Ví dụ về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

    (trang 54 sgk Công nghệ 10): Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?

    Trả lời:

    Vì mỗi biện pháp phòng trừ đều có những ưu điểm và nhược điểm. Sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ để giảm nhẹ nhược điểm và phát huy ưu điểm.

    (trang 55 sgk Công nghệ 10): Em hãy cho biết tác dụng của các biện pháp kĩ thuật trong phòng trừ tổng hợp dịch cây trồng là gì?

    Trả lời:

    – Cày bừa, tiêu hủy tàn dư cây trồng: Tạo môi trường không thuận lợi, phá hủy tàn dư của nguồn bệnh.

    – Tưới tiêu hợp lí, gieo trồng đúng thời vụ: Để cây phát triển tốt để kháng được sâu bệnh.

    – Luân canh cây trồng: Thay đổi môi trường sống của sâu bệnh hại.

    Câu 1 trang 56 Công nghệ 10: Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

    Lời giải:

    Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng kết hợp, đồng thời nhiều biện pháp trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí sao cho những nhược điểm của các biện pháp được phát huy và khắc phục những nhược điểm.

    Câu 2 trang 56 Công nghệ 10: Nêu nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

    Lời giải:

    Nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng:

    – Trồng cây khỏe.

    – Sử dụng thiên địch để khắc chế sâu, bệnh.

    – Cần phát hiện kịp thời sâu, bệnh để có những biện pháp để giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

    – Bổ sung kiến thức cho nông dân để họ có thể áp dụng vào thực tiễn và phổ biến cho những người khác.

    Câu 3 trang 56 Công nghệ 10: Nêu những biện pháp chủ yếu trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

    Lời giải:

    – Sử dụng kĩ thuật: Cày sâu, bừa kĩ, tiêu hủy tản dư cây trồng, tưới tiêu hợp lí, luân canh, gieo trồng đúng thời vụ.

    – Sử dụng thiên địch: dùng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để ngăn chặn, giảm thiệt hại của sâu, bệnh.

    – Sử dụng cây chống chịu, bệnh.

    – Sử dụng thuốc hóa học: Được dùng khi dịch hại tới ngưỡng cao mà các biện pháp khác không còn hiệu quả.

    – Sử dụng cơ giới, vật lí: Dùng bẫy ánh sáng, mùi vị, bắt bẳng tay, bằng vợt để làm giảm sâu bệnh.

    – Biện pháp điều hòa: Giữ cho bệnh hại chỉ phát triển ở mức độ nhất định để giữ cân bằng sinh thái.

    Câu 4 trang 56 Công nghệ 10: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng có những ưu điểm gì?

    Lời giải:

    Ưu điểm của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là phát huy được ưu điểm, hạn chế nhược điểm hơn so với sử dụng đơn lẻ một biện pháp.

    Câu 5 trang 56 Công nghệ 10: Em hãy kể tên một số thiên địch ở địa phương em mà em biết.

    Lời giải:

    – Bọ cánh cứng 3 khoang tiêu diệt sâu non.

    – Bọ xít nước ăn thịt tiêu diệt bọ rầy.

    – Ong đen kí sinh bọ xit tiêu diệt bọ xít.

    – Chuồn chuồn kim tiêu diệt bướm hại.

    Câu hỏi: Điều kiện nào thì sâu bệnh phát triển thành dịch? Làm thế nào để hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng?Trả lời:- khi có nguồn sâu bệnh, lại gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh; sử dụng giống có khả năng chống chịu sâu bệnh kém; chăm sóc không tốt sẽ phát triển thành dịch.- Nếu ngăn chặn một hay một số các ĐK nêu trên; sâu, bệnh sẽ hạn chế phát triển.Ta đã biết, từ nguồn sâu bệnh có thể phát triển thành dịch. để tránh phát triển thành dịch bệnh hại cây trồng ngày nay người ta đã sử dụng : phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Vậy thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Dựa vào cơ sở nào mà đề ra biện pháp phòng trừ Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?H: Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Vì sao phải áp dụng phòng trừ tổng hợp dịch hại?TL: Là phối hợp các biện pháp phòng trừ một cách hợp lí để phát huy hết ưu điểm và khắc phục nhược điểm của mỗi phương pháp?Hoạt đông 2: Tìm hiểu nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại?- Dịch hại bao gồm bất cứ cơ thể sống nào gây hại hoặc gây ra thiệt hại đối với lợi ích cây trồng của con người.- Dịch hại bao gồm sâu, bệnh, chim, chuột, cỏ dại, nhện...Tìm hiểu mục II trong SGK trả lời câu hỏi sau: H: - Thế nào là cây khoẻ? - Thiên địch là gì? Nêu vài VD về các thiên địch? - Tại sao cần bồi dưỡng để nông dân trở thành chuyên gia trên đồng ruộng?TL:- Cây khoẻ là cây không mang mầm bệnh, có khả năng chống chịu với sâu bệnh cao.- Thiên địch là những sinh vật có ích, tiêu diệt sâu hại và nấm gây bệnh Ví dụ: Chim sâu, ếch nhái, chuồn chuồn, bọ rùa, ong kí sinh.- Nông dân là người trực tiếp sản xuất, nếu có hiểu biết về BVTV, họ sẽ chủ động phòng chống dịch hại có hiệu quả cao. - Trồng cây khoẻ .- Bảo tồn thiên địch- Thường xuyên thăm đồng ruộng.- Nông dân trở thành chuyên giaNguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng: `Các bpPhòng trừChỉ tiêuNội dungưu điểmNhược điểmKĩ thuậtSinh họcSD giống chống chịu sâu bệnhHoá họcCơ giới vật líĐiều hoàCày bừa, bón phân tưới tiêu hợp lí, điều chỉnh thời vụ , luân canh... - Dùng thiên địch - Dùng sản phẩm sinh vậtTạo, chọn giống chống chịu sâu bệnh.Bãy bằng ánh sáng, mùi vị;bắt bằng vợt, tay...Phối hợp 5 biện pháp trên phòng trừ sâu bệnh cho phù hợpDùng thuốc hoá học diệt trừ sâu, bệnh hạiRẻ tiền ít tốn công, đơn giản; không gây ah đến sức khoẻ người và gia súcSử dụng an toàn, có hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trườngKhông gây ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa sự phát triển của dịch hạiDiệt trừ sâu, bệnh nhanh chóng với số lượng lớn, năng suất cây trồng ổn định tăngHiệu quả cao, giữ cho dịch hại phát triển ở mức độ nhất định, giữ cân bằng sinh tháiDiệt trừ trực tiếp dịch hại, phù hợp với hoạt động nông nghiệp, dễ tiến hànhThời gian nghiên cứu, tạo giống chống dịch hại lâu ? Khó ngăn chặn khi sâu bệnh phát triển thành dịch lớnGây ô nhiễm môi trường,xuất hiện tính chống thuốc của dịch hại, phá vỡ cân bằng sinh tháiĐòi hỏi phải có kiến thức, hiểu biết về các biện pháp phòng trừVận dụng khó khăn, việc nuôi thả có thể đắt tiền, phụ thuộc vào thiên nhiênCó hiệu quả lâu, Khó ngăn chặn khi sâu bệnh phát triển thành dịch lớn


    I. Mục tiêu:
                1. Kiến thức:             Học sinh hiểu thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng và trình bày nguyên lí cơ bản trong phòng trừ dịch hại.

                3. Thái độ:

                Nắm được có khả năng vận dụng vào được thực tế sản xuất các biện pháp phòng trừ tổng hớp dịch hại cây trồng.

    II. Phương pháp: Hỏi đáp + diễn giảng, học nhóm.


    III. Phương tiện:
                1. Chuẩn bị của thầy:             Nội dung phòng trừ tổng hợp và các tranh ảnh có liên quan.

                2. Chuẩn bị của trò:

                Nội dung bài mới và sưu tầm tranh ảnh có liên quan.

    IV. Tiến trình bài giảng:


                1. Kiểm tra bài cũ:             Những điều kiện môi trường như thế nào là thích hợp cho sự phát triển của sâu bệnh.

                2. Mở bài:

                Nắm được các phương pháp ảnh hưởng của sâu hại => đề ra những biện pháp phòng trừ.

                3. Phát triển bài:


     

    NỘI DUNG BÀI HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
    I. Khái niệm:   - Phối hợp các biện pháp hợp lý để phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm ở mỗi phương pháp. * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phòng trừ tổng hợp dịch hại cây. + Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?

    + Vì sao phải áp dụng phòng trừ tổng hợp dịch hại?

          - Phối hợp các phương pháp phòng trừ  1 cách hợp lý. - SGK.
    II. Nguyên lý cơ bản:     - Trồng cây khỏe. - Bảo tồn thiên địch. - Thường xuyên thăm đồng

    - Bồi dưỡng nông trở thành chuyên gia.

    * Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lý phòng trừ tổng hợp dịch hại: - Gọi học sinh đọc mục II sgk/54 và giáo viên tóm tắt - Học sinh thảo luận các câu hỏi. + Thế nào là cây khỏe?   + Thiên địch là gì? Nêu ví dụ.     + Tại sao phải bồi dưỡng nông dân trở thành chuyên gia?

    Chuyển ý:


    Các nguyên lý cơ bản phòng trừ dịch hại phải có các biện pháp cụ thể.
    - Học sinh đọc   - Cây không mang bệnh khả năng >< cao. - Sinh vật có ích ; Ví dụ: Chuồn chuồn. bọ rùa, ếch nhái...

    - Vì nông dân trực tiếp sản xuất, nếu có hiểu biết sẽ chủ động phòng trừ dịch hại có hiệu quả cao.

    III. các biện pháp chủ yếu:
    1. Biện pháp kỹ thuật. - Cày bừa. - Vệ sinh đồng ruộng. - Tưới tiêu hợp lý và bón phân hợp lý. - Luân canh. - Gieo trồng đúng thời vụ.

    2. Biện pháp sinh học:

    - Dùng thiên địch hoặc sản phẩm của chúng diệt trừ sâu hại.        

    3. Sử dụng cây trồng chống chịu sâu bệnh:

    - Dùng cây giống chứa gen chống sâu bệnh.      

    4. Biện pháp hoá học:

    - Dùng thuốc hoá học phòng trừ dịch hại.    

    5. Biện pháp cơ giới vật lý:

    - Dùng bẫy, vợt, tay... bắt sâu hại,        

    6. Biện pháp điều hoà:

    - Giữ dịch hại ở mức nhất định nhằm cân bằng sinh thái.
    * Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp chủ yếu. + Có các biện pháp chủ yếu nào? + Nêu các biện pháp kỹ thuật  và cho biết tác dụng của từng biện pháp.       + Áp dụng biện pháp sinh học như thế nào? Có lợi gì? - Đây là biện pháp tiên tiến nhất hiện nay. Hiện nay các nước đã gây nuôi và nhập nội các giống thiên địch và thuần hoá được 120 loài côn trùng ký sinh và ăn thịt. ở viện nghiên cứu nông nghiệp đã sản xuất ong mắt đỏ trừ sâu đục thân. + Chúng ta cần phải làm gì để góp phần thực hiện tốt biện pháp sinh học? - Giáo viên thông báo: Khi cây trồng bị sâu bệnh xâm nhập, nhiều cây trồng có phản ứng tự vệ... - Khi sâu bệnh phát triển mạnh, người ta sử dụng biện pháp hoá học. + Thế nào là biện pháp hoá học? + Có nên sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu hại? tại sao?     + Vậy khi nào thì mới sử dụng thuốc hoá học? - Giáo viên thông báo: Đây là biện pháp quan trọng, có thể dùng vợt, tay, bẫy  để bắt sâu hại. Bẫy đèn: Bắt bướm, bẫy men, mật hấp dẫn loài thích thơm, chua... - Giáo viên thông báo: Biện pháp điều hoà là sự phối hợp các biện pháp phòng trừ một cách hợp lý để giữ dịch hại ở mức ổn định không phát triển thành dịch hại.

    - Chúng ta biết rằng, quần thể sâu bệnh (phát triển có nhiều dạng, nêu áp dụng thiên về một biện pháp thì không bị tiêu diệt mà còn có thể phát triển thành dịch. Do đó chúng ta cần phối hợp các biện pháp và bảo vệ thiên địch.

    - Có 6 biện pháp và tác dụng.

    + Cày bừa + vệ sinh đồng ruộng + Tưới tiêu bón phân hợp lý. + Luân canh

    + Gieo trồng đúng thời vụ.

    -Diệt sâu hại trong đất. -Phá nơi cư trú - cấy phát triển nâng cao khả năng > < sâu hại liên tục

    - sâu hại không có điều kiện sống.

    - Dùng thiên địch hay các sản phẩm của chúng.     - Bảo vệ thiên địch, gây nuôi và bảo vệ các loài côn trùng có ích.         - Sử dụng thuốc hoá học phòng trừ dịch hại không: + Có hại cây trồng: chay lá. + Ô nhiễm môi trường, + Giảm tác dụng diệt trừ sâu hại.

    - Khi các biện pháp khác tỏ ra vô hiệu với dịch hại.


    4. Củng cố:
        Trả lời các câu hỏi:

    1. Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
    2. Hãy nêu những nguyên lý cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại.
    3. Biện pháp sinh học là gì? Ưu điểm của các biện pháp sinh học? Cho ví dụ về sử dụng các biện pháp sinh học.
    4. Chọn câu đúng (Đ) sai (S).

    a.........Gieo trồng đúng thời vụ. b.........Phun thuốc hoá học trừ sâu  cho cây giống trước khi gieo trồng. c..........Tưới tiêu và bón phân hợp lý. d............Sử dụng giống có khả năng kháng sâu bệnh.

    5. Dặn dò:

    - Đọc kỹ bài thực hành.

    - Trả lời các câu hỏi cuối bài.