Trường đại học giao thông vận tải quận 9

Trường Đại học Giao thông Vận tải - Phân hiệu tại TP. HCM (tiếng Anh: University of Transport and Communications campus in HCMC, viết tắt: UTC2) là trường cơ sở phía Nam của Trường Đại học Giao thông Vận tải tại Hà Nội, là một trường đại học công lập hàng đầu chuyên đào tạo nhóm ngành kỹ thuật và kinh tế trong Giao thông vận tải tại Việt Nam. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, để đáp ứng nhu cầu mới cho sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung và phát triển giao thông vận tải khu vực phía Nam nói riêng, ngày 27/04/1990, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 139/TCCB thành lập Cơ sở II (nay là Phân hiệu) tại Thành phố Hồ Chí Minh của Trường Đại học Giao thông Vận tải trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.[1]

Đại học Giao thông Vận tải - Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh
Trường đại học giao thông vận tải quận 9
Địa chỉ

450 - 451 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

,

Thành phố Hồ Chí Minh

,

Việt Nam

Thông tin
Tên khácTên cũ: Trường Đại học Giao thông Vận tải - Cơ sở II
LoạiĐại học kỹ thuật hệ công lập
Thành lập1990
Hiệu trưởngPGS.TS. Nguyễn Ngọc Long
Khuôn viên16ha
Websitewww.utc2.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtUTC-HCMC hoặc UTC2
Thành viên củaBộ Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngPGS-TS. Nguyễn Duy Việt

PGS-TS. Nguyễn Thanh Chương

PGS-TS. Nguyễn Văn Hùng

Mục lục

  • 1 Đội ngũ cán bộ giảng viên
  • 2 Các chuyên ngành đào tạo đại học và cơ sở vật chất
  • 3 Lãnh đạo phân hiệu
    • 3.1 Lãnh đạo nhà trường và phân hiệu:
    • 3.2 Lãnh đạo các đoàn thể:
  • 4 Lịch sử
  • 5 Thành tích
  • 6 Các đơn vị trực thuộc
  • 7 Trang web
  • 8 Nhầm Lẫn
  • 9 Xem thêm
  • 10 Tham khảo

Đội ngũ cán bộ giảng viênSửa đổi

Đội ngũ cán bộ giảng viên của Phân hiệu Đại học Giao thông Vận tải tại TP. Hồ Chí Minh luôn được quan tâm và phát triển. Tính đến tháng 05/2020 Trường có hơn 200 giảng viên và cán bộ nhân viên cơ hữu trong đó có 3 Phó Giáo sư, 24 tiến sĩ, 32 giảng viên chính, 92 Thạc sĩ, Những giảng viên còn lại hiện đang theo học chương trình đào tạo sau đại học trong nước và quốc tế. Hàng năm, các sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc được Nhà trường tuyển chọn giữ lại làm giảng viên, nhiều giảng viên trẻ được cử đi học tập, nâng cao trình độ ở bậc cao học, nghiên cứu sinh tại các trường đại học uy tín trên thế giới. Ngoài ra các giảng viên từ cơ sở tại Hà Nội liên tục được phân công giảng dạy tại Phân hiệu và đã được kiểm định là tương đương nhau.[2]

Các chuyên ngành đào tạo đại học và cơ sở vật chấtSửa đổi

Chất lượng đào tạo của cơ sở Hà Nội và Phân hiệu đã được kiểm định là tương đương nhau.

Từ một ngành (Kinh tế vận tải) năm 1990, đến nay (2016) Phân hiệu đã đào tạo hầu hết các chuyên ngành trong tổng số hơn 50 chuyên ngành đào tạo của Nhà trường, bao gồm:

Thứ tự Tên ngành và chuyên ngành
1 Ngành cơ khí
1.1- Chuyên ngành Cơ khí ô tô
1.2-cơ giới hóa xây dựng công trình giao thông
2 Ngành Kinh tế vận tải
2.1- Chuyên ngành KTVT và Du lịch
3 Ngành Kinh tế Bưu chính – Viễn thông
4 Ngành Kinh tế xây dựng
4.1- Chuyên ngành Kinh tế xây dựng công trình GT
4.2- Chuyên ngành Kinh tế và quản lý khai thác công trình cầu- đường
5 Ngành Quản trị kinh doanh
5.1- Chuyên ngành QTKD Giao thông vận tải
6 Ngành Điều khiển học kỹ thuật GTVT
7 Ngành Điện tử, Truyền thông
7.1- Chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông
8 Ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử
8.1- Chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử và Tin học công nghiệp
9 Ngành Công nghệ thông tin
9.1- Chuyên ngành Công nghệ phần mềm
9.2- Chuyên ngành Hệ thống thông tin
9.3- Chuyên ngành Khoa học máy tính
10 Ngành xây dựng công trình thông
10.1- Chuyên ngành Cầu- Hầm
10.2- Chuyên ngành Đường bộ
10.3- Chuyên ngành Cầu- Đường bộ
10.4- Chuyên ngành Công trình GT công chính
10.5- Chuyên ngành Công trình GT Thành phố
10.6- Chuyên ngành Đường hầm và Metro
10.7- Chuyên ngành Đường ô tô và sân bay
10.8- Chuyên ngành Cầu- đường ô tô, sân bay
10.9- Chuyên ngành Kỹ thuật giao thông đường bộ
11 Ngành Kỹ thuật xây dựng
11.1- Chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp
12 Ngành Kỹ thuật môi trường
12.1- Chuyên ngành Kỹ thuật môi trường
13 Ngành Kế toán
13.1- Chuyên ngành Kế toán tổng hợp

Phân hiệu là một bộ phận cấu thành quan trọng của Trường Đại học Giao thông Vận tải trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường tọa lạc trên diện tích hơn 16ha tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, quy mô đào tạo gần 10.000 sinh viên và học viên các hệ.

Trang thiết bị thực tập, thực hành, thí nghiệm của sinh viên luôn được Nhà trường chú trọng đầu tư trang bị, nhiều sách tham khảo và giào trình tại thư viện luôn được cập nhật bổ sung để sinh viên có thể tiếp cận với nhiều tri thức mới. Các giảng đường thường xuyên được cải tạo và xây dựng thêm mới để đảm bảo cho các sinh viên ngoài việc học trên lớp theo lịch học còn có không gian tự học lý tưởng. Ký túc xá được đầu tư hiệnđại và quy mô, với 1 tòa nhà 7 tầng sức chứa 1000 sinh viên, bên cạnh đó có 8 dãy nhà nội trú cấp bốn với gần 1000 sinh viên. Ký túc xá có khuôn viên rộng trên 12ha, đầy đủ các sân chơi thể thao, phòng tập GYM, sân bóng cỏ nhân tạo và các dịch vụ phong phú đáp ứng tối đa nhu cầu ăn ở lưu trú cho sinh viên.

Ngoài địa điểm chính tại Tp. Hồ Chí Minh, do yêu cầu của các địa phương, Nhà trường đã và đang tiếp tục mở các lớp đào tạo hệ không tập trung tại các tỉnh khu vực miền trung, các tỉnh lận cận Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên: Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh, Long An, Tiền Giang, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, Bạc Liêu, Đắc Lắk....v.v

Nhà trường có quan hệ hợp tác với các Trường ĐH trên thế giới như: Đại học Tổng hợp Quốc gia Giao thông Đường sắt Matxcơva (Liên Bang Nga); Đại học Tổng hợp Giao thông Tây Nam (Trung Quốc); Đại học Đamstat và Đresđen (Cộng hoà Liên bang Đức); Đại học Cầu Đường Pari (Pháp) v.v…

Lãnh đạo phân hiệuSửa đổi

Lãnh đạo nhà trường và phân hiệu:Sửa đổi

  • Phó Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng: PGS-TS. Nguyễn Ngọc Long
  • Bí thư Đảng ủy - Phó Hiệu trưởng: PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương
  • Phó Hiệu trưởng: PGS. TS. Nguyễn Duy Việt
  • Phó Hiệu trưởng kiêm Giám đốc Phân hiệu: PGS-TS. Nguyễn Văn Hùng
  • Phó Giám đốc phân hiệu: TS. Võ Trường Sơn
  • Phó Giám đốc phân hiệu: TS. Nguyễn Thạc Quang

Lãnh đạo các đoàn thể:Sửa đổi

  • Chủ tịch Công Đoàn: ThS. Nông Hải Yến
  • Bí thư Đoàn thanh niên: ThS. Vũ Văn Định
  • Chủ tịch Hội Sinh viên: SV. Phạm Hoàng Tân

Lịch sửSửa đổi

Phần dưới đây là lịch sử hình thành và phát triển của trường đại học Giao thông Vận tải. Chứ không phải riêng phân hiệu tại TP.HCM.

Trường Đại học Giao thông Vận tải ngày nay có tiền thân là trường Cao đẳng Công chính trước khi đất nước giành được độc lập 2/9/1945 và được khai giảng lại dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

  • Ngày 13/4/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 50 đổi tên trường Cao đẳng Công chính thành Trường Đại học Công chính;
  • Tháng 12/1946, Trường ngừng công tác giảng dạy và đào tạo học tập để phục vụ kháng chiến;
  • Tháng 10/1947, Trường được tái giảng dạy tại Chùa Viên - Phú Xuyên;
  • Tháng 4/1948, Trường rời địa điểm tới huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình;
  • Ngày 1/2/1949, theo sắc lệnh số 02/SL và theo nghị quyết số 60 ngày 24/2/1949 Trường Đại học Công Chính đổi tên thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật;
  • Ngày 1/1/1952 Trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng Giao thông Công Chính;
  • Tháng 4/1955, Trường trở về Hà Nội tái xây dựng cơ sở mới tại Cầu Giấy;
  • Tháng 8/1956, Trường được tách ra thành hai trường Trung cấp giao thông và Trung cấp Thuỷ Lợi - Kiến Trúc;
  • Tháng 8/1960 Bộ Giao thông Vận tải quyết định thành lập ban xây dựng Trường Đại học Giao thông Vận tải;
  • Ngày 24/3/1962 Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định số 42/CP thành lập Trường Đại học Giao thông Vận tải;
  • Tháng 8/1965 Trường đưa toàn bộ lực lượng đi sơ tán tại Mai Sưu - Bắc Giang.
  • Ngày 23/7/1968 Trường đổi tên thành Đại học Giao thông Đường Sắt và Đường Bộ, đồng thời thành lập phân hiệu Đại học Giao thông Đường Thủy ở Hải Phòng;
  • Tháng 9/1969 Trường chuyển từ Mai Sưu về Hà Nội;
  • Tháng 7/1983 Trường được bàn giao từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) quản lý toàn diện;
  • Tháng 11/1985 Trường đổi tên thành tr­ường Đại học Giao thông Vận tải;
  • Tháng 4/1990 Trường chính thức thành lập cơ sở 2 tại quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tháng 7/2016 Trường được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định nâng cấp thành Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại Thành phố Hồ Chí Minh.[3]

Ngày truyền thống của trường là 15 tháng 11.

Thành tíchSửa đổi

  • Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba (2010, 2005, 2000)
  • Cờ thi đua chính phủ (2009,2020)
  • Bằng khen của UB ATGT quốc gia (1998)
  • Bằng khen của Bộ trưởng bộ GDĐT (1995,1999,2007,2010,2012,...)
  • Bằng khen của Thủ tưởng Chính phủ và các Bộ, Ngành, địa phương khu vực phía Nam.

Và nhiều khen thưởng của Công đoàn giáo dục Việt Nam, UBND Tp.HCM,..[4]

Trường Đại học Giao thông Vận tải nói chung và Phân hiệu nói riêng có sứ mạng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ chất lượng cao theo xu thế hội nhập, có trách nhiệm xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành giao thông vận tải và đất nước. Trong suốt 76 năm hình thành và phát triển của nhà trường, trường đã tạo ra hàng vạn kỹ sư và cử nhân có trình độ cao cho ngành Giao thông vận tải của Việt Nam. Phân hiệu có hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành (27/4/21990 - 27/4/2021), Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại TP. Hồ Chí Minh đã đào tạo được hơn 50.000 kỹ sư, cử nhân các hệ, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển hệ thống Giao thông Vận tải và viễn thông tại các tỉnh thành khu vực phía Nam. Hầu hết các lãnh đạo thuộc Bộ Giao thông Vận tảiSở Giao thông vận tải các tỉnh phía Nam đều là cựu sinh viên của nhà trường, ngoài ra rất nhiều cựu sinh viên của nhà trường hiện đang là lãnh đạo của các Công ty, Tập đoàn nổi tiếng của cả nước trong lĩnh vực Giao thông, đặc biệt là trong ngành Xây dựng cầu đường.

Hầu hết các dự án Giao thông lớn tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam đều có sự tham gia tư vấn, thiết kế, giám sát từ các chuyên gia hàng đầu của Phân hiệu như dự án Metro số 1, Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 và các hệ thống sân bay, cầu lớn, hầm chui.... Phân hiệu tự hào là đơn vị uy tín trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chât lượng cao của ngành Giao thông vận tải khu vực phía Nam, được đánh giá là Trường đào tạo tốt nhất trong lĩnh vực Xây dựng Công trình Giao thông tại phía Nam.

Các đơn vị trực thuộcSửa đổi

Các Phòng, Ban Chức năng và Trung tâm tại Phân hiệu:

STT Đơn vị Trưởng đơn vị
1 Phòng Tổ chức Hành chính TS. Trần Xuân Trường
2 Phòng Đào tạo TS. Nguyễn Văn Du
3 Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng ThS. Trần Phong Nhã
4 Phòng Công tác chính trị và sinh viên ThS. Đặng Văn Ơn
5 Phòng Khoa học Công nghệ và Đối ngoại TS. Ngô Châu Phương
6 Phòng Thiết bị Quản trị TS. Nguyễn Thạc Quang
7 Phòng Tài chính - Kế toán ThS. Nông Hải Yến
8 Ban Quản lý Ký túc xá SV ThS. Nguyễn Hữu Phước Long
9 Ban Thanh tra ThS. Lê Gia Khuyến
10 Trung tâm Đào tạo thực hành và

Chuyển giao Công nghệ GTVT

ThS. Võ Xuân Lý
11 Trung tâm Thông tin - Thư viên TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Các Khoa, Bộ môn trực thuộc Phân hiệu:

STT Đơn vị Trưởng đơn vị
1 Khoa Công trình PGS.TS. Lê Văn Bách
2 Khoa Vận tải - Kinh tế TS. Phạm Phú Cường
3 Khoa Khoa học Cơ bản TS. Vũ Hồng Vận
4 Bộ môn Công nghệ thông tin ThS. Trần Phong Nhã
5 Bộ môn Cơ khí TS. Trần Văn Lợi
6 Bộ môn Điện - Điện tử TS. Trần Xuân Trường

Bên cạnh đó, tại Phân hiệu có 02 đơn vị sản xuất, đó là: Công ty Cổ phần UTC2Chi nhánh Công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Đại học giao thông vận tải. Công ty Cổ phần UTC2 chính thức khai trương ngày 10/01/2014 có lĩnh vực hoạt động chủ yếu là tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và thi công công trình đã thực hiện được nhiều đề tài NCKH phục vụ sản xuất, ký kết và thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và xây dựng các công tình cho các địa phương khu vực phía Nam và trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh với doanh thu gần 100 tỷ đồng.

Trang webSửa đổi

Trang chủ
  • http://www.utc2.edu.vn
Trang thông tin tuyển sinh
  • http://tuyensinh.utc2.edu.vn
Giới thiệu chung về nhà trường
  • https://utc2.edu.vn/gioi-thieu-chung-153
Chương trình đào tạo
  • https://utc2.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao-109
Fanpage
  • https://www.facebook.com/utc2hcmc/

Nhầm LẫnSửa đổi

Hiện nay có người nhầm lẫn Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại TP. Hồ Chí Minh với Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh vì hai trường cùng tọa lạc tại thành phố này. Trong thực tế thì đây là hai trường hoàn toàn khác nhau. Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại TP. Hồ Chí Minh là trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, được thành lập năm 1990, đóng tại quận 9. Trong khi đó Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh là trường trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, thành lập năm 2001 từ Phân hiệu Trường Đại học Hàng Hải, đóng tại quận Bình Thạnh.

Xem thêmSửa đổi

  • Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Danh sách trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2018.
  2. ^ “Kiểm định chất lượng giáo dục”.
  3. ^ “Thành lập phân hiệu”.
  4. ^ “Thành tích”.