Vạn thế sư biểu là ai

Vạn thế sư biểu là ai

Tượng Vạn Thế Sư Biểu Chu Văn An

Chu Văn An vị “ Vạn Thế Sư Biểu“ của dân tộc Việt

Ôm mộng bá quyền, bọn kẻ thù phương Bắc đang dùng đủ mọi cách để xâm lược tổ quốc ta, kể cả việc dùng văn hóa, trá hình bằng âm mưu mở ra những "cái gọi là" viện Khổng Tử trên nhiều nơi . Nước Việt Nam ta quyết không dung nạp những cái viện "ngụy Khổng Tử" ấy của giặc thù,dân tộc Việt đã có một vị "Vạn Thế Sư Biểu", đó là vị Thầy Việt Nam : Chu Văn An.

Chu Văn An (chữ Hán: 朱文安; 1292–1370), tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn (樵隱), tên chữ là Linh Triệt (靈澤), là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (Thanh Trì), nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt,huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Dân ta khi nói về Chu Văn An, ai cũng một lòng ngưỡng mộ, vì thầy là một bậc hiền nho, một tấm gương tiết tháo, suốt đời không màng lợi danh. Thầy có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục,tư tưởng đạo đức . Nhận thấy tài năng và đức độ của thầy, vua Trần Minh Tông(1314-1329) mời ra làm Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám, dạy học cho thái tử. Đến đời Dụ Tông-thời kỳ suy sụp nhà Trần- tình hình thế sự thay đổi, vua quan ăn chơi sa đoạ, bọn gian thần tham nhũng, đục khoét dân nghèo ngày một nhiều.Cảm xót trước vận mệnh nước nhà, thầy đã nhiều lần can ngăn và dâng sớ chém 7 nịnh thần nhưng đều bất thành nên cáo quan về dạy học, viết sách cho tới khi mất. Sự nghiệp của thầy con ghi và thờ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Vạn thế sư biểu là ai

Đền thờ Chu Văn An ở núi Chí Linh - Hải Dương

Chu Văn An là vị Vạn Thế Sư Biểu được tôn kính trong lòng dân tộc. Tưởng cũng cần ghi thêm là Năm Canh Tuất 1070, Triều Lý cho xây dựng Khổng Miếu, gian chính giữa đặt tượng và bài vị Khổng Phu Tử là danh nho sư tổ của Đạo Nho.

Năm Ất Mão 1075, Lý Thánh Tông cho mở mang các khoa thi và mở rộng Khổng Miếu thành Quốc Tử Giám tức là Viện Đại Học tiên khởi của Việt Nam. Đến đời Vua Trần Nghệ Tông, năm 1371 đưa thêm tượng và bài vị Chu Văn An vào nhà Quốc Học để tôn thờ ngang hàng với Khổng Phu Tử. Xem như thế, thật vô cùng danh giá thêm cho những ai được xuất thân từ mái trường mang tên Chu Văn An, vị Vạn Thế Sư Biểu đã được tôn kính trong lòng dân tộc.

***

Lịch sử trường Bưởi - Chu Văn An (1908 đến 1975)

Trường Bưởi

Vạn thế sư biểu là ai

Collège du Protectorat

Sau khi ra lệnh đóng cửa trường Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1907, Ngày 9 tháng 12/1908 Toàn quyền Đông Dương Klobukowski ra quyết định thành lập Collège du Protectorat (Trường Thành chung Bảo hộ - tương đương trường cấp II hiện nay)). Năm 1931, trường được nâng cấp thành một Lycée (tương đương trường cấp III hiện nay) - Lycée du Protectorat (Trường Trung học Bảo hộ). Tuy nhiên do trường được xây dựng trên đất làng Thụy Khuê (thời Hậu Lê là nơi đặt điện Thụy Chương) ở vùng Kẻ Bưởi, ven hồ Tây nên người dân vẫn gọi là trường Bưởi. Trường Bưởi là cái tên mà các học sinh có tinh thần phản kháng lại người Pháp dùng khi đề cập đến trường, nhằm không gọi cái tên chính thức người Pháp đặt.

Người Pháp mở trường Trung học bảo hộ, nhưng cả Bắc Kỳ khi đó chỉ có trường Bưởi là lycée dành cho học sinh người Việt, vì Lycée Albert Sarraut là của học sinh Pháp, họ lấy rất ít học sinh Việt (đây cũng là đối thủ chính của trường Bưởi trong thời gian này cả về thành tích học tập lẫn thể thao) và mãi sau mới thêm mấy trường trung học nữa ở Hải Phòng, Nam Định...

Vì vậy nơi đây đã là cái nôi của lớp trí thức trẻ người Việt, một năm trường tuyển ở cả Bắc Kỳ đúng 120 chỉ tiêu (và tỉ lệ học sinh của toàn Bắc Kỳ khi đó cũng thấp nhất nước, khoảng 1 học sinh/10.000 người dân), do đó đậu vào trường Bưởi trong thời gian này được gọi là cả một tự hào lớn lao ... Không chỉ có học sinh người Việt, trường Bưởi còn là nơi học tập của một số học sinh Lào và Campuchia. Học phí thời gian này chừng 4 đồng Đông Dương một tháng, nên vấn đề giành học bổng để học tập là một vấn đề rất quan trọng

Cuối năm 1943 do Thế chiến thứ hai lan rộng, để tránh những cuộc không tập của phi cơ đồng minh (thả bom) trường phải sơ tán chia làm 3 nhóm : một phần về tu chủng viện Phúc Nhạc (Ninh Bình), một phần về Hà Đông và phần còn lại vào Thanh Hóa.

Quân Nhật chiếm đóng làm doanh trại ngay trên cơ sở trường; rồi lại quân Tàu Tưởng thay thế một thời gian, phá phách và lấy đi mất hầu hết những sách giáo khoa và học liệu.

Trường Chu Văn An Hà Nội ( 1945 – 1954 )

Vạn thế sư biểu là ai

Trường Chu Văn An Hà Nội ngày nay

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, tháng 6 năm 1945 Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn, Bộ Trưởng

Giáo Dục – Mỹ Thuật trong nội các Trần Trọng Kim đã đề nghị và ký nghị định xóa bỏ tên “Collège du Protectorat”, thay bằng tên mới là Quốc lập Trung học hiệu Chu văn An (Trường Trung Học Chu Văn An) và cử giáo sư Nguyễn Gia Tường làm Hiệu trưởng, đây là Hiệu trưởng người Việt đầu tiên của Trường Bưởi. Cùng với việc cho dựng bảng trường Chu Văn An, ông ban hành việc học và thi Tú Tài bằng tiếng Việt, dùng tiếng Việt trong trường học và công văn chính thức.

Trong những năm 1947-1954 Hà Nội bị tạm chiến, nhà trường bị binh đoàn xe tăng Pháp chiếm đóng, nên thầy và trò phải tạm trú tại trường nữ sinh Đồng Khánh (nay là trường Trưng Vương) ở phố Hàng Bài, sau lên Cửa Bắc sáp nhập với trường Cao đẳng Tiểu học Đỗ Hữu Vị (mang tên gọi Trường Nguyễn Trãi từ 1945 nay là trường Phan Đình Phùng ) năm 1950 lại tách ra CVA & Ng Trãi – nhưng mãi đến tháng 10 năm 1954, trường Chu Văn An – Hanoi mới lại trở về địa điểm ban đầu ở cạnh hồ Tây.

Mùa hè 1947, trường CVA tại Hanoi bắt đầu quy tụ học sinh học dang dở và tuyển sinh mới từ các tỉnh, khai giảng trở lại. Nếu tính những mầm non lớp đệ thất, năm đầu tiên bậc trung học từ mùa hè năm 1947 đến tháng 7 năm 1954 là ngày Hiệp định Genève chia đôi đất nước, thì những trang thiếu niên này vừa hoàn tất xong bậc Tú Tài II toàn phần. Vị Hiệu Trưởng ngay lúc đó là Giáo Sư/Thầy Vũ Ngô Xán (từ 1951) và hầu hết các giáo sư đang giảng dạy đều theo trường Chu Văn An di chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn (tháng 7/1954).

Trường Chu Văn An Saigon ( 1954 - 1975 )

Vạn thế sư biểu là ai

Trường Chu Văn An Saigon 1958

Ngôi trường CVA tại Saigon nguyên là một phần thuộc Trường Pétrus Ký, trước đây là khu ký túc xá, bao gồm một dãy nhà hai tầng lầu, và một dãy nhà một tầng, lúc đó được dựng một hàng rào kẽm mắt cáo ngăn riêng giũa hai trường : Cổng trường Chu Văn An đi lối đường Trần Bình Trọng, còn trường Pétrus Ký đi phía đường Cộng Hòa. Vì số phòng học còn chưa sửa sang kịp nên trong niên học đầu tiên 1954 trường có 2 lớp đệ Thất mới trúng tuyển còn phải học nhờ phòng ốc tại Trường Tiểu học Đỗ Hữu Phương trên đường Hồng Bàng quận 5 ( nay là trường trung học phổ thông Hùng Vương )

Vạn thế sư biểu là ai

Niên học 1954 - 1955 nơi trường sở mới chân ướt, chân ráo nhưng đã được khai giảng kịp thời, không bị gián đoạn. Được biết kỳ thi trung học và Tú Tài hè 1955, sĩ số tốt nghiệp đỗ đạt vẫn khả quan.

Thời gian những năm đầu các lớp Đệ Nhất A, B, C có thâu nhận các nữ sinh Tú Tài I học từ bên ngoài, hoặc phần nhiều từ trường Trưng Vương chuyển qua.

Đến năm 1961, trường Chu Văn An di chuyển đến cơ sở mới xây cất rộng rãi và khang trang trên góc đường Minh Mạng - Triệu Đà, ChợLớn.

Vạn thế sư biểu là ai

Trường Chu Văn An Saigon 1961

Sau tháng 4 1975, trường tiếp tục mang tên Chu Văn An cho đến năm 1978 thì bị giải thể, đổi tên thành Trường Huấn Nghệ Phổ thông Lao động.

Trường được mang tên Chu Văn An trở lại vào cuối thập niên 1990 nhưng trở thành một trường dạy chuyên ngành không còn là một trường trung học phổ thông như xưa.

Vạn thế sư biểu là ai

Trường Chu Văn An Saigon hiện nay

Nói tóm lại Chu Văn An là một trường trung học lâu đời nhất của Việt Nam, là trung tâm quốc gia giáo dục, sinh tồn với thời gian dài hơn một trăm năm, nên đã quy tụ được rất nhiều giáo sư trí thức uyên bác, mang nặng tâm huyết và hoài bão xây đắp tuơng lai xứ sở, bởi vậy đã gầy dựng được một lớp nhân sự tuổi trẻ đầy đủ trí năng, nhân cách, xứng danh Bưởi - Chu Văn An. Dù bất cứ thời gian hay không gian nào, những hình ảnh của các giáo sư đáng kính vẫn được lưu truyền nhắc nhở đến tên tuổi.

Xin coi một số hình các vị Giáo Sư của trường Chu Văn An Saigon niên học 1954 đến 1975