Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ là gì

Và bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lạm phát – một yếu tố quan trọng có thể làm thay đổi cả hành trình đầu tư cũng như kế hoạch tự do tài chính của bạn.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kỹ năng để đầu tư chứng khoán hiệu quả hơn.

Lạm phát là gì?

Là hiện tượng giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng lên trong một thời gian dài, làm giảm giá trị của đồng tiền và ảnh hưởng đến sức mua của người dân.

Nói cách khác…

Tại một quốc gia, khi giá cả tăng lên, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa, dịch vụ hơn so với trước đây. Do đó đây là hình thức phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ là gì

Ví dụ như trước đây một bát phở bình dân có giá 30,000 đồng/bát thì bây giờ để ăn được một bát phở bạn sẽ phải trả từ 45,000 – 50,0000 đồng/bát.

Rõ ràng, bạn đã phải chi trả nhiều hơn cho cùng 1 bát phở so với trước đây.

Lạm phát được tính toán và đo lường như thế nào?

Thông thường, nó được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả (chỉ số giá*) của một lượng lớn các hàng hóa, dịch vụ (rổ hàng hóa) trong một nền kinh tế trong một thời gian dài.

Chỉ số giá là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình tại thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương tự ở thời điểm gốc.

Trên thực tế, không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất về chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này sẽ phụ thuộc vào tỷ trọng mà bạn gắn cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó thực hiện.

Hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số giá cả phổ biến nhất, được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng để tính toán và đo lường lạm phát.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) là chỉ số thống kê biểu thị sự thay đổi của giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định.

Khi đó, tỷ lệ lạm phát (Inflation rate) được tính bằng công thức:

Inflation rate (%) = ((CPI sau – CPI trước) / CPI trước) x 100%

Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ là gì
Tỷ lệ lạm phát được thể hiện thông qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Ví dụ:

Nếu CPI của Việt Nam năm 2021 là 100 và CPI vào năm 2022 là 105, thì Inflation rate của Việt Nam trong năm 2022 là:

Inflation rate (%) = ((105 – 100) / 100) x 100% = 5%

Điều này có nghĩa là:

Với 10 triệu đồng vào năm 2021, bạn chỉ có thể mua được hàng hóa, dịch vụ trị giá khoảng 9.5 triệu đồng vào năm 2022.

Nói cách khác, tiền của bạn đã mất đi khoảng 5% giá trị trong một năm.

Ngoài CPI, một số chỉ số khác có thể được sử dụng để đo lường như: chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá GDP (GDP deflator), chỉ số giá xuất nhập khẩu (XPI)…

Nguyên nhân gây ra lạm phát

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát của một quốc gia.

Trong đó, Lạm phát do cầu kéo và do chi phí đẩy là 2 nguyên nhân phổ biến nhất.

1. Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ của một nền kinh tế tăng nhanh hơn khả năng sản xuất của nền kinh tế.

Khi tổng cầu tăng vượt quá khả năng sản xuất của nền kinh tế, lượng hàng hóa và dịch vụ (cung) chỉ có hạn, trong khi người mua (cầu) cứ liên tục đẩy giá lên cao.

Bạn có thể hiểu đơn giản là “tiền có rất nhiều để mua, nhưng quá ít hàng để bán”.

Điều này thường xảy ra khi nền kinh tế trong giai đoạn mở rộng.

Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ là gì
Lạm phát cầu kéo – Tiền có rất nhiều để mua, nhưng quá ít hàng để bán

Nó có thể đến từ nhiều nguyên nhân.

Ví dụ, chi tiêu Chính phủ tăng (chính sách tài khóa mở rộng) có thể làm tăng tổng cầu, khiến giá cả tăng.

Một yếu tố khác là giảm giá đồng nội tệ, lúc này giá cả hàng nhập khẩu tăng. Hệ quả là nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng. Dẫn đến tổng cầu tăng.

Ngoài ra, việc Chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân, người tiêu dùng sẽ có nhiều tiền hơn để chi tiêu. Và điều này cũng dẫn đến việc tăng giá hàng hóa (do họ sẵn lòng trả nhiều tiền hơn).

2. Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát do chi phí xảy ra khi chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng cao, dẫn đến việc tăng giá thành của hàng hóa, dịch vụ. Khi đó, giá cả sẽ tăng lên để bù đắp cho sự tăng chi phí.

Bạn có thể hình dung đơn giản:

Với cùng một lượng hàng hóa, doanh nghiệp không thể duy trì được một biên lợi nhuận khi chi phí sản xuất tăng cao. Bởi giá nguyên vật liệu tăng, sẽ kéo theo chi phí sản xuất tăng.

Để bù đắp lượng chi phí tăng thêm này, doanh nghiệp sẽ chuyển chi phí sang người tiêu dùng, dẫn đến mức giá chung tăng.

Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ là gì

Nguyên nhân của lạm phát do chi phí có thể là do sự tăng giá của nguyên vật liệu, năng lượng, lao động, thuế hoặc các yếu tố bên ngoài như thiên tai, chiến tranh, hoặc biến đổi khí hậu…

Ví dụ như năm 2022, do ảnh hưởng của chiến tranh Nga – Ukraine, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, làm cho giá các nguyên vật liệu nhập khẩu như thép, nhôm, cao su,… tăng cao.

Điều này đã làm cho chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong nước tăng lên và nhiều doanh nghiệp buộc phải chuyển chi phí vào giá bán cuối cùng.

Khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2022 ở Việt Nam đã tăng 3.21%

Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ là gì

3. Lạm phát do tiền tệ

Lạm phát do tiền tệ xảy ra khi cung tiền tệ trong một nền kinh tế tăng quá nhanh và vượt quá nhu cầu của nền kinh tế. Khi đó, giá trị của tiền tệ sẽ giảm, dẫn đến việc mất giá trị của tiền mặt và tiền gửi.

Nguyên nhân của lạm phát do tiền tệ có thể là do sự in ấn quá mức của chính quyền, sự rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài, hoặc sự suy yếu của tỷ giá hối đoái.

Ví dụ: Năm 2008 – 2009, Zimbabwe trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị nghiêm trọng, khiến cho chính quyền in ấn tiền để trả nợ và chi tiêu công. Điều này đã làm cho lượng tiền lưu thông trong nước bùng nổ và gây ra siêu lạm phát.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ lạm phát hàng tháng của Zimbabwe vào tháng 11/2008 đã lên đến 79,600 tỷ %.

Lạm phát là tốt hay xấu? Tác động của lạm phát đến nền kinh tế như thế nào?

Tác động tiêu cực

Lạm phát có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế như:

1. Lạm phát làm giảm giá trị của tiền tệ

Khi lạm phát xảy ra, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa, dịch vụ hơn so với trước đó. Điều này làm cho sức mua của người dân giảm đi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Ngoài ra, lạm phát cũng làm suy yếu tỷ giá hối đoái của đồng tiền nội tệ so với các ngoại tệ khác, làm cho việc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ trở nên đắt đỏ hơn.

Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ là gì

Ví dụ vào năm 2019, Venezuela ghi nhận tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới, đạt đến 10,000,000 %.

Điều này có nghĩa là giá cả tăng gấp hàng triệu lần trong một năm.

Lúc này, người dân Venezuela đã phải chịu đựng sự thiếu hụt thực phẩm, thuốc men và các dịch vụ cơ bản.

Đồng bolivar của Venezuela trở nên vô giá trị và buộc họ phải sử dụng các loại tiền tệ khác như đô la Mỹ hoặc peso Colombia để giao dịch.

2. Lạm phát gây rối loạn kinh tế xã hội

Khi lạm phát xảy ra, giá cả của các hàng hóa, dịch vụ sẽ biến động liên tục và khó lường.

Điều này sẽ gây khó khăn cho việc đưa ra các quyết định liên quan đến tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, sản xuất, kinh doanh,… của các cá nhân và tổ chức trong xã hội.

Ngoài ra, lạm phát cũng gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, khi những người có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu…

…trong khi những người có thu nhập cao có thể bảo toàn hoặc gia tăng giá trị tài sản của mình bằng cách đầu tư vào các kênh đầu tư như vàng, bất động sản,…

Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ là gì
Lạm phát có thể gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội

Trong 1 báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ người nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam năm 2020 là 2.75%, tăng 0.35% so với năm 2019.

Đây là lần đầu tiên sau 15 năm Việt Nam ghi nhận sự gia tăng tỷ lệ người nghèo do ảnh hưởng của Covid-19 và lạm phát.

Tuy nhiên, theo Forbes, số tỷ phú Việt Nam năm 2021 là 6 người, gấp đôi so với năm 2020.

Sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội Việt Nam ngày càng rõ ràng hơn.

3. Lạm phát gây áp lực cho chính sách kinh tế

Khi lạm phát xảy ra, chính phủ và ngân hàng nhà nước phải đưa ra các biện pháp để kiểm soát và ổn định mức giá.

Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách kinh tế như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thương mại,…để đối phó với lạm phát không phải là dễ dàng và không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Các chính sách kinh tế có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, làm gia tăng thất nghiệp, làm suy yếu cán cân thanh toán,…

Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ là gì

Như Việt Nam giai đoạn 2011…

Thời điểm đó lạm phát của Việt Nam đang rất cao (18.58%), và để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã phải áp dụng chính sách siết chặt tiền tệ.

Tuy nhiên, chính sách đã làm cho lãi suất tăng cao (17 – 19%), khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn để sản xuất kinh doanh.

Điều này đã tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, giảm xuống còn 5.89%, thấp nhất trong 10 năm qua.

Mặc dù vậy, Lạm phát không phải luôn luôn xấu!!!

Tác động tích cực

Theo các nhà kinh tế học, một mức độ lạm phát thấp hoặc trung bình (từ 2 – 5% đối với các nước phát triển và dưới 10% đối với các nước đang phát triển) có thể mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế, chẳng hạn như:

1. Kích thích tiêu dùng, cho vay, đầu tư vốn và giảm tình trạng thất nghiệp trong xã hội

Khi lạm phát xảy ra, người dân sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn để tránh mất giá tiền tệ.

Điều này sẽ tạo ra nhu cầu cao hơn cung, thúc đẩy sản xuất và tạo việc làm.

Đồng thời, lạm phát cũng khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn để đầu tư vào các kênh sinh lời như bất động sản, cổ phiếu,… để bảo toàn hoặc gia tăng giá trị tài sản.

Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ là gì

2. Làm giảm giá trị của các khoản nợ

Khi lạm phát xảy ra, giá trị của tiền tệ giảm đi, do đó giá trị của các khoản nợ cũng giảm theo.

Điều này có lợi cho các quốc gia cũng như những cá nhân đang có những khoản vay.

Họ sẽ phải trả ít tiền hơn để hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ.

3. Tạo ra sự linh hoạt cho chính sách kinh tế

Khi lạm phát xảy ra ở mức độ kiểm soát được, chính phủ và ngân hàng nhà nước có thể sử dụng các công cụ như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thương mại,…để điều tiết nền kinh tế.

Ví dụ, khi lạm phát cao quá mức, ngân hàng nhà nước có thể nâng lãi suất để thu hút tiền gửi và hạn chế tiền lưu thông.

Khi lạm phát quá thấp hoặc âm, ngân hàng nhà nước có thể hạ lãi suất để khuyến khích cho vay và tiêu dùng.

Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ là gì

Lạm phát thấp, cao và siêu lạm phát

Hiện nay, lạm phát được chia làm 3 mức độ:

STT Mức độ Tỷ lệ lạm phát Đặc điểm 1 Lạm phát tự nhiên Từ 0 đến dưới 10%/năm Ở mức độ này, các hoạt động của nền kinh tế vẫn diễn ra bình thường, ít gặp rủi ro và đời sống của người dẫn vẫn diễn ra ổn định 2 Lạm phát phi mã Từ 10% đến dưới 1,000%/năm Khi lạm phát phi mã, nền kinh tế của một quốc gia sẽ bị biến động nghiêm trọng; đồng tiền của quốc gia đó bị mất giá trầm trọng khiến thị trường tài chính bị phá vỡ

Trong thời kỳ lạm phát phi mã, giá cả nhìn chung tăng nhanh, người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản hoặc chuyển sang sử dụng các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch lớn.

Nếu lạm phát phi mã duy trì trong thời gian dài sẽ gây biến dạng kinh tế nghiêm trọng.

3 Siêu lạm phát Trên 1,000%/năm Đây là tình trạng lạm phát vô cùng nghiêm trọng!

Siêu lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã.

Khi đó:

  • Tốc độ lưu thông tiền tệ tăng mạnh,
  • Giá cả tăng nhanh và không ổn định,
  • Tiền lương thực tế của người lao động bị giảm mạnh,
  • Tiền tệ mất giá nhanh chóng,
  • Các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn…

Siêu lạm phát có sức mạnh phá huỷ toàn bộ nền kinh tế của một nước và thường đi kèm với suy thoái nghiêm trọng.

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua từng thời kỳ

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm đã có những biến động theo các giai đoạn khác nhau, phản ánh những thách thức và cơ hội của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập.

Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ là gì
Tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Giai đoạn 2010 – 2015: Kiểm soát lạm phát cao

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, Việt Nam đã trải qua một chu kỳ lạm phát cao và biến động.

Theo số liệu từ Cục Thống kê, tỷ lệ lạm phát bình quân năm 2010 là 9.19% đã tăng lên 18.58% vào năm 2011, cao nhất trong 20 năm qua.

Nguyên nhân chính của sự tăng giá này là do sự gia tăng quá mức của nguồn cung tiền tệ, do Nhà nước phát hành quá nhiều trái phiếu chính phủ và tăng chi tiêu công.

Ngoài ra, giá các mặt hàng xuất khẩu như dầu thô, cao su, cà phê cũng tăng cao trên thị trường quốc tế, kéo theo giá các mặt hàng nhập khẩu như xăng dầu, nguyên liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.

Hậu quả của lạm phát cao là làm giảm sức mua của người dân, làm suy yếu niềm tin vào đồng tiền quốc gia và gây ra sự mất cân bằng trong cán cân thanh toán.

Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ là gì

Lúc này, để kiểm soát lạm phát, Nhà nước đã áp dụng chặt chẽ và đồng bộ các chính sách tiền tệ và tài khóa, như hạ lãi suất cho vay, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại, hạ tỷ giá hối đoái và giảm chi tiêu công.

Nhờ vậy, tỷ lệ lạm phát đã giảm dần từ 9.21% vào năm 2012 xuống 4.09% vào năm 2014.

Năm 2015, tỷ lệ lạm phát chỉ là 0.63%, mức thấp nhất trong 14 năm qua.

Giai đoạn 2016 – 2020: Duy trì ổn định lạm phát

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, Việt Nam đã duy trì được mức lạm phát ổn định và thấp.

Tỷ lệ lạm phát giai đoạn này được giữ ổn định ở mức dưới 4%.

Nguyên nhân chính của sự kiểm soát này là do cải thiện năng lực quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, do sự hợp tác chặt chẽ giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính trong việc điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa.

Ngoài ra, giá các mặt hàng xuất khẩu như dầu thô, cao su, cà phê cũng giảm nhẹ trên thị trường quốc tế, giảm áp lực cho giá các mặt hàng nhập khẩu.

Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ là gì

Tuy vậy, giai đoạn này Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn và rủi ro.

Năm 2016, tỷ lệ lạm phát tăng cao (so với 2015) do hiện tượng El Nino gây ra thiên tai và hạn hán kéo dài, làm giảm sản lượng nông nghiệp và thủy sản.

Năm 2017, tỷ lệ lại bị đẩy lên do việc điều chỉnh giá điện, y tế và giáo dục theo quy định.

Năm 2019, tỷ lệ lạm phát lại tăng do việc tăng thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu.

Và đến năm 2020, Việt Nam cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhờ vào sự kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ, Việt Nam đã duy trì được sự tăng trưởng kinh tế tích cực và kiểm soát được lạm phát.

Tỷ lệ lạm phát bình quân năm 2020 là 3.23%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra.

Từ 2021 – 2022: Đối mặt với áp lực lạm phát

Năm 2021, trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm của Việt Nam chỉ tăng 1.84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua.

Đây được xem là thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát giá cả trong điều kiện khó khăn do dịch Covid-19.

Tuy nhiên, bước sang năm 2022, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam đã tăng 3.15% so với năm trước.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới, tác động lớn tới chi phí sản xuất và vận tải.

Và để kiểm soát lạm phát Chính phủ đã thực hiện một vài giải pháp như bảo đảm nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm; chưa tăng giá điện, giá dịch vụ y tế, học phí; sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn xăng dầu và giảm thuế, phí…

Tỷ lệ lạm phát Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2023 được dự báo sẽ ở mức khoảng 3.5%, cao hơn mức năm 2022 là 3.15%.

Đây là một mức lạm phát vừa phải và trong tầm kiểm soát của Chính phủ.

Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ là gì
5 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 3.55% so với giai đoạn cùng kỳ năm trước

Tuy nhiên, tôi cho rằng Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực lạm phát từ bên trong và bên ngoài, như:

  • Sự dỡ bỏ Zero COVID của Trung Quốc, khiến nhu cầu hàng hóa tại quốc gia này tăng mạnh và đẩy giá hàng hóa thế giới tăng cao.
  • Khả năng tăng giá học phí, giá dịch vụ y tế theo lộ trình; dự kiến điều chỉnh tăng giá điện trong năm 2023; tăng lương cơ sở từ 1-7-2023.
  • Biến động giá xăng dầu thế giới, tác động lớn tới chi phí sản xuất và vận tải.
  • Tình trạng thiếu hụt nguồn cung một số hàng hóa và dịch vụ do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Lạm phát và thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi phản ánh tình hình kinh tế và là kênh đầu tư hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán cũng phải đối mặt với nhiều yếu tố bất ổn, trong đó có lạm phát.

Vậy, lạm phát ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán?

Câu trả lời không đơn giản vì lạm phát có thể có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, tuỳ thuộc vào mức độ và nguyên nhân.

Cụ thể:

  • Lạm phát vừa phải (khoảng 2 – 4%): được coi là có lợi cho thị trường chứng khoán vì nó thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất và đầu tư nhiều hơn, từ đó làm giảm thất nghiệp và kích thích tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, lạm phát vừa phải cũng giúp giảm bớt gánh nặng nợ quốc gia và thu hút đầu tư nước ngoài.
  • Lạm phát phi mã (trên 10%): được coi là có hại cho thị trường chứng khoán vì khiến cho chi phí vay, chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, lao động) tăng cao, và làm giảm mức sống của người dân. Ngoài ra, lạm phát phi mã cũng khiến cho lãi suất thực giảm, tỷ giá biến động mạnh và GDP thực giảm. Do đó, nếu xảy ra tình trạng này, bạn nên bán cổ phiếu để chuyển sang các kênh đầu tư an toàn hơn như hàng hóa, vàng hay ngoại tệ.
  • Siêu lạm phát (trên 1,000%): được coi là gây khủng hoảng cho thị trường chứng khoán vì khiến cho tiền tệ mất giá hoàn toàn và không còn làm được chức năng trao đổi. Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng do tiền không còn làm được chức năng trao đổi. Nền tài chính bị sụp đổ và kinh tế kiệt quệ.

Do đó, có thể kết luận rằng lạm phát không chỉ có ảnh hưởng xấu mà còn có ảnh hưởng tốt đến thị trường chứng khoán, tuỳ thuộc vào mức độ và nguyên nhân.

Một mức lạm phát vừa phải có thể tạo ra cơ hội cho chứng khoán sinh lợi cao nhất.

Tuy nhiên, khi lạm phát quá cao hoặc quá thấp, sẽ gây ra những bất ổn cho thị trường chứng khoán và nền kinh tế.

Làm thế nào để bạn có thể bảo vệ danh mục đầu tư trước lạm phát?

Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, hiểu rõ và cách ứng phó với nó là một yếu tố then chốt để bảo vệ và gia tăng danh mục đầu tư của mình.

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn khi đầu tư trên thị trường trong bối cảnh lạm phát:

1. Theo dõi diễn biến của chỉ số CPI

CPI là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ lạm phát của một quốc gia. Bạn sẽ cần theo dõi diễn biến của CPI để có cái nhìn tổng quan về xu hướng giá cả trong nước và ảnh hưởng của nó đến các ngành kinh tế khác nhau.

Thông thường, chỉ số CPI của Việt Nam sẽ được Tổng cục Thống kê công bố định kỳ hàng tháng.

Bạn có thể theo dõi chỉ số CPI: tại đây

2. Điều chỉnh mức lợi nhuận kỳ vọng

Khi lạm phát tăng cao, giá trị tiền mặt giảm đi.

Khi đó, bạn cần điều chỉnh lợi nhuận kỳ vọng để đảm bảo rằng lợi nhuận thực tế sẽ vượt qua mức tăng của lạm phát, giúp bảo vệ giá trị đầu tư.

Giả sử bạn đang kỳ vọng lợi nhuận hàng năm là 10% cho một cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu lạm phát tăng lên 5%, thì khi đó, lợi nhuận thực tế bạn thu về chỉ tăng 5%.

Lúc này, bạn cần điều chỉnh tăng lợi nhuận kỳ vọng để phản ánh tác động của lạm phát, đảm bảo rằng lợi nhuận thực tế vẫn tăng trưởng thực sự.

3. Chọn các cổ phiếu có tính chống lạm phát

Một số loại cổ phiếu có tính chống lạm phát cao, tức là có khả năng duy trì hoặc gia tăng doanh thu và lợi nhuận khi giá cả tăng cao.

Những loại cổ phiếu này thường thuộc các ngành sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu (thực phẩm, y tế…), sản xuất hàng hoá thiên nhiên (dầu khí, than…), hoặc sản xuất hàng hoá có tính chu kỳ (thép, xi măng…).

  • Đọc thêm: Hướng dẫn tìm kiếm cơ hội trên thị trường chứng khoán

4. Tránh các cổ phiếu có tính nhạy cảm

Ngược lại, một số loại cổ phiếu có tính nhạy cảm với lạm phát, tức là có khả năng bị ảnh hưởng tiêu cực khi giá cả tăng cao.

Những loại cổ phiếu này thường thuộc các ngành sản xuất hàng tiêu dùng không thiết yếu (đồ gia dụng, điện tử…), dịch vụ (vận chuyển, du lịch…)…

Những ngành này thường có biên lợi nhuận thấp và khó tăng giá bán để bù đắp chi phí đầu vào cao hơn.

Đồng thời, nhu cầu tiêu dùng của những ngành này cũng dễ bị ảnh hưởng bởi sự giảm sức mua của người dân khi lạm phát cao.

Vì vậy, bạn nên tránh các cổ phiếu có tính nhạy cảm với lạm phát hoặc giảm tỷ trọng của chúng trong danh mục đầu tư khi lạm phát tăng cao.

Bạn cũng nên chú ý đến các chỉ số định giá của các cổ phiếu này, như P/E, P/B, EV/EBITDA… để tránh mua vào các cổ phiếu quá đắt so với giá trị thực.

Kết luận

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế không thể tránh khỏi và có ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế xã hội, trong đó có thị trường chứng khoán.

Điều quan trọng là bạn hiểu và nắm bắt tình hình hiện tại, và điều chỉnh kỳ vọng lợi nhuận cũng như danh mục đầu tư dựa trên thông tin và dữ liệu cụ thể.

Điều này sẽ giúp bạn tối ưu hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro trong môi trường đầu tư biến động.

Việc đầu tư vào cổ phiếu có khả năng chống lạm phát có thể là một lựa chọn thông minh.

Các công ty hoạt động trong các ngành có khả năng tăng giá theo lạm phát, như ngành sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu, có thể có lợi thế trong việc bảo vệ giá trị đầu tư khỏi tác động tiêu cực của nó.

Cùng với đó, lựa chọn đúng phương án đầu tư và điều chỉnh lợi nhuận kỳ vọng là yếu tố quan trọng để bảo vệ giá trị đầu tư và tận dụng cơ hội.

Hãy luôn cân nhắc và đưa ra quyết định đầu tư thông minh dựa trên tình hình kinh tế và biến động của lạm phát để bảo vệ và tăng giá trị đầu tư của bạn.