Từ ghép khác từ láy ở điểm nào cho ví dụ

Định nghĩa từ láy là gì? Từ ghép là gì | Phân biệt từ láy từ ghép giúp các bạn phân biệt được từ láy với từ ghép. Trong bài viết này VnDoc sẽ chia sẻ cho các bạn tìm hiểu định nghĩa từ láy, định nghĩa từ ghép để các bạn nắm rõ hơn về từ láy và từ ghép.

Từ ghép từ láy

  • Định nghĩa từ láy
    • Từ láy là gì?
    • Công dụng của từ láy
    • Phân loại từ láy
    • Từ láy toàn bộ
    • Từ láy bộ phận
  • Định nghĩa từ ghép
    • Từ ghép là gì?
    • Công dụng của từ ghép
    • Phân loại từ ghép
    • Từ ghép chính phụ
    • Từ ghép đẳng lập
  • Cách phân biệt từ ghép và từ láy
  • Bài tập phân biệt từ láy từ ghép

Định nghĩa từ láy

Từ láy là gì?

Việc nắm rõ định nghĩa từ láy cũng như cấu tạo của từ láy sẽ giúp bạn phân biệt được từ láy với các dạng từ khác.

Từ ghép khác từ láy ở điểm nào cho ví dụ

Công dụng của từ láy

Có thể được cấu tạo từ những tiếng không có ý nghĩa, nhưng khi chúng đứng bên cạnh nhau, được ghép với nhau thì lại tạo thành một từ có nghĩa.

Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tâm lý, tinh thần, tình trạng… của người, sự vật hiện tượng.

Phân loại từ láy

Từ láy là các từ có thể giống nhau chỉ vần hoặc chỉ âm, hoặc có thể giống nhau hoàn toàn về âm và vần, chính vì vậy từ láy được chia làm 2 loại:

Từ láy toàn bộ

Là những từ có các tiếng lặp lại cả âm và vần.

Ví dụ: ào ào, luôn luôn, xa xa, dành dành, xanh xanh, hằm hằm, khom khom…

Một số từ láy có tiếng thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối, để tạo sự hài hoà về âm thanh.

Ví dụ: ngoan ngoãn, thoang thoảng, thăm thẳm, lanh lảnh, ngồn ngộn…

Từ láy bộ phận

Láy âm: là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: da dẻ, lấp lánh, thấp thỏm, xinh xắn, gầm gừ, kháu khỉnh, ngơ ngác…

Láy vần: là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: lờ đờ, chênh vênh, càu nhàu, liêu xiêu, bồi hồi, cheo leo, bứt rứt…

Định nghĩa từ ghép

Từ ghép là gì?

Nắm được định nghĩa từ ghép là gì giúp các bạn sử dụng câu từ trong tiếng Việt chuẩn hơn, hiểu rõ về ngữ nghĩa của từ và không nhầm lẫn từ ghép với các dạng từ khác.

Từ ghép khác từ láy ở điểm nào cho ví dụ

Công dụng của từ ghép

Từ ghép có tác dụng giúp xác định chính xác từ ngữ cần sử dụng trong câu văn và lời nói giúp cho câu văn hoàn chỉnh hơn về mặt ngữ nghĩa.

Phân loại từ ghép

Từ ghép được chia thành hai loại chính: Từ ghép chính phụ và Từ ghép đẳng lập

Từ ghép chính phụ

Là từ mà trong đó tiếng đứng đầu tiên là từ chính, và từ theo sau gọi là từ phụ. Từ chính có vai trò thể hiện ý chính, còn từ phụ đi kèm có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho từ chính. Nhìn chung, nghĩa của từ ghép chính phụ thường hẹp.

Ví dụ: sân bay, tàu hỏa, hoa hồng, xanh lòe, đỏ hoe…

Từ ghép đẳng lập

Trong từ ghép đẳng lập, hai từ có vị trí và vai trò ngang nhau, không phân biệt từ chính và từ phụ. Thông thường, với từ ghép đẳng lập thì nghĩa sẽ rộng hơn so với từ chép chính phụ.

Ví dụ: nhà cửa, ông bà, bố mẹ, cỏ cây, quần áo, sách vở, bàn ghế…

Cách phân biệt từ ghép và từ láy

Tiếng Việt vốn phong phú và đa dang, tuy nhiên cũng khá phức tạp trong cấu tạo và ngữ nghĩa của từ. Bên cạnh đó, tiếng việt cũng có sự chuyển hóa giữa từ ghép sang từ láy âm. Vì vậy, phân biệt từ ghép và từ láy là việc không đơn giản. Tuy vậy, có một số cách giúp chúng ta phân định, nhận diện và phân biệt giữa từ ghép và từ láy, cụ thể như sau.

Từ ghép khác từ láy ở điểm nào cho ví dụ
Phân loại từ láy từ ghép theo phương thức cấu tạo

Từ ghép khác từ láy ở điểm nào cho ví dụ

Với những kiến thức hữu ích trên đây về định nghĩa từ đơn, từ láy, từ ghép là gì, hi vọng đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu và học tập.

Bài tập phân biệt từ láy từ ghép

Câu 1. Cho đoạn văn sau:

Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả.

Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi.

a. Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn văn trên.

b. Xếp các từ phức vừa tìm được ở câu a thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.

c. Xếp các từ láy vừa tìm được ở câu b vào 2 nhóm: từ láy âm đầu, từ láy vần.

Câu 2. Các từ sau đây, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? Dựa vào đâu để phân biệt như thế?

học hành, thong thả, gấp gáp, đi đứng, thấp thỏm

Câu 3.

a. Tìm 3 từ láy âm đầu bằng đầu bằng “l”

b. Tìm 3 từ láy vần có “ung”

Câu 4. Đặt 2 câu với từ em đã tìm được ở câu 3.b.

Đáp án chi tiết:

Câu 1.

a. Các từ phức: đi đứng, oai vệ, bước đi, dún dẩy, khoeo chân, chiếc râu, nhà võ, cà khịa, bà con, quanh quẩn, quen thuộc, ho he.

b. Phân loại:

  • Từ ghép: đi đứng, oai vệ, bước đi, khoeo chân, chiếc râu, nhà võ, cà khịa, bà con, quen thuộc
  • Từ láy: dún dẩy, quanh quẩn, ho he

c. Phân loại:

  • Từ láy âm đầu: dún dẩy, quanh quẩn, ho he
  • Từ láy vần: không có

Câu 2.

  • Từ ghép: học hành, đi đứng
  • Từ láy: thong thả, gấp gáp, thấp thỏm

→ Phân biệt như vậy, dựa vào nghĩa của từ:

  • Từ láy: trong hai tiếng, chỉ 1 tiếng có nghĩa liên quan đến nghĩa chung của cả từ láy đó, còn tiếng còn lại không có nghĩa gì hoặc không liên quan đến nghĩa của từ láy.
  • Từ ghép: cả 2 tiếng trong từ ghép đều có nghĩa cụ thể, liên quan đến nghĩa chung của từ ghép

Câu 3.

a. Từ láy âm đầu bằng đầu bằng “l”: lấp lánh, lung linh, lồng lộn, lửng lơ, la liếm, lồ lộ, lỡ làng, lập cập, luôn luôn...

b. Từ láy vần có “ung”: ung dung, lủng củng…

Câu 4.

Tham khảo các câu sau:

  • Cụ già ung dung đi bộ trong vườn hoa đang nở rộ.
  • Do không chuẩn bị trước, nên Hùng trình bày lủng củng, không rõ ý.

--------------------------------------------------

Ngoài Định nghĩa từ láy là gì? Từ ghép là gì | Phân biệt từ láy từ ghép, VnDoc còn giúp các bạn Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 và bài tập tương ứng. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 và đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 4 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 4.

Trong Tiếng Việt, Từ là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất được tạo thành bởi tiếng. Trong đó, từ ghép là một loại từ phức, đồng thời là yếu tố quan trọng tạo thành câu. Để tìm hiểu kỹ hơn, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Từ ghép là gì?

Từ ghép là gì?

Từ ghép là một loại cấu tạo của từ phức, cùng với từ láy giúp cho người nói, người viết diễn đạt chính xác và sinh động sự vật, sự việc,…. Nếu từ đơn được hình thành từ một tiếng có nghĩa, thì từ phức là loại từ gồm hai tiếng trở lên tạo thành và có nghĩa.

Trong Tiếng Việt, từ phức được tạo thành bằng hai phương thức đó là ghép từ và láy từ. Vậy từ ghép là gì? cùng theo dõi tiếp để giải đáp thắc mắc này nhé.

Trong tiếng Việt, Từ ghép là loại từ được hình thành bằng phương thức ghép từ, tức là ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Như vậy từ ghép là từ được tạo thành từ hai tiếng có nghĩa trở lên.

Có mấy loại từ ghép

Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép thành hai loại, đó là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

Từ ghép đẳng lập:

Là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Đặc trưng của từ ghép là các thành tố đều có nghĩa, tuy nhiên không phải mọi tiếng trong từ ghép đều rõ nghĩa, do đó từ ghép đẳng lập thường thuộc một trong hai trường hợp sau:

+ Các tiếng trong từ đều rõ nghĩa.

Ví dụ: từ “ăn ở” là từ ghép mà cả hai thành tố cấu tạo đều rõ nghĩa, trong đó từ “ăn” là một hoạt động cho thức ăn vào cơ thể nhằm nuôi sống cơ thể; từ “ở” là động từ chỉ đời sống thường ngày của một người tại một nơi cụ thể.

+ Một thành tố rõ nghĩa, một thành tố không rõ nghĩa.

Ví dụ: Từ “Chợ búa” là từ ghép mà có 1 tiếng rõ nghĩa, một tiếng bị mờ nghĩa. Trong đó, từ “chợ” chỉ nơi mua bán hàng hóa của con người, từ “búa” được sử dụng không thể hiện rõ nghĩa tạo thành từ “chợ búa” chỉ nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa.

Từ ghép chính phụ:

Là những từ ghép mà được tạo thành bởi một thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hóa cho thành tố chính. Chẳng hạn như các từ tàu hỏa, tàu bay, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản,….

Từ ghép khác từ láy ở điểm nào cho ví dụ

Ví dụ từ ghép

Để hiểu rõ hơn từ ghép là gì? chúng ta cùng phân tích ví dụ về từ ghép dưới đây.

Ví dụ: Từ “Đất nước” là từ phức được tạo thành bởi 2 tiếng có nghĩa đó là từ Đất và Nước:

+ “Đất” có nghĩa là chất rắn làm thành làm trên cùng của trái đất, nơi mà con người, động vật và thực vật sinh sống.

+ “Nước” là chất lỏng không màu, không mùi và tồn tại trong tự nhiên ở ao hồ, sông, biển,…

Hai từ “Đất” và “Nước” tạo thành từ phức có nghĩa chung là phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó.

Tác dụng của từ ghép

Từ ghép là loại từ quan trọng trong câu và giúp cho người sử dụng dễ dàng biểu đạt các ý kiến của mình.

Từ ghép là công cụ quan trọng để xác định nghĩa của các từ trong cả văn nói và văn viết một cách chính xác. Nếu từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa một cách khái quát và tổng hợp thì từ ghép chính phụ lại có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hóa một sự vật, sự việc.

Từ đó, Từ ghép giúp cho câu trở nên logic về cả hình thức lẫn nội dung, khiến cho câu văn mạch lạc, dễ hiểu, biểu thị rõ ràng vấn đề được nói đến.

Cách nhận biết từ ghép

Trong chương trình tiểu học, nhận biết loại từ là một dạng bài tập phổ biến. Đây là một dạng bài gây nhiều khó khăn, lúng túng cho học sinh và phụ huynh. Để dễ dàng giải quyết các bài tập dạng này, chúng ta cần nằm lòng các nguyên tắc được nêu trong bài Từ ghép là gì? dưới đây để nhận biết từ ghép.

Ta có thể xác định từ ghép bằng các cách xác định quan hệ giữa các tiếng trong từ về cả âm và nghĩa. Để xác định nghĩa của tiếng có thể thực hiện bằng nhiều cách như đặt câu, tìm từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa hoặc tra từ điển.

– Nếu các tiếng trong từ có quan hệ nghĩa và cả quan hệ về âm thì đó là từ ghép.

– Nếu trong từ có 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng mờ nghĩa nhưng cả hai tiếng đều không có quan hệ âm là từ ghép.

– Trong từ có một từ có gốc Hán, hình thức giống từ láy nhưng các tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép. Chẳng hạn như các từ “tử tế”, “hảo hán”, “hoan hỉ”, “ban bố”,…

– Từ không có quan hệ về âm lẫn về nghĩa là các từ ghép đặc biệt. Ví dụ: tắc kè, bù nhìn, mì chính, xà phòng,…

Để hiểu rõ hơn Từ ghép là gì? chúng ta sẽ nhận biết từ ghép trong các từ dưới đây:

sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Dựa vào những nội dung đã phân tích, ta có thể thấy trong nhóm trên có các từ ghép sau: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Phân biệt từ ghép và từ láy

Việc sử dụng từ ngữ trong tiếng Việt rất phong phú, đa dạng, điều này trong nhiều trường hợp khiến chúng ta nhằm lẫn giữa các loại từ. Thực tế, từ ghép và từ láy là hai loại từ dễ bị nhầm lẫn. Để giúp Quý vị phân biệt từ láy và từ ghép, chúng tôi đưa ra bảng so sánh sau đây:

  Từ ghép Từ láy
Khái niệm/ Cấu tạo Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc nhiều hơn hai từ độc lập có liên hệ về nghĩa lại với nhau.

Các tiếng trong từ ghép đều có nghĩa, nhưng không liên quan về âm vần

Từ láy là từ được tạo thành bằng cách lặp lại(điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm hay toàn bộ tiếng ban đầu.

Một trong các tiếng tạo thành từ láy có nghĩa, có thể không có từ nào có nghĩa. Khác với từ ghép, các tiếng tạo thành từ láy thường có sự giống nhau về phát âm( phần đầu, phần vần hoặc toàn bộ).

Tác dụng Từ ghép giúp thể hiện nghĩa của từ, của câu một cách sâu sắc, đa dạng, rõ nghĩa tất cả các ý. Từ láy tạo âm điệu, thể hiện sắc thái biểu cảm cho từ, nó biểu đạt tâm trạng, cảm xúc của người viết, người nói, là một biện pháp nghệ thuật trong văn học.
Ví dụ nước ép cam, bánh sinh nhật, bút bi, bút chì, phương tiện, võ thuật, xe đạp, xe máy,… lấp lánh, thoang thoảng, ngào ngạt, hấp tấp, gấp gáp, hối hả, ào ào, rì rào, mềm mại, xấu xí…

Để phân biệt được từ ghép và từ láy, có thể thực hiện theo những phương pháp sau:

Thứ nhất: Đảo lộn các tiếng

Việc đơn giản nhất chính là đảo lộn các tiếng với nhau nếu như từ đó có thể đảo lộn lại mà vẫn có nghĩa thì đó là từ ghép. Và ngược lại là từ láy. Ví dụ loè loẹt là từ láy vì đảo ngược từ, nó trở thành từ không nghĩa.

Thứ hai: Xem tiếng tạo thành có là tiếng Hán Việt không

Từ láy âm có 1 trong 2 âm tiết là từ Hán Việt thì chính là từ ghép. Ví dụ từ minh mẫn, cập kê.

Thứ ba: Xem xét nghĩa 2 từ tạo thành

Những từ có cả 2 tiếng tạo thành đề có nghĩa, chúng giống nhau về phụ âm đầu hoặc vần thì là từ ghép. Từ có 1 tiếng có nghĩa thì là từ láy âm.

Qua những phân tích nêu trên, quý bạn đọc đã hiểu được Từ ghép là gì? và có thể nhận biết được từ ghép và phân biệt từ ghép với các loại từ khác. Từ đó vận dụng linh hoạt loại từ này trong diễn đạt câu sao cho logic, dễ hiểu, chính xác mà sinh động. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.