Mất sổ đỏ xin cấp lại như thế nào năm 2024

Như vậy, phí xin cấp lại sổ đỏ sẽ tùy thuộc vào mỗi địa phương và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Mỗi địa phương sẽ có mức thu phí cấp lại sổ đỏ khác nhau.

Ví dụ: Theo quy định tại Phụ lục 1c ban hành kèm theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND của HĐND tp Hồ Chí Minh lệ phí cấp mới sổ đỏ đối với cá nhân là từ 25.000 đồng đến 100.000 đồng, đối với tổ chức là từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.

Mất sổ đỏ xin cấp lại như thế nào năm 2024

Xin cấp lại sổ đỏ mất bao nhiêu tiền? Thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)

Thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất 2024 như thế nào?

Tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định thủ tục cấp lại sổ đỏ như sau:

Bước 1: Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với UBND xã nơi có đất về việc bị mất sổ đỏ,

UBND xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở UBND cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.

Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất sổ đỏ trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

Bước 2: Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Sổ đỏ tại trụ sở UBND xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ.

Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm:

- Kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất;

- Lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy sổ đỏ bị mất, đồng thời ký cấp lại sổ đỏ;

- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

- Trao sổ đỏ cho người được cấp hoặc gửi UBND xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Năm 2024, thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định để làm căn cứ cấp sổ đỏ được xác định từ thời điểm nào?

Tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 11 Nghị định 104/2022/NĐ-CP có quy định thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định để làm căn cứ cấp sổ đỏ được xác định dựa vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau:

- Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;

- Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;

- Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;

- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;

- Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;

- Thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký.

Trường hợp không khai thác được thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì bổ sung Giấy xác nhận thông tin về cư trú.

- Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;

- Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;

Cấp lại sổ đỏ là cấp lại Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu với nội dung như giấy chứng nhận bị thất lạc. Theo quy định của pháp luật thì Giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình bị mất sẽ được cấp lại. Cần phải làm thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ trình bày về trình tự, thủ tục cấp lại sổ đỏ khi bị mất để bạn có thể thực hiện đúng nếu rơi vào trường hợp này.

I. Mất sổ đỏ có nguy hiểm không?

Trên thực tế, số người làm mất sổ đỏ không phải là ít. Khi sổ đỏ bị mất, nhiều người rất lo lắng vì sợ người khác chuyển nhượng, thế chấp nhà đất của mình. Vậy khi bị mất sổ đỏ liệu có nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ hay không? Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng khi rơi vào tình trạng trên vì:

Thứ nhất, Mất sổ đỏ không nguy hiểm vì giấy tờ này không phải là tài sản. Bởi quy định Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ: "Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác". Vì vậy, quyền sử dụng đất là tài sản, còn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản.

Thứ hai, nếu mất sổ đỏ thì sẽ được cấp lại theo quy định của pháp luật

Thứ ba, Người khác không được chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp nếu không được sự đồng ý của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

II. Mất sổ đỏ có được cấp lại không?

Sổ đỏ là trong những giấy tờ có giá trị rất lớn. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều người để mất sổ đỏ.

Theo Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi bị mất sổ đỏ người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại.

  • Hộ gia đình, cá nhân có sổ đỏ bị mất phải khai báo với UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất về việc bị mất sổ đỏ.
  • Sau khi tiếp nhận thông tin, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất do thiên tai, hỏa hoạn.
  • Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
  • Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
    Mất sổ đỏ xin cấp lại như thế nào năm 2024

Như vậy, nếu bạn làm mất sổ đó vì bất cứ lý do nào đó thì hãy yên tâm vì bạn hoàn toàn có thể được cấp lại theo quy định. Tuy nhiên, để được cấp lại thì người dân phải thực hiện nộp hồ sơ và thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục để đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại.

III. Hướng dẫn thủ tục cấp lại sổ đỏ khi bị mất

1. Hồ sơ thủ tục cấp lại sổ đỏ khi bị mất

Khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK
    Mất sổ đỏ xin cấp lại như thế nào năm 2024
  • Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân;
  • Giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
  • Trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.

2. Trình tự thủ tục cấp lại sổ đỏ khi bị mất

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (Khoản 2 Điều 77 Nghị định 43/2014 NĐ-CP)

Không giống nhiều loại giấy tờ khác, khi bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chủ sở hữu không được làm hồ sơ đề nghị cấp luôn mà phải khai báo với cơ quan có thẩm quyền liên quan để được làm lại. Trừ những trường hợp như thiên tai, hỏa hoạn,…

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ (Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017 NĐ-CP)

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu (Khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014 NĐ-CP)

  • Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ.
  • Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất.
  • Lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận.
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Trả kết quả ( Khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014 NĐ-CP)

Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Thời gian cấp lại sổ đỏ khi bị mất là bao lâu

Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017 NĐ-CP quy định như sau: “Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày;

…Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai…”

Như vậy, thời hạn giải quyết Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất thông thường là không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, trừ một số trường hợp đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn…là không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Qua bài viết trên, có thể thấy các vấn đề liên đến đất đai nói chung và liên quan đến cấp lại sổ đỏ nói riêng vô cùng phức tạp. Do đó, để thực hiện một cách hiệu quả và nhanh chóng, bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn của NPLaw chúng tôi. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn đất đai, Hãng luật NPLaw tự tin sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quý khách về các vấn đề liên quan đến đất đai. Đặc biệt đối với thủ tục thực hiện cấp lại sổ đỏ để việc thực hiện được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi thì hãy liên hệ ngay với NPLaw chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.