Văn bản đề nghị hướng dẫn thủ tục đầu tư năm 2024

Mẫu Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội hiện nay đang thực hiện theo mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu? Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội thì nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện gì? - câu hỏi của anh S. (Bình Dương)

Mẫu Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội thế nào?

Hiện nay, mẫu Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội được thực hiện theo Mẫu A.I.1 ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT.

Dưới đây là hình ảnh mẫu Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư:

Văn bản đề nghị hướng dẫn thủ tục đầu tư năm 2024

TẢI VỀ mẫu Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư mới nhất 2023

Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội thì nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện gì?

Theo khoản 2 Điều 38 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
...
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Như vậy, đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội thì nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

- Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

- Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020, cụ thể:

Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
...
3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
...

- Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);

- Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Văn bản đề nghị hướng dẫn thủ tục đầu tư năm 2024

Mẫu Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội thế nào? (Hình từ Internet)

Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư nào?

Theo Điều 30 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:

Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
3. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
4. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Như vậy, Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

(1) Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

- Nhà máy điện hạt nhân;

- Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;

(2) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;

(3) Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;