Ví dụ về giao tiếp trong môi trường đa văn hóa

Ở bài viết đầu, qua quyển sách ‘The Culture Map’ - Erin Meyer, chúng ta đã hiểu phần nào về tầm ảnh hưởng của sự khác biệt văn hoá đến môi trường làm việc toàn cầu. Khi các nền văn hóa khác nhau cùng làm việc sẽ dễ xảy ra nhiều bất đồng quan điểm. Vậy liệu rằng những bất đồng này sẽ được giải quyết bằng cách nào? Trong bài viết này, JobStack Vietnam xin tiết lộ một số bí quyết giao tiếp đa văn hoá hiệu quả cho các doanh nghiệp toàn cầu.

>> Xem thêm: Sự khác biệt văn hoá – Những rào cản vô hình đang tồn tại trong khả năng giao tiếp của công ty đa quốc gia (Phần 1)

1. Bước đầu của giao tiếp đa văn hoá hiệu quả - Tại sao chúng ta cần hiểu rõ hơn về văn hoá nơi mình làm việc?

Việc hiểu rõ văn hoá nơi mình sống giúp ta nhận dạng được các điểm đặc trưng của con người, và từ đó, điều chỉnh hành động lời nói của chúng ta phù hợp hơn khi giao tiếp đa văn hoá. Nguồn gốc văn hoá không chỉ ảnh hưởng đến việc giao tiếp, mà còn tác động đến việc quản lý một tổ chức toàn cầu. Khi điều hành một đội ngũ nhân viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau, người quản lý, ngoài việc phải hiểu văn hoá nơi mình đang làm việc, mà cần có sự thấu hiệu góc nhìn của nhân viên khi sống trong nền văn hoá khác. 

Đầu tiên, để hiểu văn hoá nơi ta sống hơn, hãy lắng nghe những góc nhìn, đánh giá của các bạn đến từ các nền văn hoá khác ngay. Hầu hết mọi người đều có thói quen xấu là hay nổi giận khi một người ngoại quốc nhận xét, bình phẩm về văn hoá của mình. Thật ra, các bạn ngoại quốc sẽ cho ta cái nhìn khái quát hơn nền văn hoá mà chúng ta đang sống. Bởi vì sinh sống trong một nền văn hoá trong một khoảng gian khá lâu, có thể chúng ta sẽ khó nhận ra được những đặc điểm chung đại diện cho nền văn hoá này.

>> Nhấn vào đây để xem thêm các việc làm IT đang hot hiện nay!

2. Phân biệt các loại văn hoá giao tiếp ở mỗi quốc gia

Việc nắm các đặc điểm văn hoá giao tiếp rất quan trọng trong một cuộc đối thoại. Vì văn hoá này sẽ thay đổi liên tục trên mỗi quốc gia, người giao tiếp cần phải trau dồi kiến thức để có những chiến thuật giao tiếp hiệu quả. Văn hoá giao tiếp ở đây được phân loại trên hai dạng là low-context (nghèo ngữ cảnh) và high-context (giàu ngữ cảnh). 

Trong văn hoá nghèo ngữ cảnh, người nói thường có xu hướng bày tỏ quan điểm thật rõ ràng để chắc rằng người nghe thật sự hiểu những gì họ nói. Một cuộc giao tiếp tốt sẽ có những yếu tố cụ thể, dễ hiểu và bảo đảm việc truyền đạt hiệu quả. Thật ra, nếu bạn đến từ một nền văn hoá nghèo ngữ cảnh, bạn sẽ nhận xét một người là giao tiếp không hiệu quả hay không đáng tin khi họ sử dụng hàm ý trong lúc nói chuyện. Mỹ được xếp hạng cao nhất trong văn hoá nghèo ngữ cảnh trên thế giới, theo sau đó là các quốc gia Canada, Úc, Hà Lan, Đức và Anh. 

Ngược lại, ở văn hoá giàu ngữ cảnh, đa phần ở các quốc gia Châu Á thường giao tiếp dựa trên ý nghĩa hàm ý của cuộc hội thoại. Để có thể hiểu rõ được cuộc hội thoại, người nghe phải chú ý đến ngữ cảnh và bầu không khí xung quanh. Ở nền văn hóa này, một cuộc hội thoại được cho là hiệu quả ngoài nhiệm vụ truyền tải đúng thông tin mà còn phải có tính tinh tế, ngắn gọn và chứa nhiều tầng ý. Văn hoá này cũng tương tự như văn hoá ở các nước Châu Phi (Kenya và Zimbabwe), và mức độ nhẹ hơn như ở văn hoá Latin ở Mỹ và Châu Âu (Mexico, Brazil, and Argentina, Spain, Italy and Portugal). 

Người Nhật trong tiềm thức sẽ có thói quen đọc hiểu và giao tiếp dựa trên bầu không khí chung. Họ có một từ là ‘KY’ – kuuki yomenai, là một người không thể nghe hiểu bầu không khí chung. Ở đây, một người bị gọi ‘KY’, nếu họ không phải là một người lắng nghe tốt. 

Một sự thật ngược đời là, ở những nước có văn hoá giàu ngữ cảnh, người càng giỏi sẽ là người nghe hiểu tốt những ẩn dụ chứa trong câu từ và đọc được bầu không khí xung quanh. Nhưng điều đó ngược lại với những nơi nghèo ngữ cảnh khi người giao tiếp giỏi là người truyền đạt thông tin rõ ràng và cụ thể. Chúng ta có thể là người giao tiếp hiệu quả nhưng sẽ ngược lại với một số nền văn hoá khác.  

>> Đọc thêm rất nhiều blogs hấp dẫn của JobStack Vietnam tại đây nhé!

3. Chiến thuật thích nghi với từng loại văn hoá ngữ cảnh:

Tuỳ theo xuất thân văn hoá của chúng ta sẽ có những kế hoạch khách để thích nghi với loại văn hoá giao tiếp ngược lại. 

a. Người từ môi trường giàu ngữ cảnh nên làm gì với môi trường nghèo ngữ cảnh?

Người ở môi trường giàu ngữ cảnh thường giao tiếp ngắn gọn và có thể gây khó hiểu cho người nghe từ môi trường ngược lại. Hãy học cách nhận ra khả năng nghe hiểu của người đối diện ở mức độ nào và tập làm quen phát biểu chi tiết và cụ thể vấn đề hơn. Hãy mở đầu cuộc hội thoại bằng cách đưa ra chủ đề chính, tóm tắt lại những gì đã quyết định và nêu lên những bước làm việc tiếp theo. Để chắc chắn đã truyền tải đúng thông tin, hãy hỏi người nghe một lần nữa. Cuối cùng, tóm tắt lại nội dung đoạn hội thoại và trình bày chi tiết những vấn đề quan trọng bằng một chiếc email xác nhận. 

>> Liên hệ ngay với JobStack Vietnam về nhu cầu tuyển dụng nhân sự IT!

b. Người từ môi trường nghèo ngữ cảnh nên làm gì với môi trường giàu ngữ cảnh?

Trong môi trường này, chúng ta nên luyện tập lắng nghe và quan sát nhiều hơn. Đầu tiên, nỗ lực quan sát và phỏng đoán từ ngôn ngữ hình thể và yếu tố xung quanh cuộc hội thoại, đồng thời đặt câu hỏi xoáy vào vấn đề hơn nếu chưa thực sự hiểu rõ. Để xác thực thông tin, hãy dùng những câu hỏi mở để khai thác nhiều chi tiết hơn thay vì câu hỏi dạng có, không. Việc nhận biết những chi tiết hình thể và đặt câu hỏi sẽ giúp bạn dần quen với việc hiểu bầu không khí chung. Khi bạn đã quen với việc đó, bạn sẽ dễ dàng nhận biết được hàm ý của người nói. 

Ví dụ, để từ chối khéo cho vấn đề “bạn có thể hoàn thành dự án này trong tuần tới không”, người ta sẽ đưa ra những câu trả lời khái quát như “Hơi khó, nhưng tôi sẽ cố hết sức” hay là “Có thể được nhưng sẽ rất khó, tôi không hứa trước”, ...

Người dùng văn hoá giàu ngữ cảnh thường vô tình gây khó hiểu cho những người nghe khác đến từ văn hoá nghèo ngữ cảnh. Hãy thử tưởng tượng, nếu làm việc với người quản lý thuộc văn hoá nghèo ngữ cảnh, họ sẽ bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp trong vấn đề giao tiếp. Để giải quyết vấn đề giao tiếp này, dùng những câu hỏi xác thực để có thể hiểu nhau và làm việc hiệu quả hơn.

Khả năng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng trong môi trường kinh doanh. Trong môi trường làm việc đa văn hoá, ta có thể vấp phải những cái ‘bẫy ngôn ngữ’ do không đọc hiểu được suy nghĩ của đối phương. Một cuộc giao tiếp hiệu quả phụ thuộc vào hai yếu tố là lắng nghe và truyền đạt thông tin. Không phân biệt bạn là người thuộc văn hoá nghèo hay giàu ngữ cảnh, hãy là một người học hỏi nhanh, khôn khéo và linh động trong mọi trường hợp. Qua bài viết này, JobStack Vietnam hi vọng bạn có thể  hiểu rõ được văn hoá của quốc gia bạn cũng như sự khác biệt của các nền văn hoá. Đồng thời, hãy áp dụng hiệu quả các văn hoá ngữ cảnh trên phù hợp với môi trường làm việc của mình nhé.

>> Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng thế nào đến công cuộc xây dựng thương hiệu?

Trước tiên chúng ta cần hiểu giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.

Ví dụ về giao tiếp trong môi trường đa văn hóa

Giao tiếp đa văn hóa là sự tiếp xúc ,trao đổi thông tin,cảm xúc giữa người với người cùng tồn tại của nhiều nền văn hóa và nhiều cách biểu đạt văn hóa khác nhau ở một vùng nói riêng hoặc trên thế giới nói chung.

Một số đặc điểm văn hóa giao tiếp nổi bật ở các nước phương Đông và phương Tây

Văn hóa Mỹ

Trong văn hóa giao tiếp, ứng xử người Mỹ rất chú trọng sự thẳng thắn và phong thái thoải mái. Họ không thích sự dè dặt và không đặt nặng các lễ nghi xã hội,miễn là trong các mối quan hệ này vẫn còn sự tôn trọng lẫn nhau.

Người Mỹ luôn thích trao đổi và nhận xét thẳng thắn nhưng vẫn đi cùng sự tôn trọng. Mọi thứ đều được giải quyết một cách gọn gàng và không mất quá nhiều thời gian bởi họ không thích sự vòng vo mà đi thẳng và không rời xa vấn đề.

Ví dụ về giao tiếp trong môi trường đa văn hóa

Giao tiếp đa văn hóa – Kiểu người Mỹ

Bên cạnh đó, ngôn ngữ cơ thể là một trong những yếu tố tạo nên văn hóa Mỹ và có đôi khi nó lại quan trọng hơn  ngôn ngữ giao tiếp.Bởi Allan Pease đã từng nói rằng “ Ngôn ngữ có thể nói dối nhưng ngôn ngữ cơ thể luôn luôn nói thật” , và điều này được thể hiện qua cách bắt tay, cách đứng hay cách ngồi, thậm chí là nét mặt cũng sẽ phản ánh được tâm tư,suy nghĩ của bản thân họ.

Văn hóa Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước phương Đông có nền văn hóa gây ấn tượng mạnh bởi sự đề cao các phép xã giao và các nghi lễ trong cuộc sống.

Một nét đặc trưng trong giao tiếp của người Nhật được cả thế giới ca ngợi đó là cúi chào.Người dưới bao giờ cũng phải chào người trên trước.Với cấp trên nên cúi chào sâu 90 độ còn với người cùng trang lứa thì có thể cúi chào 30 độ.

Ví dụ về giao tiếp trong môi trường đa văn hóa

Giao tiếp đa văn hóa – Kiểu người Nhật

Người ta luôn nói ánh mắt là cửa sổ tâm hồn, khi nhìn vào mắt bạn sẽ đoán được phần nào nội tâm của người đó,nhưng với người Nhật thì họ tránh nhìn trực diện vào mắt của người đối thoại bằng cách nhìn vào vật trung gian khác hoặc là cúi đầu hay nhìn sang một bên.Vì theo quan niệm của người Nhật thì nhìn thẳng vào mắt người khác là thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

Khác với văn hóa phương Tây, bắt tay hay vỗ vai là cách chào hỏi thân thiện nhất thì với người Nhật, họ rất dè dặt trong việc tiếp xúc cơ thể với người khác. Họ luôn giữ một khoảng cách nhất định trong giao tiếp.Chỉ cần cúi chào và mỉm cười là cách vừa thể hiện sự tôn trọng mà lại an toàn khi giao tiếp.

Văn hóa Anh

Mặc dù Anh cũng là một nước thuộc phương Tây như Mỹ nhưng trong lối cư xử, cách ăn mặc cũng như lời nói thì người Anh được xem là kín đáo, lịch sự và có tính nguyên tắc,đặc biệt là tính hài hước.

Ví dụ về giao tiếp trong môi trường đa văn hóa

Giao tiếp đa văn hóa – Kiểu người Anh

Trong giao tiếp người Anh kiểm soát được giọng nói của bản thân, không nói quá to và không múa tay múa chân. Khi giao tiếp bạn nên nói câu hoàn chỉnh và xuống giọng ở cuối câu. Tính hài hước đóng một vai trò khá quan trọng trong các cuộc nói chuyện đời thường hay các cuộc đàm phán kinh doanh của người Anh nhưng không hay châm biếm người khác.

Hơn thế nữa khi trò chuyện với người Anh, bạn sẽ cảm giác được sự thú vị bởi họ biết cách tán dương người khác, biết tôn trọng người khác và không tạo ra không khí thân mật quá trớn với người mới quen.

Tầm quan trọng của việc giao tiếp đa văn hóa

Hiện nay ,Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, vì vậy việc gặp gỡ những người thuộc những quốc gia khác nhau là điều không thể tránh khỏi. Nếu bạn hiểu nhiều về nền văn hóa của người khác thì sẽ làm cho người ta thêm phần tin tưởng và trân trọng bạn hơn. Một mối quan hệ sẽ được thiết lập khi giữa bạn và đối tượng có sự đồng điệu về ngôn ngữ cơ thể hay cách cư xử,giao tiếp.

Khi giao tiếp với nhiều nền văn hóa khác nhau, bản thân mỗi người chúng ta sẽ mở rộng và trau dồi thêm nhiều kiến thức mới để hoàn thiện bản thân mình hơn. Chẳng hạn khi bạn làm việc trong môi trường có nhiều người nước ngoài thì bạn có thể chọn lọc để học hỏi những đặc điểm văn hóa tốt đẹp của họ để nhìn nhận lại bản thân mình còn thiếu sót hay chưa hoàn thiện phần nào trong cách giao tiếp, ứng xử nơi chốn công sở để trở thành người chuyên nghiệp hơn.

Ví dụ về giao tiếp trong môi trường đa văn hóa

Giao tiếp đa văn hóa rất quan trọng hiện nay

Ngoài ra, sự giao tiếp đa văn hóa mang đến cho bạn cơ hội để quảng bá hình ảnh tốt đẹp về con người Việt Nam, giúp họ hiểu và thông cảm cho vài vấn đề ở nước ta hơn.

Nếu hiểu thêm nhiều nền văn hóa khác nhau sẽ giúp bạn tránh được những hiểu lầm hay xung đột không đáng có với người nước ngoài khi đi du lịch.Chẳng hạn: bạn nên tránh hỏi tuổi tác hay thu nhập ở Mỹ, hay không mang giày vào nhà sàn ở Nhật,…

Vậy làm thế nào để giao tiếp đa văn hóa tốt?

Thứ nhất cũng là điều quan trọng nhất là bạn nên trang bị ngoại ngữ thật tốt để hiểu được ý tứ của người khác

Thứ hai,học cách quan sát điệu bộ, cử chỉ và lắng nghe âm điệu của họ.

Cuối cùng là phải có sự tôn trọng sự khác biệt của các nền văn hóa khác.Có thể có một số văn hóa đối với nước họ là điều bình thường còn đối với nước ta là điều không thể chấp nhận được, có khi trở nên rất điên khùng lố bịch.Nhưng chúng ta không nên kỳ thị mà hãy tôn trọng điều đó. Kỳ thị hay phân biệt sẽ làm hình ảnh bạn không mấy tốt đẹp.

Có thể bạn quan tâm:

Sau cùng cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết dài này, và đừng quên cập nhật Lời hay ý đẹp tại chuyên mục Kỹ năng giao tiếp để theo dõi bài viết mới nhất nhé !