Ví dụ về chủ de tác phẩm văn học

Trong các tác phẩm văn học, hình thức và nội dung là hai phần không thể tách rời của một văn bản, đồng thời, chúng cũng có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Nội dung chỉ có thể thể hiện trong hình thức, và ngược lại, hình thức phải là hình thức của một nội dung nào đó. Tuy nhiên, trong nghiên cứ khoa học, hình thức và nội dung lại cần phải được phân chia ra rõ ràng, việc này có thể giúp họ tìm hiểu được sâu hơn và tuần tự hơn vào các lớp của văn bản, cũng như giúp họ hiểu được dần hơn mối quan hệ giữa nhà văn và hiện thực đời sống xã hội để chuyên nghiên cứu về một phương diện nào đó của văn bản.

Chủ đề là một trong những khía cạnh về nội dung được các nhà khoa học sớm tìm hiểu và nghiên cứu. Vậy Chủ đề là gì?, hãy cùng Chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Như đã nói từ phần mở đầu, Chủ đề là một trong các khái niệm thường xuyên được nhắc tới thuộc về mặt nội dung của văn bản.

Chủ đề được hiểu là các vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

Ví dụ:

– Chủ đề của tác phẩm “Tắt đèn” là sự mâu thuẫn giữa nông dân và bọn cường bá, quan lại xã hội Việt Nam về thời kỳ phong kiến.

– Chủ đề của tác phẩm truyện ngắn “Lão Hạc” là cuộc sống khốn khổ của người nông dân trước cảnh chiến tranh, đói nghèo. Qua đó, toát lên nhân cách cao đẹp, lòng tự trọng của họ trước hoàn cảnh cuộc sống nghiệt ngã.

Ví dụ về chủ de tác phẩm văn học

Những đặc điểm cơ bản của Chủ đề

Thứ nhất: Chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản.

Chủ đề của văn bản là những tư tưởng hoặc những vấn đề mà thông qua tác phẩm, tác giả muốn truyền tải và phản ánh hiện thực tới người đọc. Vì vậy, có thể tác phẩm đó là truyện, có thể là tùy bút, có thể là thơ, … có thể ngắn, có thể dài nhưng chủ đề mà tác giả truyền tải chỉ có một. Nói cách khác, chủ đề nhiều hay ít không phải dựa vào độ dài của tác phẩm được viết ra.

Ví dụ:

– Trong “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, bài thơ chỉ vỏn vẹn có 4 câu tương đương với 28 chữ, tuy nhiên, có lại như một bản tuyên ngôn độc lập dưới thời nhà Trần. Khẳng định độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, là sự quyết tâm chống lại 3 lần xâm lược của quân Nguyên – Mông hung hãn.

– Hay trong tác phẩm truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, một tác phẩm truyện ngắn với nội dung và độ dài của truyện khá lớn. Thông qua tác phẩm, tác giả muốn khai thác sâu hơn về vẻ đẹp của những người con vùng đất Tây Nguyên gan dạ, kiên cường, dũng cảm trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

– Hoặc trong tác phẩm tùy bút “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, chủ đề được tác giả nêu lên một cách vô cùng nổi bật. Đó chính là sự cống hiến, hy sinh vô cùng thầm lặng của những người con sinh ra trên mảnh đất Sa Pa đầy thơ mộng, đó có thể là anh thanh niên công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, đó cũng có thể là bác lái xe, hoặc cũng có thể là ông họa sỹ già, … họ là những người âm thầm lặng lẽ cống hiến cho quốc gia, đất nước, và mong muốn đất nước ngày một tốt đẹp hơn.

Thứ hai: Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tùy thuộc và quy mô và ý định của tác giả.

Một tác phẩm văn học được viết ra, nó là tâm huyết của tác giả trong một thời gian ngắn, cũng có thể là tâm huyết cả cuộc đời họ, mà trong đó, họ đã đặt nặng những tâm tư, tình cảm của mình. Thông qua tác phẩm, họ có thể muốn truyền đạt những điều tốt đẹp trong cuộc sống, hoặc cũng có thể nêu bật lên những cái tiêu cực, đồng thời, mong muốn con người hướng tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Bởi vậy, tùy thuộc vào tâm nguyện của tác giả đối với tác phẩm mà chủ đề được nêu bật lên trong tác phẩm có thể là một, hoặc hai, hoặc nhiều hơn thế nữa.

Ví dụ:

Trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, hai chủ đề lớn được tác giả nêu nổi bật lên trong tác phẩm, đó chính là:

– Vẻ đẹp vô cùng chân thực của người lao động vùng núi Tây Bắc. Đó là một ông lão già dặn nhưng sức mạnh phi thường, thông thạo địa hình, qua đó, ca ngợi sức mạnh của con người có thể vươn lên trên mọi hoàn cảnh, chiến thắng sự dữ dội và khắc nghiệt của thiên nhiên.

– Ca ngợi vẻ đẹp của con sông Đà hùng vĩ và dữ dội, hung bạo nhưng cũng đầy trữ tình của con sông Đà, qua đó thể hiện cái đẹp vô cùng tươi mới, đầy sức sống mãnh liệt, kiêu sa của thiên nhiên vùng núi Tây Bắc đầy khắc nghiệt.

Trên đây là một số vấn đề có liên quan đến Chủ đề là gì? cùng một vài ví dụ đi kèm. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Hướng dẫn

Đề tài và chủ đề của tác phẩm văn học

Đề tài và chủ đề là những khái niệm chủ yếu thể hiện phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học. Đọc bất cứ tác phẩm nào chúng ta cũng bắt gặp những người, những cảnh và tâm tình cụ thể sinh động. Đó là phạm vi miêu tả trực tiếp trong các tác phẩm, “tính chất của phạm vi miêu tả trực tiếp trong các tác phẩm có thể hết

sức đa dạng: chuyện con người, con thú, cây cỏ, chim muông, đồ vật, lại có cả chuyện thần tiên, ma quái, chuyện quá khứ và chuyện viễn tưởng mai sau”

Nhưng mục đích của văn học không bao giờ chỉ là giới thiệu những hiện tượng cụ thể cá biệt của đời sống hay của tưởng tượng. Tác phẩm văn học bao giờ cũng xuyên qua một phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác phẩm để khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống nhất định có ý nghĩa sâu rộng hơn.

1. Đề tài.

Đề tài là một khái niệm về loại của hiện tượng đời sống được miêu tả. Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài. Tuy nhiên, cần thấy rõ, đề tài mang dấu ấn rõ rệt của đời sống khách quan nhưng nó cũng là sự ghi nhận dấu ấn chủ quan của nhà văn. Bản chất đề tài không mang tính tư tưởng nhưng cách thức lựa chọn đề tài trong tính hệ thống của quá trình sáng tác đã mang tính tư tưởng. Bởi vì, việc lựa chọn đề tài này chứ không phải đề tài khác để thể hiện đã cho thấy, nhà văn coi chính đề tài ấy là quan trọng hơn cả, đáng quan tâm hơn cả trong cái thời điểm sáng tác đó. Qua sự lựa chọn ấy, nhà văn đã thể hiện khá rõ tính khuynh hướng trong lập trường tư tưởng của mình.

Khái niệm loại của đề tài không chỉ bắt nguồn từ bản chất xã hội của tính chất mà còn gắn liền với loại hiện tượng lịch sử xuất hiện trong đời sống và có âm vang trong đời sống tinh thần một thời, hoặc trong thời đại nào đó. Ví dụ, đề tài số phận người chinh phu, người cung nữ, đề tài người tài hoa trong sáng tác của Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du. Còn trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nổi lên đề tài những người trung nghĩa.

Việc xác định đề tài cho phép liên hệ nội dung tác phẩm với một mảnh đất đời sống nhất định của thực tại. Tuy nhiên, không nên đồng nhất đề tài với đối tượng nhận thức, chất liệu đời sống hay nguyên mẫu thực tế của tác phẩm. Bởi vì, đối tượng là một cái gì nằm ngoài tác phẩm, đặt đối diện với tác phẩm. Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung tác phẩm, là đối tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn. Đó là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Nếu chúng ta lẫn lộn hai mặt này sẽ dẫn đến biến việc phân tích tác phẩm thành phân tích đối tượng được miêu tả trong tác phẩm.

Đối với một nền văn học, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc đều có những đề tài trung tâm tương ứng; những đề tài đó xuất hiện do có sự đổi mới trong những quan hệ xã hội, nhất là trong những quan hệ giai cấp, đồng thời cũng do yêu cầu văn học phải nhận thức và phản ánh kịp thời những bước chuyển biến lớn lao của đời sống. Trong các bộ môn nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, đề tài là thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm nghệ thuật. Khái quát hơn, đề tài thể hiện phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm nghệ thuật.

Giới hạn của phạm vi đề tài có thể được xác định rộng hẹp khác nhau. Đó có thể là một giới hạn bề ngoài như đề tài loài vật, đề tài sản xuất, đề tài cải cách ruộng đất, đề tài kháng chiến chống Mỹ, đề tài bộ đội Trường Sơn, đề tài công nhân, … Ở giới hạn bề ngoài của đề tài này, các phạm trù xã hội, lịch sử đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, đối tượng nhận thức của nhà văn là cuộc sống, con người xã hội với tính cách và số phận của nó, với quan hệ nhân sinh phức tạp của nó.

Giới hạn bề ngoài cho phép nhìn nhận tầm quan trọng của các phạm trù xã hội hay lịch sử, tuy đối tượng nhận thức của tác phẩm nghệ thuật nói chung thường không chỉ giới hạn bởi cái bên ngoài của hiện tượng. Cũng cần nhắc đến các phương diện bên trong của đề tài, đó là bề sâu của phương diện phản ánh với cuộc sống, con người, bao

gồm trong nó tất cả những giá trị hiện thực, tố cáo, viễn cảnh, được miêu tả trong tác phẩm thông qua những hình tượng nghệ thuật.

Đề tài của tác phẩm chẳng những gắn với hiện thực khách quan mà còn do lập trường tư tưởng và vốn sống của người nghệ sĩ quy định. Đề tài không chỉ được gợi, quy định bởi cuộc sống hiện thực mà còn luôn được xác lập bởi lập trường tư tưởng thẩm mĩ, cách nhìn, quan niệm nghệ thuật, cá tính, tài năng sáng tạo, phụ thuộc vào những yêu cầu của thời đại và hoàn cảnh sáng tác riêng của mỗi nhà văn. Bởi vì, có khi cùng sống trong một xã hội ở cùng một thời kì lịch sử nhưng các nhà văn xuất thân ở những giai cấp khác nhau hoặc có quan điểm lập trường chính trị khác nhau dẫn tới việc lựa chọn đề tài để sáng tác cũng khác nhau.

Đối với một nền văn học, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc đều có những đề tài trung tâm tương ứng. Đề tài trung tâm được hiểu là một khái niệm lớn hơn, bao quát hơn những đề tài cụ thể của từng tác phẩm. Nó chính là mảng hiện thực tập hợp những sự kiện, những hiện tượng, những diễn biến quan trọng nhất của đời sống xã hội, nó thể hiện những nét bản chất nhất của thời kì lịch sử đó. Hà Minh Đức quan niệm: “Trong văn học nước ta từ sau 1945 đến nay, đề tài trung tâm là Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội, như Đảng ta đã nhấn mạnh trong nhiều bức thư gửi các đại hội văn nghệ: “Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội là đề tài cao đẹp trong văn học, nghệ thuật nước

ta hiện nay”.

Lê Lưu Oanh cho rằng: “Đề tài là một phạm vi nhất định của cuộc sống đã được

nhận thức, lựa chọn để thể hiện trong tác phẩm”. Như vậy, đề tài của tác phẩm là một phương diện trong nội dung của nó, là đối tượng đã được nhận thức, lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ của nhà văn.

2. Chủ đề.

Nếu đề tài là một nhân tố tương ứng với đối tượng miêu tả của tác phẩm thì chủ đề lại là một bộ phận quan trọng của tác phẩm theo một chiều tư tưởng nhất định. Chủ đề là vấn đề “toát lên” từ nội dung trực tiếp của tác phẩm theo một chiều hướng tư tưởng nhất định.

Đi vào một loại đề tài nhất định nào đó để sáng tác, bao giờ người viết cũng thấy có ý nghĩa từ thực tế đời sống, từ những chất liệu thực tế do mình tích lũy và thu lượm được, đem khái quát lên thành những vấn đề cơ bản. Thông qua những vấn đề cơ bản đó người viết định ký gửi, truyền đạt một điều gì và trong nhiều trường hợp tác phẩm chính là sự thực hiện cụ thể của chủ đề trong quá trình sáng tác bằng những hình tượng sinh động. Chủ đề là một nhân tố khái quát, chủ đề không chỉ là chất liệu trực tiếp mà còn được thể hiện thông qua những chất liệu trực tiếp. Khi đi vào phân tích tác phẩm, có thể có những trường hợp cách khai thác chủ đề của người phân tích không giống nhau tùy theo quan điểm tư tưởng và trình độ nhận thức của từng người. Lê Bá Hán quan niệm: “Nói chủ đề là vấn đề cơ bản được đặt ra trong tác phẩm, nhưng chủ đề phải được toát lên từ hiện thực trực tiếp, từ hệ thống tính cách thì mới có sức mạnh.

Xem thêm:  Biện pháp liệt kê

Chủ đề sẽ kém tác dụng khi nó chỉ là những vấn đề được phát biểu trực tiếp như một chủ định có trước và người viết lấy hình tượng chắp vá để chứng minh cho luận điểm của mình”.

Trong mối quan hệ giữa chủ đề và đề tài thì bao giờ chủ đề cũng phải được xây dựng từ một đề tài nhất định. Từ một đề tài có thể đề xuất nhiều chủ đề khác nhau. Người ta có thể bắt gặp qua nhiều sáng tác văn học hiện tượng giống nhau và trùng lặp về đề tài, nhưng ít có sự giống nhau về chủ đề. Sự gần gũi về chủ đề giữa hai tác phẩm cụ thể đòi hỏi sự giống nhau cơ bản trên nhiều phương diện. Muốn có những chủ đề gần gũi thì trước hết hai tác phẩm phải cùng xuất hiện từ một đề tài. Ví dụ, chủ đề tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố rất gần gũi với chủ đề tiểu thuyết Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan. Cả hai nhà văn này đều viết về nông thôn, phản ánh sinh hoạt của những người nông dân nghèo khổ. Cả hai đều cùng đứng trên lập trường dân chủ tiến bộ để phản ánh và phê phán hiện thực đen tối của xã hội.

Chủ đề là thành phần cơ bản nội dung khái quát của tác phẩm. Nó được cụ thể hóa qua toàn bộ hình tượng tác phẩm, từ cốt truyện, nhân vật, hành động, lời nói, tư tưởng tình cảm của nhân vật trữ tình, của tác giả. Có thể cùng hướng tới miêu tả, khái quát một phạm vi đời sống nhưng trong tác phẩm của mình, mỗi nhà văn lại nêu ra, đề xuất những vấn đề khác nhau. Một tác phẩm thường có một chủ đề chính, song cũng có trường hợp có những tác phẩm có nhiều chủ đề. Ví dụ, Truyện Kiều của Nguyễn Du có chủ đề trung tâm là tiếng kêu xé lòng về quyền sống của con người bị chà đạp. Ngoài ra, còn có chủ đề lên án sự tác oai, tác quái của đồng tiền, lên án bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị và ca ngợi những người anh hùng đấu tranh cho tự do.

Chủ đề có một vai trò rất quan trọng, nó thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm nhập vào bản chất đời sống của nhà văn. Chính nó đã bước đầu tạo ra tầm khái quát rộng lớn của tác phẩm đối với hiện thực xã hội, từ đó tác phẩm tác động sâu sắc vào nhận thức tư tưởng của người đọc.

Nói đến chủ đề của một tác phẩm văn học là nói tới vấn đề chính yếu, vấn đề quan trọng được nhà văn nêu lên trong tác phẩm. Khi nhà văn xác định đề tài cho tác phẩm cũng là lúc nhà văn tập trung suy nghĩ của mình nhằm làm sáng tỏ những vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất, những vấn đề luôn luôn ám ảnh. Nhà văn Gorki cho rằng: “Chủ đề là một ý tưởng nảy mầm trong vốn kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống mách bảo cho tác giả, nhưng vẫn còn ẩn náu trong cái vốn ấn tượng của anh ta dưới một dạng thức chưa hình thành và đòi hỏi phải được thể hiện trong những hình tượng, thúc đẩy tác giả tìm cách hình tượng hóa nó”.

Nhận xét này của Gorki cho thấy, chủ đề của tác phẩm văn học nảy sinh từ cuộc sống và tác động mạnh vào tâm trí của nhà văn, thôi thúc nhà văn sáng tác. Nhà thơ Nguyễn Khuyến được chứng kiến cảnh học hành thi cử ô hợp, nhũng nhiễu ở nước ta cuối thế kỉ XIX, bất bình trước cảnh kẻ bất tài đỗ đạt, nghênh ngang võng lọng, ông đã viết bài thơ Tiến sĩ giấy thật hóm hỉnh, sâu sắc, dùng hình ảnh ông nghè tháng tám (làm bằng giấy), để châm biếm những kẻ bất tài nhưng đỗ “nghè”:

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai

Cũng gọi ông nghè có kém ai

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng

Nét son tô điểm rõ mặt văn khôi

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ

Cái giá khoa danh ấy mới hời

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe

Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.”

Có nhiều tác giả cùng viết một đề tài gần gũi nhưng chủ đề khác nhau. Ví dụ, Tố Hữu và Chế Lan Viên đều có những bài thơ viết về Bác Hồ. Bài Bác ơi! của Tố Hữu viết ngay sau khi Người mất, nhấn mạnh tới tấm lòng thương đời bao la, gắn bó với non sông đất trời. Bài Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên viết năm 1960, lại thể hiện Bác ở khía cạnh khác: con người đi tìm tương lai độc lập, tự do cho dân tộc, con người có mơ ước lớn, người lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng, đi trước thời gian.

Trên cơ sở một đề tài gần nhau có thể phát huy những chủ đề sâu sắc khác nhau. Chủ đề gắn bó với đề tài nhưng nhiều khi nó vượt qua những giới hạn của những đề tài cụ thể mà nêu lên những vấn đề khái quát, rộng lớn hơn. Không nên nghĩ rằng viết về đề tài nông dân, công nhân, trí thức, … Những tác phẩm văn học lớn, bên cạnh việc phản ánh những nội dung lịch sử cụ thể, bao giờ cũng từ đó, nêu lên những vấn đề chung có ý nghĩa khái quát về thân phận, nỗi đau, hạnh phúc của con người. Vì vậy, không nên hạn chế ý nghĩa của chủ đề trong phạm vi đề tài xác định.

Chủ đề văn học không bao giờ là một vấn đề đơn nhất. Nếu trong thực tại, bản chất con người đã là một tổng hòa của các quan hệ xã hội thì điều đó có nghĩa là bất cứ một vấn đề nào của nhân sinh cũng liên quan đến hàng loạt vấn đề phức tạp khác của quan hệ xã hội. Trong các chủ đề của tác phẩm, có thể phân ra chủ đề chính quán xuyến toàn tác phẩm và chủ đề phụ, cục bộ thể hiện qua các nhân vật hoặc tình tiết riêng lẻ.

Ví dụ, chủ để chính trong tác phẩm Tắt đèn là mâu thuẫn giữa quyền sống của người dân quê và tính chất phát xít tàn bạo trong chính sách sưu thuế của bọn thực dân nửa phong kiến. Còn chủ đề phụ là lòng tham vô độ, đạo đức thối nát, sự ngu dốt và độc ác của bọn quan lại, chức dịch, phẩm chất tốt đẹp của người dân quê, số phận của phụ nữ và trẻ em. Lẫn lộn chủ đề chính phụ sẽ hạn chế việc lí giải đúng đắn nội dung tác phẩm.

Như vây, chủ đề là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên để giải quyết trong tác phẩm. Nó không phải là một vấn đề đơn nhất, có nhiều tác phẩm chứa đựng cả một hệ chủ đề với chủ đề chính và chủ đề phụ.

Theo Taplamvan.edu.vn

  • Ví dụ về chủ de tác phẩm văn học
    08/10/2020
  • Ví dụ về chủ de tác phẩm văn học
    08/10/2020
  • Ví dụ về chủ de tác phẩm văn học
    08/10/2020