Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập

Chào bạn Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 6

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 7 trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 1 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải KHTN Lớp 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Môn Khoa học tự nhiên là môn học về các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên nhằm hình thành và phát triển các năng lực khoa học tự nhiên: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống. Để học tốt môn Khoa học tự nhiên các em cần sử dụng những phương pháp và kĩ năng nào?

Trả lời:

Để học tốt môn Khoa học tự nhiên cần sử dụng những phương pháp và kĩ năng:

- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

- Kĩ năng:

  • Kĩ năng quan sát, phân loại
  • Kĩ năng liên kết các vấn đề lại với nhau
  • Kĩ năng đo đạc, thực hiện thí nghiệm
  • Kĩ năng dự đoán

I. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

Sắp xếp nội dung các thông tin khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

  • Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.
  • Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước?
  • Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.
  • Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).
  • Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm.

Trả lời:

“Nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn”

Tên các bước

Nội dung

Bước 1

Đề xuất tìm hiểu vấn đề

Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước?

Bước 2

Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề

Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.

Bước 3

Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán

Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

Bước 4

Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán

Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.

Bước 5

Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu

Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm.

II. Một số kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên

1. Kĩ năng quan sát, phân loại

Câu 1: Quan sát Hình 1.2 và cho biết hiện tượng nào là hiện tượng tự nhiên thường xảy ra trên Trái Đất? Hiện tượng nào là thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường?

Trả lời:

- Hiện tượng tự nhiên thông thường trên Trái Đất: Mưa to kèm theo sấm, sét

  • Hiện tượng thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường: Cháy rừng, hạn hán.

Câu 2: Em hãy tìm hiểu và cho biết cách phòng chống và ứng phó của con người trước thảm họa thiên nhiên ở Hình 1.2

Trả lời:

Cách phòng chống và ứng phó của con người trước thảm họa thiên nhiên:

  • Di cư khỏi nơi cư trú nếu thảm họa thiên nhiên quá khốc liệt, nguy hại đến người và tài sản
  • Thường xuyên cập nhật thông tin, bổ sung thêm kiến thức về cách nhận biết và quan sát hiện tượng tự nhiên để sớm đưa ra dự đoán

2. Kĩ năng liên kết

Hãy kết nối thông tin giữa cột (A) và cột (B) tạo thành câu hoàn chỉnh, thể hiện sự liên kết trong tìm hiểu, khám phá tự nhiên.

Cột (A)

Cột (B)

1. Nước được cấu tạo từ hai nguyên tố là oxygen và hydrogen. Nước có

a) đây cũng chính là nguyên nhân mà người ta cho rằng tạo ra từ trường của Trái Đất.

2. Nhân địa cầu được cấu tạo chủ yếu từ hợp kim của sắt và nickel,

b) dựa trên nhu cầu của cây trồng trong từng thời kì sinh trưởng và phát triển.

3. Lựa chọn phân bón cho cây trồng

c) vai trò quan trngj trong quá trình quang hợp của cây xanh.

Trả lời:

1 – c

2 – a

3 – b

3. Kĩ năng đo

Đo và xác định khối lượng

Chuẩn bị: cân điện tử.

Tiến hành: đo khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên 7 bằng cân điện tử.

Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng mẫu và thực hiện yêu cầu sau:

Bảng 1.1. Kết quả đo khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên 7

Thứ tự phép cân

Kết quả thu được (gam)

Nhận xét/đánh giá kết quả đo (nếu có)

1

?

?

2

?

3

?

Khối lượng của cuốn sách (kết quả trung bình)

?

?

Hãy xác định khối lượng của cuốn sách và nhận xét kết quả của các lần đo so với kết quả trung bình.

Trả lời:

Học sinh tự thực hiện thí nghiệm

Hướng dẫn cách đo:

  • Khối lượng cuốn Khoa học tự nhiên 7 khoảng từ 1 – 2 kg: sử dụng cân điện tử
  • Đặt cuốn sách lên cân điện tử và nhìn kết quả trên cân
  • Thực hiện phép đo 3 lần và ghi kết quả vào bảng

=> Nhận xét: Khối lượng của cuốn sách (kết quả trung bình) gần bằng kết quả thu được sau mỗi lần đo.

4. Kĩ năng dự báo

Câu 1: Khí carbon dioxide là nguyên nhân chính gây ra sự ấm lên của Trái Đất do hiệu ứng nhà kính. Quan sát Hình 1.3 và cho biết nguyên nhân nào làm phát thải khí nhà kính nhiều nhất. Hãy tìm hiểu và đề xuất biện pháp giảm sự phát thải khí carbon dioxide từ nguồn này.

Trả lời:

- Nguyên nhân làm phát thải khí nhà kính:

  • Sản xuất điện và nhiệt
  • Khai thác rừng và các hoạt động khác trên mặt đất
  • Sản xuất công nghiệp
  • Giao thông
  • Xây dựng
  • Các nguồn năng lượng khác

- Biện pháp giảm sự phát thải khí carbon dioxide

  • Tái sử dụng và tái chế
  • Trồng cây xanh và bảo vệ tài nguyên rừng
  • Thay thế các loại bóng đèn truyền thống bằng đèn LED
  • Hạn chế sử dụng lò sưởi và điều hòa nhiệt độ
  • Sử dụng năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước,...
  • Hạn chế sử dụng túi nilon
  • Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng
  • Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất

Câu 2: Tìm hiểu thông tin trên sách, báo, Internet về nhiệt độ trung bình toàn cầu của Trái Đất trong khoảng 100 năm qua và suy luận về nhiệt độ của Trái Đất tăng hay giảm trong vòng 10 năm tới.

Trả lời:

Trong khoảng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình Trái Đất đã tăng khoảng 0,90C (nhiệt độ năm 2018 so với giai đoạn 1951 - 1980). Với xu thế này, dự đoán trong khoảng 10 năm tới, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng.

III. Sử dụng các dụng cụ đo trong nội dung môn Khoa học tự nhiên

Câu 1: Đồng hồ đo thời gian hiện số được điều khiển bởi cổng quang như thế nào?

Trả lời:

Đồng hồ đo thời gian hiện số là dụng cụ đo thời gian chính xác cao. Nó có thể hoạt động như một đồng hồ bấm giây, được điều khiển bằng các cổng quang điện

Cổng quang điện gồm một điôt D1 phát ra tia hồng ngoại và một điôt D2 nhận tia hồng ngoại từ D1 chiếu sáng. Dòng điện cung cấp cho D1 được lấy từ đồng hồ đo thời gian. Khi có vật chắn chùm tia hồng ngoại chiếu từ D1 sang D2 , D2 sẽ phát ra tín hiệu truyền theo dây dẫn đi tới đồng hồ, điều khiển đồng hồ hoạt động tức thì, gần như không có quán tính.

Câu 2: Khi ước lượng thời gian chuyển động của vật lớn hơn 10s, cần lựa chọn thang đo nào của đồng hồ hiện số? Vì sao?

Trả lời:

Đồng hồ đo thời gian hiện số có hai loại thang đo: Loại 1 là 9,999s – 0,001s và loại 2 là 99,99s – 0,01s

Nếu thời gian chuyển động của vật lớn hơn 10 s thì cần lựa chọn thang đo loại 99,99s – 0,01s. Đối với dụng cụ đo thì ta cần phải lựa chọn dụng cụ có giới hạn đo lớn hơn số mà ta ước lượng.

Cập nhật: 05/09/2022

Với nguyên tắc là phương pháp luận, nguyên lý về sự phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

Để thực hiện, áp dụng được các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào cuộc sống, học tập, nhiệm vụ chính trị thì mỗi chúng ta phải nắm chắc cơ sở lý luận của chúng. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về nội dung vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong học tập.

Nguyên lý về sự phát triển

– Khái niệm phát triển

Phát triển là phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển có 03 tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú

+ Tính khách quan của sự phát triển

Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực luôn vận động, phát triển một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngày trong chính bản thân của sự vật, hiện tượng. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thuộc mỗi sự vật, hiện tượng.

Tính khách quan của sự phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và quan điểm siêu hình về sự phát triển. Khi quan điểm duy tâm cho rằng nguồn gốc của sự phát triển ở các lực lượng siêu nhiên, phi vật chất. Còn ở quan điểm siêu hình cho rằng bản chất của sự vật, hiện tượng là đứng im không phát triển.

+ Tính phổ biến của sự phát triển

Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ hiện thực khách quan đến những khái niệm, những phạm trù phản ánh hiện thực ấy. Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn luôn duy trì một trạng thái cố định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.

+ Tính đa dạng, phong phú của phát triển

Sự phát triển có muôn hình, muôn vẻ, biểu hiện ra bên ngoài theo vô vàn loại hình khác nhau. Sự phong phú thể hiện ở các dạng vật chất và phương thức tồn tại của chúng. Trong giới hữu cơ, sự phát triển biểu hiện ở khả năng thích nghi của cơ thế trước sự biến đổi của môi trường. Đối với xã hội, sự phát triển thể hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội ngày càng lớn. Còn đối với tư duy, sự phát triển là năng lực nhận thức ngày càng sâu sắc, toàn diện, đúng đắn hơn.

– Ý nghĩa phương pháp luận

+ Khi xem xét sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận động và phát triển.

Phải nắm được sự vật đang hiện hữu trước mắt và khuynh hướng phát triển trong tương lai, khả năng chuyển hóa của nó. Bằng tư duy khoa học, cá nhân phải làm sáng tỏ được xu hướng chủ đạo của tất cả những biến đổi khác nhau đó. Tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, xem đó là nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng.

+ Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong thực tiễn.

Các sự vật, hiện tượng phát triển theo một quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn, do đó cá nhân phải công nhận tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như một hiện tượng phổ biến, đương nhiên. Sự phát triển đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan đối với mỗi bước của sự vật, hiện tượng.

+ Phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

Cá nhân phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫn trong mỗi sự vật, hiện tượng để từ đó xác định biện pháp phù hợp để giải quyết mâu thuẫn, thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

Trong sự phát triển có sự kế thừa nên phải chủ động phát hiện, cổ vũ cái mới phù hợp và tìm cách thúc đẩy để cái mới đó chiếm vai trò chủ đạo.

+ Phải tích cực học hỏi, tích lũy kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn.

Sự phát triển được thực hiện bằng con đường tích lũy về lượng để tạo ra sự thay đổi về chất, do đó cần phải luôn nỗ lực, chăm chỉ lao động để làm cho sự vật, hiện tượng tích lũy đủ về lượng rôi dẫn đến sự thay đổi về chất.

Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập

Vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào thực tiễn

Việc vận dụng phương pháp luận, nguyên lý về sự phát triển góp phần quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn góp phần thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúng quy luật vốn có của nó đòi hỏi mỗi chúng ta phải tìm ra mâu thuẫn của sự vật và bằng hoạt động thực tiễn mà giải quyết mâu thuẫn, phải thấy được sự phát triển là quá trình khó khăn, phức tạp.

Vận dụng trong học tập

Việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong học tập mang ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt với sinh viên để có thể phát triển và hoàn thiện bản thân.

Các cá nhân trong học tập phải biết nắm chắc cơ sở lý luận cuẩ quan điểm toàn diện, để từ đó có thể vận dụng một cách sáng tạo, hợp lý. Trong quá trình học tập cần phải phân biệt các mối liên hệ, phải chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên để hiểu rõ về bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân.

Bên cạnh đó, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định

Ngoài ra, cá nhân cần phải nắm rõ chương trình học và cũng phải thấy rõ khuynh hướng phát triển của chuyên ngành theo học trong thời gian sau đó, yêu cầu của xã hội đối với chuyên ngành đang học tập, nghiên cứu là gì? Xã hội hiện tại và tương lai đòi hỏi những gì, qua đó hoàn thiện bản thân, nâng cao tri thức cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Trên đây là nội dung bài viết về vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong học tập. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.