Từ mang nghĩa gốc là gì

Câu 1 (3 điểm): Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì? Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển? Từ chân trong hai ví dụ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển?

Anh ấy bị thương ở chân. (1) Ông ấy có chân trong Hội đồng quản trị. (2)

Câu 2 (2,5 điểm): Thế nào là cụm danh từ? Xác đinh cụm danh từ và vẽ mô hình cho cụm danh từ đó trong câu sau:

Bố em mới mua cho em một cây bút thật đẹp.

Câu 3 (1,5 điểm): Chỉ ra lỗi dùng từ trong câu sau và viết lại cho đúng:

Quá trình học tập là quá trình tiếp thu tri thức nhân loại.

Nhanh mình tick cho!! Mình đang cần gấp!!

– Trong một số từ đồng âm cũng có hiện tượng chuyển nghĩa, một từ có nhiều đồng âm, một trong các đồng âm đó lại có nhiều nghĩa chuyển.

Ví dụ: Từ đường có 2 đồng âm (dùng để ăn và dùng để đi lại).

Trong đường dùng để đi lại có nghĩa gốc là con đường và các nghĩa chuyển: đường dây, đường lối, đường đời, đường truyền, đường ruột, đường cong,…

(Các từ này dền có nét nghĩa chung là nối liền hai điểm với nhau)

II. Ví dụ về các dạng bài

Ví dụ 1: Nêu nghĩa của mỗi từ in nghiêng trong các câu sau:

a. Chiếc chân hàn đó sắp gãy rồi.

b. Xa xa, phía chân trời, những dãy núi nhấp nhô.

c. Mấy bạn ấy đều bị viêm chân răng.

d. Anh từ từ điều khiển chân vịt của chiếc xuồng máy.

Trả lời:

a. chân hàn: chỉ bộ phận đỡ mặt bàn.

b. chân trời: chỉ đường ở phía xa nơi trời đất gặp nhau.

c. chân răng: chỗ thịt ở xung quanh bao bọc lấy răng.

d. chân vịt: chỉ một bộ phận bánh lái trong các tàu, thuyền.

Ví dụ 2: Khoanh tròn vào từ có nghĩa gốc trong mỗi nhóm sau đây:

a. bút lưỡi gà, trăng lưỡi liềm, lưỡi dao, lưỡi lợn, lưỡi câu.

b. mũi đất, mũi tên, mũi tấn công, mũi lõ, mũi tiêm, mũi chỉ, mũi giày.

c. đầu bàn, đầu hàng, đầu tóc, đầu súng, đầu sông, đầu suối, đầu bạc.

d. tai thính, tai ấm, tai hồng, tai bèo, tai hại, tai cối, tai mắt, nem tai.

Trả lời:

a. lưỡi lợn

b. mũi lõ

c. đầu bạc

đầu tóc

d. tai thính, nem tai.

Ví dụ 3: Phân biệt nghĩa của các từ sau, cho ví dụ minh hoạ:

ăn ảnh, ăn diện, ăn khách, ăn cưới, ăn cỗ, ăn xin, ăn chay, ăn chia, ăn ý, ăn dỗ.

Trả lời: + ăn ảnh: chi người có ảnh chụp đẹp hơn thực tế.

Cô ấy rất ăn ảnh.

+ ăn diện: chỉ một người luôn mặc quần áo đẹp.

Chị ấy ăn diện nhất lớp.

+ ăn khách: chỉ một cửa hàng có nhiều người đến mua.

Cửa hàng ấy rất ăn khách.

+ ăn cưới: chỉ việc dự liên hoan một người đi lấy vợ chồng.

Sáng mai em được đi ăn cưới anh Thanh.

+ ăn cỗ: chí việc ăn uống tại một gia đình có công việc gì đó.

Hôm qua em được đi ăn cỗ ở quê nội.

+ ăn xin: chỉ việc một người không làm được việc gì phải đi xin về ăn.

Ông lão ăn xin thật đáng thương.

+ ăn chay: chỉ việc kiêng ăn thịt các loại động vật.

Mấy hôm nay, bác ấy toàn ăn chay.

+ ăn chia: chỉ việc chia nhau một số tiền do nhiều người cùng làm ra.

Họ ăn chia khá sòng phẳng với nhau.

+ ăn ý: chỉ việc hai người rất hiểu nhau.

Họ rất ăn ý với nhau trong mọi suy nghĩ và việc làm.

+ ăn dỗ: chỉ việc dụ dỗ để ăn một thứ gì đó của một đứa trẻ.

Cậu ấy rất hay ăn dỗ em của mình.

Ví dụ 4: Nêu 5 nghĩa của từ chạy (nêu rõ nghĩa gốc), cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời: Nghĩa gốc: chỉ hoạt động di chuyển của đôi chân nhanh hơn đi bộ.

Cậu ấy chạy rất nhanh.

+ chạy: chỉ hoạt động của máy móc.

Chiếc đồng hồ của tôi chạy rất chính xác.

+ chạy: chỉ việc làm khẩn trương cho kịp thời.

Dân làng đang chạy lũ.

+ chạy: chỉ việc tìm kiếm một cách nhanh, kịp thời.

Mẹ đang chạy tiền đưa cho anh đi học.

+ chạy: chỉ việc bán hàng rất nhanh.

Những ngày tết, các mặt hàng đều bán chạy hơn ngày thường.

+ chạy: chỉ việc trốn thoát khỏi sự truy đuổi.

Anh ta đang chạy trốn pháp luật.

+ chạy: chi việc tìm mọi cách đê đạt được mục đích.

Anh ấy đã chạy chọt khắp nơi mà vẫn chưa tìm được việc làm.

Ví dụ 5: Chọn một từ thích hợp điền vào chỗ chấm, nêu nghĩa của từ đó trong mỗi câu:

a. Anh em ……….. quân ở đảo Trường Sa.

b. Bác thợ đang ……….. đinh vào chiếc bàn.

c. Cô giáo dặn phải ……….. cửa trước khi về.

d. Cô ấy đang ……….. dấu vào những cuốn học bạ.

e. Mẹ em ……….. tiền học cho em.

g. Cô ấy ……….. kịch như thật, không chê vào đâu được.

h. Anh em mới ……….. mộ t đôi giày rất đẹp.

i. Bác ấy đang ……….. rượu vào các chai.

k. Nước ở đó ……….. băng, có thể đi lại được.

Trả lời:

Từ cần điền: đóng.

a. đóng quân: chỉ nơi các đơn vị bộ đội huấn luyện.

b. đóng đinh: chí việc dùng búa tác động vào đinh.

c. đóng cửa: chỉ việc làm cho cửa khép lại.

d. đóng dấu: chỉ việc dùng con dấu ép mạnh xuống.

e. đóng tiền: chỉ việc nộp tiền.

g đóng kịch: chỉ việc các diễn viên diễn kịch.

h. đóng giày: chỉ việc làm để tạo ra đôi giày.

i. dòng rượu: chỉ việc cho rượu vào chai.

k. đóng băng: chỉ việc đông cứng của nước.

Ví dụ 6: Tìm từ có chứa tiếng lưng có nghĩa sau, đặt câu với mỗi từ đó:

a. Chỉ số lượng nhiều tương đương một nửa.

b. Chỉ ở khoảng giữa đèo, đồi, núi,…

c. Chỉ phía sau của một người.

d. Chỉ một loại dây đeo dùng trong khi mặc quần áo.

e. Chỉ một người lười, không chịu làm việc.

Trả lời:

a. lưng cơm, lưng chén, lưng bát, lưng thùng, lưng hò, lưng bơ,…

Cả bữa nó chỉ ăn được lưng bát cơm.

b. lưng đèo, lưng chừng, lưng đồi, lưng dốc, lưng núi,…

Chiếc xe đỗ lại ngay lưng chừng đèo.

c. lưng áo, sống lưng, sau lưng, đau lưng, lưng ngựa, lưng còng,…

Mấy hôm nay bà em bị đau lưng do thời tiết thay đổi.

d. thắt lưng, (dây lưng, đai lưng….

Tôi mặc quần áo, đeo thắt lưng nghiêm chỉnh rồi đi học.

e. ngay lưng, dài lưng, thẳng lưng,…

Cậu ấy ngay lưng quen rồi, chẳng biết làm việc gì.

Ví dụ 7: Xếp các từ sau thành các nhóm, chỉ rõ nghĩa của mỗi nhóm, nhóm nào mang nghĩa gốc.

đánh đàn, đánh đòn, đánh trống, đánh cờ, đánh giày, đánh răng, đánh bi, đánh phấn, đánh bạc, đánh cá, đánh trứng, đánh ấm chén, đánh bầu bóng, đánh phèn, đánh bài, đánh nhau, đánh trộm, đánh vật, đánh bẫy.

 Trả lời:

a. Chỉ việc dùng tay tác động làm người khác bị đau (nghĩa gốc).

đánh nhau, đánh đòn, đánh vật, đánh trộm.

b. Chỉ việc dùng tay tác động lên một vật làm phát ra tiếng kêu.

đánh đàn, đánh trống.

c. Chỉ việc dùng tay quấy một loại chất lỏng cho tan đều ra.

đánh trứng, đánh phèn.

d. Chỉ việc nhiều người tham gia một cuộc chơi.

đánh bạc. đánh cờ, đánh bi, đánh bài.

e. Chỉ việc làm cho sạch, đẹp hơn.

đánh phấn, đánh dầu bóng, đánh giày, đánh răng, đánh ấm chén.

f. Chỉ việc săn bắt động vật.

đánh bẫy, đánh cá.

Ví dụ 8: Viết 4 câu có từ miệng mang nghĩa gốc, 4 câu có từ miệng có nghĩa chuyển:

Trả lời: – 4 câu có từ miệng mang nghĩa gốc:

+ Cô bé có cái miệng thật tươi.

+ Cô giáo gọi bạn ấy trả lời miệng câu hỏi.

+ Buổi sáng em thường súc miệng bằng nước muối.

+ Anh ấy bao giờ cũng miệng nói tay làm.

– 4 câu có từ miệng mang nghĩa chuyển:

+ Mẹ dặn em chỉ nấu miệng bát gạo thỏi.

+ Mấy chú ếch đang ngồi quanh miệng hố và kêu ran.

+ Chiếc áo đã bị rách miệng túi.

+ Một mình cô ấy làm nuôi năm miệng ăn nên rất khó khăn.

Ví dụ 9: Đặt câu có từ chứa tiếng cân theo mỗi yêu cầu sau và cho biết mỗi từ cân đó thuộc loại từ gì:

a. Chỉ hành động của một người bán hàng cho khách.

b. Chỉ tên một loại dụng cụ dùng đo khối lượng.

c. Chỉ khối lượng của một vật.

d. Chỉ sự ngang bằng giữa hai bên.

e. Chỉ việc xem xét trước khi đưa ra quyết định.

f. Chỉ việc so sánh của người kế toán giữa các khoản thu chi của cơ quan.

g. Chỉ một người có thân hình chuẩn, đẹp.

Trả lời:

a. Có ấy đang cân thịt bán cho khách. (Cân là động từ)

b. Chiếc cân đó rất chính xác. (Cân là danh từ)

c. Con gà trống nặng hơn ba cân. (Cân là danh từ)

d. Cả hai bên cùng giỏi thật cân tài cân sức. (Cân là tính từ)

e. Họ còn cân nhắc xem thế nào đã chứ. (Cân là động từ)

f. Cô ấy đang cân đối thu chi ngân sách. (Cân là động từ)

g. Anh ấy có một thân hình rất cân đối. (Cân là tính từ)

Ví dụ 10: Trong mỗi câu sau, câu nào có từ bay có nghĩa giống với chim bay.

a. Bác ấy dùng chiếc bay đê đánh bóng bức tường cho nhẵn.

b. Trên đầu anh, đạn vẫn bay vèo vèo.

c. Người ta làm muối bằng cách cho bay hơi nước từ nước biển.

d. Bọn bay không để ai ngủ hay sao!

e. Cậu ta chối bay đi, đổ hết trách nhiệm cho người khác.

g. Bạn ấy làm bay cả 5 bài toán chỉ trong nửa giờ đồng hồ.

h. Tôi bay từ Hà Nội vào đến Thành phố Hồ Chí Minh hết có 45 phút.

Trả lời:

a. Chiếc bay: Một dụng cụ của người thợ nề. (đồng âm với chim hay)

b. đạn bay: Viên đạn di chuyển. (có nghĩa giống với chim hay)

c. bay hơi: Nước bốc hơi. (có nghĩa giống với chim hay)

d. bọn bay: Chỉ một số người không tốt. (đồng âm với chim hay)

e. chối bay: Chối một cách nhanh chóng. (có nghĩa giống với chim hay)

g. làm bay: Làm bài nhanh chóng, đúng, (có nghĩa giống với chim hay)

h. bay: Đi bằng máy bay. (có nghĩa giống với chim hay)

III. Các bài luyện tập

Câu 1. Nêu nghĩa của mỗi từ in nghiêng trong các câu sau:

a. Tôi thường đánh dấu những chỗ quan trọng bằng mực đỏ.

b. Cậu ấy vẫn phải đánh vần từng chữ một.

c. Anh ấy đánh điện về nhà để báo tin.

d. Cô ấy thuê người đến đánh ghen.

e. Thi kiểu ấy quá bàng đánh đố mọi người.

g. Chúng ta không được đánh mất lòng tin.

h. Cậu ấy đánh lừa mấy bạn, sáng nay đi lao động.

i. Anh đánh giá quá cao về tôi đấy.

k. Con chó đánh hơi thấy có người lạ.

l. Bố đánh gió cho tôi để giải cảm.

m. Hai bạn ấy đánh cuộc với nhau xem đội nào thắng.

n. Mẹ đang đánh luống rau ngoài vườn.

Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có từ in đậm mang nghĩa gốc sau đây:

a. Sáng nào tôi cũng rủ Huy đi học.

b. Bạn ấy thường đi giày ngay cả mùa hè.

c. Anh tôi được đi du học ở nước ngoài.

d. Cô ấy đem đi tất cả những gì thuộc về cô ấy.

e. Bố tôi đi xe máy đến cơ quan làm việc.

g. Anh ấy vứt đi mấy đôi giày còn mới nguyên.

h. Cậu ta mới ốm có mấy ngày mà gầy đi trông thấy.

i. Anh ấy chỉ cần đi một con tốt.

k. Các bạn ấy rủ nhau đi tết các thầy cô giáo.

l. Anh chị ấy đi với nhau thật hợp.

m. Cậu ta bị đi ngoài mấy hôm nay rồi.

n. Mọi người giục cậu ấy nói đi, ngại gì mà im lặng.

Câu 3: Tìm 4 từ mang nghĩa chuyển từ mỗi từ in đậm trong đoạn văn sau:

Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ấn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ… Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.

(Theo Ma Văn Kháng)

Câu 4: Nêu nghĩa của mỗi từ trông trong bài ca dao sau:

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.

(Ca dao về lao động sản xuất)

Câu 5: Nêu nghĩa gốc của mỗi từ sau đây rồi tìm thêm 4 từ mang nghĩa gốc và 4 từ mang nghĩa chuyển, đặt câu với mỗi từ đó:

a. hoà nhạc

b.cổ áo

c. tay tre

d. cửa sông

Câu 6: Chọn 4 từ mang nghĩa chuyển của từ cứng điền vào các chỗ chấm sau:

a. Không nên giải quyết công việc một cách ……….. như thế.

b. Thằng đó thật ……….. không chịu nghe ai bao giờ.

c. Những lí lẽ của tôi làm hắn ta ……….. không nói thêm gì.

d. Bát nước mắm ……….. cho thêm chút mì chính nữa.

Câu 7: Chia các từ sau thành 2 nhóm, một nhóm mang nghĩa gốc, một nhóm mang nghĩa chuyển, đặt câu với mỗi từ đó: đứng tuổi, đứng đầu, đứng nghiêm, đứng chờ, đứng lên, đứng gió, đứng tên.

Câu 8:  Tìm các cặp từ có tiếng ăn điền vào chỗ chấm trong các câu sau cho hợp lý:

a. Sáng nay tôi đi ……….. nên phải ……….. chỉnh tề.

b. Cửa hàng rất ……….. nên công việc ……….. cũng tạm ổn.

c. Chúng tôi đang ……….. thì bọn ……….. ập đến.

d. Nhà thì ……….. mà cô ấy rất ……….. thật không phải lẽ.

Câu 9:  Nêu nghĩa của từ in đậm trong các câu sau:

a. Bạn ấy viết xong còn đánh bóng các chữ cái cho đẹp.

b. Các bạn đang đánh bóng ngoài sân.

c. Chú ấy đánh bóng chiếc ghế bằng một loại dầu.

d. Cậu đừng đánh bóng bạn mình lên như thế.

Câu 10: Đặt 4 câu có cặp từ nhiều nghĩa sau đây:

a. bán

b. chăm

c. nhìn

d. nuôi

Câu 11: Đặt các câu có từ chứa tiếng chạy có nội dung sau:

a. Chỉ việc tìm người để chữa bệnh.

b. Chỉ buôn bán đường dài của một người.

c. Chỉ việc công việc đưa công văn giấy tờ, thư, sách báo.

d. Chỉ việc tranh giành nhau để đạt được mục đích.

Câu 12: Chọn A, B hay C?

a. Từ tay ghép với từ nào dưới đây để được từ có nghĩa chuyển:

A. áo

B. chân

C. búp măng

b. Từ chân ghép với từ nào dưới đây để được từ có nghĩa chuyển:

A. bàn

B. dài

C. Cả A và B đều đúng.

c. Từ cổ ghép với từ nào dưới đây để được từ mang nghĩa gốc:

A. chai

B. tay

C. Cả A và B đều sai.

d. Từ lưng ghép với từ nào dưới đây để được từ mang nghĩa gốc:

A. còng

B. chai

C. đèo.

Câu 13: Tìm các từ có tiếng hợp điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

a. Chúng tôi đã ……….. với nhau rất ăn ý.

b. Cuối cùng chúng tôi cũng đã ……….. được các ý kiến .

c. Những lá phiếu ……….. là những lá phiếu bầu đúng số người.

d. Giờ thể dục thầy giáo cho chúng tôi ……….. thành ba hàng dọc.

Câu 14: Tìm các từ mang nghĩa gốc của các từ in đậm trong đoạn văn sau:

Xóm tôi nằm lẻ loi trên ba quả đồi khác nhau như ba cái bát úp. Ba quả đồi trọc, đất đỏ như xôi gấc, thỉnh thoảng mới lúp xúp vài lùm cây hoang. Những trưa nắng chói chang, ra khỏi nhà là thấy lóa mắt vì màu đất đỏ. Ngay dưới sát chân đồi, con sông Vạn nước xanh ngăn ngắt chảy qua. Chiều chiều, người xuống quầy nước làm bên Đăng nhộn nhịp hẳn lên. Mé cuối bến, tụi trẻ con bơi lội, quẫy tòm tõm làm bắn tung tóe lên kè đá rìa sông. Cái xóm nhỏ chỉ độ vài ba chục nóc nhà sống quây quần, quấn quýt bên nhau.

(Theo Trương Nhận)

Câu 15: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyên, tìm thêm 4 từ mang nghĩa chuyển hoặc nghĩa gốc với mỗi từ đó.

Em yêu tiếng chim

Đầu hồi lảnh lót

Mái vàng thơm phức

Rạ đầy sân phơi.

(Theo Tô Hà)

Câu 16: Tìm các từ có tiếng nhà, có nghĩa dưới đây, đặt câu với mỗi từ đó:

a. Chỉ người làm thơ.

b. Chỉ nơi mọi người trong một cơ quan thường ăn uống.

c. Chỉ nơi mọi người ăn uống, nghỉ ngơi và thư giãn.

d. Chỉ nơi ở của những người đi làm ăn xa.

e. Chỉ những người chuyên viết báo.

g. Chỉ những người làm công việc đồng áng.

h. Chỉ những người làm nghề kinh doanh.

i. Chỉ những người làm công tác giảng dạy tại các trường.

k. Chỉ nơi những người theo đạo Thiên chúa thường đến để làm lề.

l. Chỉ nơi học tập của học sinh, sinh viên.

m. Chỉ nơi giam giữ kẻ phạm tội.

n. Chỉ vợ hoặc chồng của mình.

o. Chỉ người đứng đầu một nước.

p. Chỉ những người ở quê mộc mạc, chất phác.

q. Chỉ bệnh viện thời xưa.

r. Chỉ nơi sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên.

s. Chỉ một loại nhà ở của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc.

u. Chỉ nơi gửi trẻ em.

v. Chỉ nơi sản xuất các loại đồ dùng, thực phẩm, bánh kẹo,…

x. Chỉ nơi làm ra những cuốn sách, truyện, lịch,…

Câu 17: Chọn trong đoạn văn sau 4 từ có nghĩa gốc, 2 từ có nghĩa chuyến rồi tìm thêm mỗi loại 2 từ mang nghĩa chuyên hoặc nghĩa gốc với từ đó.

“Thân tre vừa tròn lại vừa gai góc. Trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực em, búp vượt quá đầu em… Em cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút, ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.”

(Theo Bùi Ngọc Sơn)

Câu 18: Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa ở cột B sao cho phù hợp.

AB1. Khai giảnga. Lời mở đầu cho một buổi lễ2. Khai bútb. Ngày đầu tiên của một năm học.3. Khai xuânc. Bắt đầu viết lần đầu tiên vào năm mới4. Khai mạcd. Ngày làm việc đầu tiên của một năm

Câu 19: Ghi Đ vào ô trống trước câu có từ in đậm có nghĩa gốc là nhìn.

a. Cô ấy nhờ tôi trông nhà hộ để đi chợ.

b. Nước nhà trông mong ở các em rất nhiều.

c . Sáng nay Hụy phải ở nhà trông em cho mẹ đi làm.

d. Nhiều người trông cậy vào anh ấy.

Câu 20: Điền từ có chứa tiếng ngọt thích hợp vào các chỗ chấm,

a. Thằng bé bị đám người xấu ……….. dụ dỗ nên sinh hư.

b. Giọng nó ……….. của cô giáo làm học sinh rất thích học.

c. Trời ……….. cũng làm cho cơ thể cảm thấy dễ chịu.

d. Anh ấy đúng là một ca sĩ ……….. hát hay.

Câu 21: Nối câu ở cột A với lời giải nghĩa ở cột B sao cho phù hợp.

AB1. Ruồi có thể làm mồi để câu cá.a. Một ít thuốc lào.2. Chim mẹ đang mớm mồi cho con.b. Châm lửa cho cháy.3. Anh ấy đang mồi bếp nấu cơm.c. Đồ để nhử loài vật.4. Chú đắp mồi thuốc vào chỗ đau.d. Một loại thức ăn.

IV. Hướng dẫn giải

Câu 1: 

a. Tôi thường đánh dấu những chỗ quan trọng bằng mực đỏ.

Đánh dấu: dùng bút làm chỗ đó nổi bật lên.

b. Câu ấy vẫn phải đánh vần từng chữ một.

Đánh vần: ghép các chữ cái để đọc.

c. Anh ấy đánh điện về nhà để báo tin.

Đánh điện: gọi điện thoại.

d. Cô ấy thuê người đến đánh ghen.

Đánh ghen: đánh, chửi bới, lăng nhục người có quan hệ với chồng mình.

e. Thi kiểu ấy qua bằng đánh đố mọi người.

Đánh đố: đề thi khó không ai có thể làm được.

g. Chúng ta không được đánh mất lòng tin.

Đánh mất: làm mất đi cái gì đó.

h. Cậu ấy đánh lừa mấy bạn, sáng nay đi lao động.

Đánh lừa: nói dối người khác để họ tin mình.

i. Anh đánh giá quá cao về tôi đấy.

Đánh giá: bàn bạc, trao đổi nhận xét về ai đó.

k. Con chó đánh hơi thấy có người lạ.

Đánh hơi: phát hiện ra người lạ.

l.  Bố đánh gió cho tôi để giải cảm.

Đánh gió: việc làm để giải cảm cho một ai đó.

m. Hai bạn ấy đánh cược với nhau xem đội nào thắng.

Đánh cược: hai bên thoả thuận, bên nào thua bị đền tiền hoặc cái gì đó.

n. Mẹ đang đánh luống rau ngoài vườn.

Đánh luống: làm cho đất cao hơn để trồng rau.

Câu 2:

Khoanh vào các chữ: a, k, l,

a. Sáng nào tôi cũng rủ Huy đi học. (di chuyển đến trường)

b.Bạn ấy thường đi giày ngay cả mùa hè. (cho chân vào giày)

c.Anh tôi được đi du học ở nước ngoài. (đến nước ngoài để học)

d. Cô ấy đem đi tất cả những gì thuộc về có ấy. (đem theo)

e. Bố tôi xe máy đến cơ quan làm việc, (dùng phương tiện để di chuyển)

g. Anh ấy vứt đi mấy đôi giày còn mới nguyên. (không dùng nữa)

h. Cậu ta mới ốm có mấy ngày mà gầy đi trông thấy. (sụt cân làm nhẹ bớt)

i. Anh ấy chỉ cần đi một con tốt. (dùng tay di chuyển quân cờ)

k. Các bạn ấy rủ nhau đi tết các thầy cô giáo. (đi chúc tết)

l. Anh chị ấy đi với nhau thật hợp. (bên nhau trên đường)

m. Cậu ta bị đi ngoài mấy hôm nay rỗi. (một bệnh về đường tiêu hoá)

n. Mọi người giục cậu ấy nói đi, ngại gì mà im lặng, (dùng sai khiến)

Câu 3: 

– cao: thanh cao, cao thượng, cao cả, cao cấp, cao sang, vùng cao,…

– vàng: vàng bạc, mạ vàng, ngai vàng, vàng vọt, báng vàng,…

– dài: dài dòng, dài lưng, chơi dài, dông dài, lâu dài, truyện dài,…

– sương: ăn sương, tinh sương, dầm sương dãi nắng, điểm sương,…

– ngọn: ngọn bút, ngọn đèn, ngọn cờ, ngọn mác, ngọn gió, ngọn sóng,…

Câu 4: trông: mong muốn, nhờ cậy.

Câu 5:

a. Nghĩa gốc của từ hoà: làm cho các thứ quyện vào nhau

hòa nhạc: làm cho các loại âm thanh hòa quyện vào nhau.

hoà tan: Đường là một chất hoà tan trong nước.

hoà khí: Các anh ấy hoà khí với nhau rất ăn ý.

hoà tấu: Tôi nay tôi được đi xem buổi hòa tấu tại rạp Tháng Tám.

trung hoà: Các chất được trung hoà với nhau.

hoà mình: Cậu ấy sống hòa mình vào tập thể.

chan hoà: Anh ấy sống chan hoà với mọi người.

hoà chung: Chúng tôi hoà chung với không khí tưng bừng của các bạn.

hài hòa: Mọi người trong khu sống rất hài hoà với nhau.

b. Nghĩa gốc của cổ: bộ phận nối đầu với thân người/ động vật.

cổ áo: Bộ phận của chiếc áo sát với cổ khi mặc.

cổ dài: Con hươu có chiếc cổ dài vì vậy gọi là hươu cao cổ.
treo cổ: cậu ta doạ sẽ treo cổ nêu không cho cậu ta tiền.

bướu cổ: nhiều người bị bướu cổ do thiếu i ốt.

bóp cổ: nó bóp cổ con mèo suýt chết.

cổ tay: cổ tay anh ấy đeo bốn chiếc vòng.

cổ chân: chiếc tất chỉ cao hơn cổ chân một chút.

cổ lọ: nước trong lọ thì ít mà cổ lọ lại cao.

cổ chày: họ gọi anh ấy là “vắt cổ chày ra nước”.

c. Nghĩa gốc của tre: chỉ một bộ phận trên cơ thể nối liền với vai.

tay tre: bộ phận trên thân cây tre, là những nhánh mục từ mắt tre. ngón tay:  những ngón tay của em bé rất đẹp.

bàn tay: bàn tay của mẹ có nhiều vết chai sẹo.

móng tay: cô ấy đang vẽ móng tay ở ngoài hiệu.

bắt tay: tôi được thầy giáo bắt tay chúc mừng.

tay áo: bao giờ bạn ấy cũng đóng cúc tay áo cẩn thận.

tay chèo: bác lái đò bắt đầu dùng tay chèo khua nước.

tay lái: mọi người gọi bác ấy là tay lái lụa.

khăn tay: em bé đã biết dùng khăn tay để rửa mặt.

d. Nghĩa gốc của cửa: nơi mở để ra vào.

cửa sông: nơi sóng chảy ra biển, vào hồ hay vào một con sông khác.

cửa kính: ngói nhà có những khung cửa kính rất đẹp..

cửa chớp: phía trên là những ô cửa chớp.

cửa ra vào: mấy bạn cờ đỏ đứng ngay cửa ra vào chấm điểm.

cửa sổ: tôi đóng cửa sổ để gió không thổi vào.

cửa khẩu: anh em công tác tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn.

cửa hàng: bác em có một cửa hàng tạp hoá.

cửa miệng: đó chí là câu nói cửa miệng, không quan trọng.

răng cửa: em trai tôi bị sún hai chiếc răng cửa thật ngộ nghĩnh.

Câu 6: Chọn 4 từ mang nghĩa chuyển của từ cứng điền vào các chỗ chấm sau:

a. Không nên giải quyết công việc một cách cứng nhắc như thế.

b. Thằng đó thật cứng đầu, không chịu nghe ai bao giờ.

c. Những lí lẽ của tố làm hắn ta chịu cứng không nói thêm gì.

d. Bát nước mắm cứng quá, cho thêm chút mì chính nữa.

Câu 7:

– Nhóm mang nghĩa gốc: đứng chờ, đứng lên, đứng nghiêm, đứng đầu.

+ Tôi đứng chờ cậu ấy đã lâu.

+ Anh ấy đứng lên và phát biểu một cách hăng hái.

+ Chúng tôi đứng nghiêm đê chào cờ.

+ Cậu ấy luôn đứng đầu hàng vì thấp nhất lớp.

– Nhóm mang nghĩa chuyển: đứng tuổi, đứng gió, đứng tên, đứng đầu.

+ Cô giáo đã đứng tuổi nên không vui tính như trước.

+ Hôm nay trời đứng gió, ngột ngạt quá.

+ Bô đứng tên để mua nhà cho anh ấy.

+ Hắn là kẻ đứng đầu bọn cướp nên rất hung hăng.

Câu 8:

a. Sáng nay tôi đi ăn cưới nên phái ăn mặc chỉnh tề.

b. Cửa hàng rất ăn khách nên công việc làm ăn cũng tạm ổn.

c. Chúng tôi đang ăn cơm thì bọn ăn cướp ập đến.

d. Nhà thì thiếu ăn mà cô ấy rất ăn diện, thật không phải lẽ.

Câu 9:

a. Bạn ấy viết xong còn đánh bóng các chữ cái cho đẹp.

– Đánh bóng: dùng bút chì kè thêm vào các chữ cái cho đẹp.

b. Các bạn đang đánh bóng ngoài sân.

– Đánh bóng: Dùng tay, chân để chơi bóng.

c. Chú ấy đánh bóng chiếc ghế bằng một loại dấu.

– Đánh bóng: Làm cho chiếc ghế đẹp hơn nhờ một loại dầu.

d. Cậu đừng đánh bóng bạn mình lên như thế.

– Đánh bóng: Ca ngợi người bạn một cách không đúng sự thật.

Câu 10:

a. bán: Họ bán nhà đi để lấy vốn buôn bán.

b. chăm: Bác ấy rất chăm chỉ với việc chăm sóc cây.

c. nhìn: Nhìn chung mọi người đã nhìn nhận ra vấn để.

d. nuôi: Bà đã nuôi dưỡng tất cả tám người con nuôi trong nhà.

Câu 11:

a. Gia đình bác đã chạy chữa cho bác khắp nơi mà không khỏi.

b. Anh ấy đi chạy hàng về cho chị bán.

c. Công việc chính của cô là chạy thư.

d. Nhiều người đã chạy chọt để thăng quan tiến .chức.

Câu 12: a.A; b. A; c. C; d. A.

Câu 13:

a. Chúng tôi đã phối hợp với nhau rất ăn ý.

b. Cuối cùng chúng tôi cũng đã hợp nhất được các ý kiến .

c. Những lá phiếu hợp lý là những lá phiếu bầu đúng số người.

d. Giờ thể dục thầy giáo cho chúng tôi tập hợp thành ba hàng dọc.

Câu 14:

– quả đồi: nghĩa gốc “quả chín” (Bộ phận của một số loài cây, có hình tròn).

– đồi trọc: nghĩa gốc “đầu trọc” (Không có tóc).

– chân đồi: nghĩa gốc “bàn chân” (Bộ phận dưới cùng của cơ thể người).

– tung toé: nghĩa gốc “tung bóng” (Động tác làm cho quả bóng bay lên).

Câu 15:

– tiếng chim: tiếng cười, tiếng động, tiếng ồn, tiếng kêu.

tiếng khen, tiếng tăm, tiếng xấu, tiếng thơm.

– đầu hồi: đầu đường, đầu nhà. đầu ngõ, đầu làng.

đầu gà, nhức đầu, đỉnh đầu. đầu bạc.

– mái vàng: rơm vàng, hoa vàng, kia vàng, thóc vàng.

mùa vàng, rừng vàng, sao vàng, lòng vàng.

– sân phơi: sân thóc, sân rơm, sân gạch, sân đất.

sân chơi, sàn bay, sân chim, sân thượng.

Câu 16:

a. nhà thơ: Trần Đăng Khoa là nhà thơ của thiếu nhi.

b. nhà ăn: Họ thường ăn cơm ở nhà ăn cơ quan.

c. nhà nghỉ: Họ thường ở những nhà nghỉ sang trọng.

d. nhà trọ: Anh ấy phải ở nhà trọ nhiều năm nay.

e. nhà báo: Anh ấy là một nhà báo nổi tiếng.

g. nhà nông: Họ thực sự là những người bạn của nhà nông.

h. nhà buôn: Ông ta là một nhà buôn lớn.

i. nhà giáo: Cả hai đều là những nhà giáo mẫu mực.

k. nhà thờ: Chúng tôi đến nhà thờ để cầu nguyện.

l. nhà trường: Năm nào nhà trường cũng tổ chức trồng cây đầu năm.

m. nhà giam: Bọn chúng đã bị bắt vào nhà giam chờ xét xử.

n. nhà tôi: Sáng nay nhà tôi không phải đi làm.

o. nhà vua: Vì nhớ người vợ hiền nên nhà vua rất buồn bã.

p. nhà quê: Trông anh ta có vẻ nhà quê, chứ không ăn chơi.

q. nhà thương: Ông ấy phải vào nhà thương cấp cứu.

r. nhà rông: Họ thường tập trung ở nhà rông để sinh hoạt.

s. nhà sàn: Bác Hồ đã từng ở trong ngôi nhà sàn đó.

u. nhà trẻ: Em trai tôi phải đi nhà trẻ từ sáng đến tối.

v. nhà máy: Đó là một nhà máy lớn nhất ở đây.

x. nhà xuất bản: Sách giáo khoa phần lớn là của Nhà xuất bản Giáo dục.

Câu 17:

– Các từ mang nghĩa gốc: thân tre, tròn, gai góc, cây, cánh tay, dài, gốc, búp măng, cao, đầu, lớn lên, bóng mát.

Mang nghĩa gốc cơ nghĩa là gì?

Nghĩa gốc được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên nghĩa khác.

Định nghĩa gốc là gì?

Trong hình học Euclid, góc là những nằm giữa hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm. Hai đường thẳng được gọi cạnh của góc. Giao điểm của chúng gọi đỉnh của góc.

Từ cơ một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyện gọi là gì?

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Đây hiện tượng thể thấy được ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Trong tiếng Việt, các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng mối liên hệ với nhau.

Đi nghĩa gốc là gì?

Từ " đi " : Nghĩa gốc : (người, động vật) tự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước chân nhấc lên, đặt xuống liên tiếp.