng tạo và tìm ra các giả thuyết mới • Yêu thích và có khả năng làm việc lâu với máy tính • Yêu thích khoa học, thích các trò chơi trí tuệ • Học tốt môn toán, đặc biệt môn đại số • Kiên trì, cẩn thận, chịu được áp lực cao

• Vốn ngoại ngữ là cần thiết trong công việc

Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ thông tin (Tin học ứng dụng):

Người kỹ thuật viên với cương vị người vận hành, quản lý hệ thống, điều phối kỹ thuật trong:
– Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm; các công ty tư vấn – thiết kế giải pháp mạng, giải pháp CNTT . – Các doanh nghiệp, công ty bảo trì, lắp ráp, phân phối máy tính và các thiết bị tin học.

– Các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng,…, các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT.

Hiện này ngành này nhu cầu rất cao vì công ty doanh nghiệp nào cũng có website cần xây dựng và duy trì phát triển hàng ngày, vì nay thời đại của công nghệ thông tin, truyền thông, thương mại điện tử các doanh nghiệp đều triển khai việc quảng bá hình ảnh công ty và kinh doanh trên mạng nên cần có người quản lý website, thiết kế xây dựng, phát triển và duy trì website. Hơn nữa nhu cầu có những sản phẩm phần mềm đặc thù cho doanh nghiệp nên bạn có thể làm việc ở bất kỳ ở công ty doanh nghiệp nào, từ trường học, bệnh viện, cơ quan xí nghiệp.

Hiện tại ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh riêng có rất nhiều công ty phát triển phần mềm và công ty gia công phần mềm cho nước ngoài đang hoạt động nên bạn có thể là thành viên của những công ty này.

Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ thông tin (Tin học ứng dụng):

Ngành cntt là gì

Người kỹ thuật viên với cương vị người vận hành, quản lý hệ thống, điều phối kỹ thuật trong:
– Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm; các công ty tư vấn – thiết kế giải pháp mạng, giải pháp CNTT . – Các doanh nghiệp, công ty bảo trì, lắp ráp, phân phối máy tính và các thiết bị tin học.

– Các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng,…, các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT.

Hiện này ngành này nhu cầu rất cao vì công ty doanh nghiệp nào cũng có website cần xây dựng và duy trì phát triển hàng ngày, vì nay thời đại của công nghệ thông tin, truyền thông, thương mại điện tử các doanh nghiệp đều triển khai việc quảng bá hình ảnh công ty và kinh doanh trên mạng nên cần có người quản lý website, thiết kế xây dựng, phát triển và duy trì website. Hơn nữa nhu cầu có những sản phẩm phần mềm đặc thù cho doanh nghiệp nên bạn có thể làm việc ở bất kỳ ở công ty doanh nghiệp nào, từ trường học, bệnh viện, cơ quan xí nghiệp.

Hiện tại ở Việt Nam nói chung và các thành phố lớn nói riêng có rất nhiều công ty phát triển phần mềm và công ty gia công phần mềm cho nước ngoài đang hoạt động nên bạn có thể là thành viên của những công ty này.

Mức lương có thể đạt được:

Công việc này đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy và công sức rất nhiều vì công nghệ phát triển rất nhanh nên một chuyên viên lập trình coder, kiểm thử phần mềm (tester) hay các công việc liên quan đến lĩnh vực này, rất nhiều áp lực, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng thì thu nhập mà các chuyên viên phần mềm nhận được cũng tương xứng.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho vị trí thiết kế website, bảo trì và vận hành website của các công ty khá lớn. Đồng thời, mức lương mà các nhân viên thuộc lĩnh vực này nhận được tương đối cao. Trong thời gian thử việc thu nhập từ 200 – 250 USD/tháng. Nhân viên chính thức thường nhận từ 250 – 400 USD/tháng, 300 – 600 USD/tháng. Còn chuyên viên lập trình, phân tích thiết kế và vận hành dự án phần mềm thì lương cao hơn có thể lên từ nghìn USD hay cao hơn tùy vị trí.

Trong thời đại kỷ nguyên số như hiện nay, ngành Công nghệ thông tin luôn có nhu cầu rất lớn về nguồn lao động. Tuy nhiên, vẫn nhiều bạn trẻ đặt ra câu hỏi: Công nghệ thông tin là gì? Vậy hãy cùng Swinburne Việt Nam tìm hiểu về nội dung học và xu hướng của ngành Công nghệ thông tin nhé!

Ngành cntt là gì

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Chúng ta đang sống trong thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đây là thời kỳ gắn với những đột phá về công nghệ. Công nghệ thông tin được coi là nền tảng cho các ngành khác phát triển. Sự thay đổi công nghệ gây tác động lớn tới thị trường lao động. Theo đó, nhiều việc làm truyền thống sẽ mất đi, nhiều công việc mới, cơ hội mới sẽ xuất hiện.

Ngành Công nghệ thông tin (Information Technology) được biết đến là ngành học áp dụng các phương pháp và các công cụ để đào tạo về sử dụng các phần mềm, hệ thống máy tính, công cụ và hệ thống mạng Internet. Từ đó các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ biết cách lập trình để quản lý thông tin, vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ và hệ thống mạng.  

Nội dung học của ngành Công nghệ thông tin

Trọng tâm của ngành học là những kiến ​​thức, kỹ năng cần thiết cho các loại công việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức nền tảng (Core) về ngành Công nghệ thông tin trước khi tiếp cận học sâu hơn về chuyên ngành (Major). Các kiến thức nền tảng có thể kể đến ví dụ như: Phát triển web, Giải quyết vấn đề bằng ICT, các Ngôn ngữ lập trình, Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu, Hệ thống mạng, Cloud, Hệ thống thông tin doanh nghiệp. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được học thêm về quản trị dự án Công nghệ thông tin và các vấn đề trong Công nghệ thông tin.

Liên quan tới các ngành học, sinh viên có thể lựa chọn học rất nhiều các ngành khác nhau. Một số ngành hoặc chuyên ngành có thể kể đến như:

1. Công nghệ phần mềm:

Ngành học Công nghệ phần mềm cung cấp cho sinh viên nền tảng toàn diện về phát triển các phần mềm ứng dụng để xử lý thông tin hoặc điều khiển các thiết bị. Cụ thể, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về lập trình theo một số ngôn ngữ như PHP, Java, Ruby…Sinh viên cũng được học để sử dụng phần mềm điều kiển các hệ thống thiết bị, đặc biệt là thiêt bị Mobil, IoT, Robotic. Sinh viên cũng được học các nội dung về quản lý và phân tích dữ liệu lớn (bigdata), ứng dụng trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng.

2. Chuyên ngành Quản trị hệ thống:

Ngành học Quản trị hệ thống cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về quan trị hệ thống thông tin trong các tổ chức. Sinh viên sẽ được học cách quản lý nhu cầu về Công nghệ thông tin trong tổ chức, hệ thống máy tính, phát triển websites, quản trị hệ thống mạng và các thiết bị mạng, hệ thống máy chủ, an toàn thông tin. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ đủ khả năng tạo nghiên cứu, phân tích nhu cầu và đưa ra các giải pháp cơ sở hạ tầng chính xác và phù hợp.

3. Chuyên ngành IoT:

Chuyên ngành sẽ dạy sinh viên cách lập trình và làm việc với nhiều thiết bị IoT khác nhau. Đồng thời sinh viên cũng sẽ được cung cấp những kiến thức rõ ràng về cách công nghệ mới đang định hình tương lai của việc kết nối. Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ trở nên tự tin và sẵn sàng làm việc trong lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh này.

4. Chuyên ngành Phân tích dữ liệu

Trọng tâm chính của chuyên ngành Phân tích dữ liệu là khả năng sử dụng công nghệ và phát triển các ứng dụng hỗ trợ cho việc phân tích và xử lý dữ liệu trong các tổ chức. Chuyên ngành Phân tích dữ liệu sẽ hướng dẫn cho sinh viên cách thu thập các loại dữ liệu khác nhau. Đồng thời sinh viên sẽ được học cách sử dụng các công cụ mới nhất để lưu trữ, xử lý, trích xuất và trực quan hóa dữ liệu.

5. Chuyên ngành Khoa học Máy tính

Khi theo học chuyên ngành Khoa học Máy tính, sinh viên sẽ học cách kết hợp chặt chẽ giữa các kỹ năng Công nghệ thông tin truyền thống và tư duy thiết kế hiện đại. Từ đó, có thể thiết kế, phân tích và triển khai các hệ thống phần mềm trong các tổ chức lớn. Sinh viên cũng sẽ được đi sâu vào các chủ đề phức tạp như thuật toán, hệ thống máy tính, an ninh mạng.

6. Ngành An ninh mạng

An ninh mạng đã trở thành một phần của xã hội hiện đại. Trong chuyên ngành này, sinh viên sẽ được tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản về hệ thống mã hóa. Đồng thời, các bạn cũng sẽ được học về cấu tạo phức tạp của Internet. Ngoài ra, chuyên ngành An ninh mạng sẽ cung cấp cho sinh viên các kỹ năng thực tế để phân tích và đối phó với các mối đe dọa.

7. Chuyên ngành Hệ thống thông tin kinh doanh

Thông qua chương trình học, sinh viên sẽ được cung cấp các kỹ năng để thực hiện các phân tích và kiểm toán kinh doanh phức tạp bao gồm giải quyết vấn đề, mua lại và triển khai hệ thống. Chương trình học đã kết hợp kiến thức trên với kiến thức về thiết kế và triển khai cơ sở dữ liệu, quản lý dự án, kinh doanh, mạng xã hội và quản lý hệ thống thông tin. Chính vì vậy, sau tốt nghiệp, sinh viên sẽ có kỹ năng phân tích các vấn đề kinh doanh và phát triển các giải pháp CNTT.

8. Chuyên ngành Phát triển Game

Chuyên ngành sẽ xây dựng kỹ năng và kiến thức cho sinh viên trong việc thiết kế và lập trình trò chơi máy tính. Đồng thời sinh viên sẽ hiểu rõ cách áp dụng công nghệ đa phương tiện và internet cho việc phát triển trò chơi. Khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ hiểu cách phát triển trò chơi máy tính cũng như các ứng dụng.

9. Chuyên ngành Quản lý dữ liệu

Với các khóa học quản lý dữ liệu, sinh viên sẽ có được các kỹ năng để thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu cũng như ứng phó với những thách thức mới trong việc quản lý dữ liệu kỹ thuật số. Sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu các phương pháp thống kê và công cụ cần thiết để xử lý và quản lý tập dữ liệu.

10. Chuyên ngành Viễn thông

Sinh viên sẽ không chỉ được dạy về các lĩnh vực chính của ngành viễn thông. Sinh viên sẽ còn được học về việc lập kế hoạch, xây dựng và duy trì nhiều loại mạng viễn thông. Trong chuyên ngành này, sinh viên cũng sẽ được học thêm về những nội dung khác. Có thể kể đến như truyền thông RF, điện tử kỹ thuật số / tương tự, lập trình phần mềm, Unix và toán học.

11. Chuyên ngành Thiết kế phần mềm

Sinh viên sẽ được tìm hiểu về dữ liệu lớn, điện toán xanh và an ninh mạng. Đồng thời sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu về tác động của chúng đến cách chúng ta thiết kế và sử dụng công nghệ. Chương trình học cũng sẽ cung cấp sinh viên lý thuyết thiết kế kết hợp các khái niệm đó với nhau thành một gói giải quyết các vấn đề và tạo ra trải nghiệm người dùng cuối thỏa mãn.

12. Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm

Thông qua chuyên ngành, sinh viên sẽ học cách hiểu và giải quyết các vấn đề phức tạp bằng công nghệ tiên tiến. Sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu mối quan hệ giữa thiết kế, xây dựng và bảo trì. Với hướng dẫn thực hành, sinh viên sẽ nắm rõ các kỹ năng và kỹ thuật thực tế để xây dựng các ứng dụng, phần mềm di động.

13. Chuyên ngành Quản lý dự án

Chuyên ngành Quản lý dự án không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên môn để quản lý các dự án khác nhau. Sinh viên sẽ được tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản cần thiết để trở thành người quản lý dự án chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ thành thạo tất cả các loại hình dự án trong nhiều ngành công nghiệp.

14. Chuyên ngành Công nghệ truyền thông kĩ thuật số

Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ có được kinh nghiệm thực tế về thiết kế web, thiết kế trực quan, lập trình và tích hợp cơ sở dữ liệu. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có đủ kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức để làm việc trong các lĩnh vực như đa phương tiện, thiết kế web, lập trình web, sản xuất video.

15. Chuyên ngành Thiết kế và kỹ thuật Mạng Công nghệ thông tin

Chuyên ngành này sẽ cung cấp cho sinh viên nội dung và xu hướng mới nhất về công nghệ thông tin và thiết kế mạng. Sinh viên sẽ được tìm hiểu những điều cơ bản về mạng máy tính, các mạng kỹ thuật số cục bộ và cách cải thiện chúng.

Xu hướng việc làm của ngành Công nghệ thông tin

Trong quá chuyển đổi số, các tại Việt Nam và các nước phát triển đang cần một lực lượng khổng lồ nhân lực ngành CNTT. Việc làm về ngành CNTT không chỉ tại Việt Nam mà ngày càng đang hướng ra phục vụ toàn cầu. Hiện nay, khoảng 60% thị trường CNTT tại Việt Nam là phục vụ cho nhu cầu của thị trường toàn cầu.

Học ngành CNTT, bạn nên định vị bản thân không chỉ làm cho thị trường trong nước và có thể làm việc toàn cầu. Thế giới phẳng nên bạn có thể ngồi tại Việt Nam và làm việc toàn cầu với thu nhập cao.

Tuy nhiên, để có thể là việc toàn cầu, bạn cầu đào tạo khả năng sử dụng tiếng Anh và các kỹ năng của công dân toàn cầu và các kiến thức, kỹ năng tiệm cận với trình độ nhân lực ngành CNTT trên thế giới. Các chuyên ngành CNTT liên quan tới Bigdata, Data Science, AI, Cloud, Cybersecurity, IoT đang có nhu cầu không hạn chế để làm việc cho các tập đoàn trên thế giới.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc tại các vị trí như:

  • Trở thành lập trình viên phần mềm, kỹ sư phát triển phần mềm;
  • Kiến trúc sư phần mềm – Kỹ sư kiểm thử (test) phần mềm;
  • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng  máy tính,…);
  • Các chuyên viên quản trị hệ thống mạng, an toàn thông tin;
  • Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin.

Xem thêm: 

Mức lương của ngành Công nghệ thông tin là bao nhiêu?

Ngành cntt là gì

Hiện tại, lương trung bình của lập trình viên tại Việt Nam dao động 10 – 25 triệu đồng mỗi tháng tùy theo kinh nghiệm làm việc.

Trong đó, ở phân khúc lập trình web, các lập trình viên mới ra trường có mức lương 8 – 13 triệu đồng cho lập trình viên front-end – những người sử dụng các ngôn ngữ HTML, CSS hay ngôn ngữ lập trình Javascript để các lập trình viên thiết kế ra các giao diện ứng dụng hoặc trang web cho người dùng.

11 – 15 triệu đồng cho lập trình viên back-end – người quản lý máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Trong khi đó, các vị trí quản lý có mức lương cao dao động 30 – 66 triệu đồng và xu hướng vẫn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Học Công nghệ thông tin tại Swinburne có gì khác biệt?

Ngành Công nghệ thông tin của Swinburne được xếp hạng 251 theo ngành học (QS2020) trên thế giới và tuân thủ theo tiêu chuẩn kiểm định của ACS (Australian Computer Society) của Australia. Chương trình đào tạo Cử nhân Công nghệ thông tin của Swinburne đã được thiết kế nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển của ngành này. Chương trình học cập nhật các nội dung mới nhất về công nghệ trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Các công nghệ mới như Big Data; IoT; Block Chain; Data Science; AI; Cloud.

Sinh viên Công nghệ thông tin Swinburne sẽ học tập thông qua trải nghiệm gắn với các dự án thực tế tại Tập đoàn FPT. Đây là một trong các đơn vị đi đầu, tiên phong trong việc chuyển đổi số tại Việt Nam và trên thế giới. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của Tập đoàn FPT là tập đoàn hàng đầu về công nghệ thông tin tại Việt Nam, sinh viên cũng sẽ được tham gia học cùng với các Mentor (chuyên gia trong ngành). 

Định vị của các bạn học tại Swinburne là khả năng làm việc toàn cầu và tham gia vào lực lượng các chuyên gia trong ngành CNTT trên thế giới. Swinburne đào tạo công dân toàn cầu có khả năng làm việc quốc tế với các kiến thức và kỹ năng toàn cầu. Đây là một cơ hội rất to lớn cho các bạn trẻ có thể tận dụng được các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 của Việt Nam.