Trò chơi luyện tập kỹ năng tay

Ngày nay, trẻ được tiếp xúc với môi trường giáo dục từ rất sớm, cha mẹ mong muốn con mình phát triển não bộ tốt ngay từ ban đầu. Nhưng để đạt được điều đó, trước hết hãy tăng cường kỹ năng tập trung cho trẻ. Xen kẽ việc học cũng có rất nhiều trò chơi tăng khả năng tập trung của trẻ.

1. Trò chơi ghép hình

Ghép hình là một trong những trò chơi giúp bé phát triển tư duy, khả năng ngôn ngữ và kỹ năng tập trung cho trẻ tốt nhất. Trò này cũng giúp mắt và tay bé linh hoạt hơn, tạo ra sự phối hợp giữa hai bộ phận này. Những mảnh ghép đầy màu sắc sẽ giúp bé cảm thấy phấn khích và đây cũng là công cụ giảng dạy tuyệt vời của cha mẹ.

Trò chơi luyện tập kỹ năng tay
Trò chơi ghép tình giúp cải thiện tốt khả năng tập trung của trẻ

Để chơi trò chơi này, cha mẹ nên bắt đầu bằng việc mua một bộ ghép hình về những sự vật mà bé biết hoặc bé thích. Chẳng hạn với bé gái có thể là môt hình công chúa, bé trai là hình siêu nhân, các con vật gần gũi như con chó, mèo, gà, thỏ,… Sau khi chơi ghép hình nhiều lần, bé sẽ dần cảm thấy phấn khích, thích thú và tập trung hơn trong những hình ghép khó hơn.

Với những bé lớn đang học chữ, để tăng cường kỹ năng tập trung cho trẻ, cha mẹ có thể cho bé chơi trò chơi lắp ráp bảng chữ cái, ghép các con số. Những mảnh ghép càng nhiều màu sắc sẽ càng khiến các bé thích thú và tập trung vào trò chơi của mình.

2. Trò chơi giải mã mê cung

Trò chơi giải mã mê cung có thể được thực hiện  trên giấy hoặc mô hình lắp ghép. Đây là trò chơi rèn luyện sự tập trung ở trẻ bởi con đường trẻ phải tìm có thể sẽ khá dài và bắt buộc trẻ không được xao lãng trong suốt quá trình.

Trò chơi luyện tập kỹ năng tay
Tăng cường khả năng tập trung cho trẻ bằng trò chơi giải mã mê cung

Trong trò chơi này, để phát triển kỹ năng tập trung cho trẻ, cha mẹ hãy chuẩn bị một khối mô hình và lắp ghép thành một ngôi nhà và 2-3 đường đi, trong đó có 1 hoặc 2 đường đi về tới nhà, đường còn lại là đi vào ngõ cụt hoặc đi và rừng.

Cho trẻ một mốc thời gian phù hợp để tìm ra đường về nhà. Khi trẻ đã chơi quen trò này, hãy tạo ra các đường khó hơn, ngoằn ngoèo hơn.

Ngoài mô hình lắp ghép, cha mẹ cũng có thể dùng bút vẽ trên giấy. Hãy thay đổi chủ đề liên tục để bé không bị nhàm chán, chẳng hạn như giúp trẻ khi tìm đường để ăn được một quả chuối,…

3. Trò chơi trí nhớ

Trò chơi trí nhớ là một trò chơi giúp cải thiện tốt kỹ năng tập trung cho trẻ, có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như cho trẻ xem một hình ảnh trong vài phút rồi yêu cầu trẻ kẻ lại chi tiết những gì nhìn thấy trong hình, nhớ thứ tự của các hình để sắp xếp lại chúng trong một thời gian nhất định hoặc lật hình đoán thú, bé sẽ phải ghi nhớ vị trí của con thú để tìm được 2 hình giống nhau. Trò chơi này không chỉ yêu cầu trẻ phải tập trung mà còn giúp trẻ rèn luyện trí nhờ và khả năng tư duy của trẻ.

Bố mẹ có thể chuẩn bị một vài hình ảnh quen thuộc như hình con vật, ngôi nhà, trường học được ghép từ nhiều mảnh ghép khác nhau. Sau đó xáo trộn vị trí của các mảnh ghép để trẻ tự sắp xếp các mảnh ghép thành một hình hoàn chỉnh và chính xác. Đối với trò lật hình đoán thú, bố mẹ chỉ cần chuẩn bị hình các con thú trong đó mỗi con lại có 2 hình được đặt ở vị trí cách xa nhau. Trẻ sẽ lật từng hình và ghi nhớ vị trí của các con thú để tìm được 2 con giống nhau.

4. Giải mã rubik 

Rubik là một “khối nhựa nhiều màu” đã “đốn tim” biết bao trẻ em trên khắp thế giới. Để giải được một khối rubik, trẻ cần ghi nhớ vị trí của các ô màu để di chuyển sao cho 6 mặt trờ về đồng màu. Việc chơi rubik giúp tăng kỹ năng tập trung cho trẻ, khả năng tư duy logic và khả năng ghi nhớ để giải quyết vấn đề.

Với trể nhỏ, lần đầu chơi rubik sẽ khiến các bé khá lúng túng và gặp nhiều trở ngại. Vì vậy, bố mẹ có thể hướng dẫn con giải quyết từ từ từng tầng một cho đến khi trẻ thuần thục. Một mẹo nhỏ là nếu phụ huynh cũng không biết cách giải rubik thì có thể lên youtube xem video hướng dẫn chi tiết.

Trò chơi luyện tập kỹ năng tay
Rubik là một trò chơi đòi hòi khả năng tập trung cao từ trẻ

5. Xếp hình tháp và lâu đài 

Các hình khối với nhiều kích thước và chất liệu khác nhau tùy thuộc vào đô tuổi của bé là phương pháp đơn giản nhất và giúp bé tự sáng tạo ra những lâu đài riêng biệt của mình. Trò chơi này sẽ giúp bé rèn luyện kỹ năng cầm nắm, cùng cổ tay và các ngón tay, sự tỉ mỉ, tập trung cao độ vì chỉ cần lơ là một chút thôi, cả lâu đài có thể sụp đổ.

Ngoài những trò chơi tăng khả năng tập trung này, cha mẹ hãy tìm hiểu và kết hợp cho con tham gia vào các khóa học về kỹ năng sống hay chương trình FasTracKids STEM để trẻ được gặp gỡ các bạn đồng trang lứa, tiếp xúc với môi trường giáo dục hiện đại, cùng nhau phát triển bản thân. Hãy để trẻ được giáo dục đúng cách nhất cha mẹ nhé!

Trò chơi phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện toàn diện về ngôn ngữ giao tiếp, trau dồi thêm nhiều kỹ năng, kích thích sự phát triển của não bộ. Trong bài viết này, AVAKids sẽ mang đến cho ba mẹ những trò chơi cực hay và thú vị.

1Lợi ích của các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 

1.1. Hình thành khả năng ngôn ngữ

Các trò chơi phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ phát ra âm thanh, tiếng nói, luyện hơi thở và khả năng nói mạch lạc hơn. Ngoài ra, các trò chơi này trẻ sẽ được tiếp cận với nhiều chủ đề khác nhau như: đồ vật, con vật, bài hát, cây cối,... 

Khi được vui chơi càng nhiều, trẻ sẽ sở hữu được vốn từ vựng đa dạng, từ đó khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ ngày càng linh hoạt và nhạy bén hơn. Sau khi đã có nhiều vốn từ, trẻ sẽ tự tin khi nói chuyển và làm chủ được ngôn ngữ của mình.

1.2. Phát triển về tình cảm, đạo đức

Trò chơi ngôn ngữ trẻ có thể chơi cùng ba mẹ, thầy cô, bạn bè,... Từ đó giúp gắn kết tình cảm với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, khi chơi ba mẹ và thầy cô có thể lồng ghép các bài học về tình yêu thương, lòng tốt, lòng dũng cảm,... Những bài học đạo đức này sẽ giúp trẻ hình thành một tâm hồn đẹp ngay từ khi còn bé.

1.3. Nhận thức về môi trường xung quanh

Khi tham gia các trò chơi ngôn ngữ trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều chủ đề khác nhau về thế giới xung quanh. Từ đó sẽ hình thành nhận thức và kiến thức hỗ trợ dạy bé bảo vệ môi trường và mọi thứ xung quanh và biết thêm nhiều điều thú vị ở thế giới bên ngoài.

Trò chơi luyện tập kỹ năng tay

Bảng chữ cái Winwintoys

Có thể bạn quan tâm: Ba mẹ bỏ túi 8 cách phát triển EQ cho trẻ siêu hiệu quả tại nhà

2Tổng hợp 15 trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ hay nhất

2.1. Hoa tìm lá - Lá tìm hoa

Chuẩn bị

Những tấm bìa cứng vẽ hình những bông hoa và những chiếc lá có vẽ các chữ cái. Trong đó, số lượng hoa và lá bằng nhau và mỗi chữ cái trên bông hoa sẽ tương ứng với chữ cái trên lá.

Mục đích trò chơi

Trò chơi giúp trẻ làm quen, nhận biết và ghi nhớ các chữ cái trong bảng chữ cái. Ngoài ra, trò chơi còn giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát, nhanh nhạy.

Cách chơi

  • Bước 1: Chia thành 2 nhóm, nhóm đầu tiên sẽ phát cho mỗi bé một chiếc lá có chữ cái và nhóm còn lại phát cho mỗi bé hình bông hoa có chữ cái.
  • Bước 2: Ba mẹ cho các bé đi vòng quanh trong sân và hát một bài hát nào đó và cùng nhau nhảy múa, rồi bất ngờ ra lệnh: “Hoa tìm lá” thì những bạn đang cầm hoa sẽ đi tìm những bạn lá có cùng chữ cái với mình. (Ví dụ: Bạn cầm hoa có chữ C cần tìm bạn cầm lá có chữ C).
  • Bước 3: Tiếp đó, ba mẹ sẽ giúp các bé đổi hoa và lá với nhau, tiếp tục trò chơi, lần này có thể ra khẩu hiệu “Lá tìm hoa”. Tương tự như trên các bạn lá sẽ đi tìm những bạn hoa đang có cùng chữ cái với mình.

2.2. Trò chiếc túi thần kỳ

Chuẩn bị

Ba mẹ lấy một chiếc túi và các đồ chơi của trẻ như: củ, quả, xoong, nồi, chảo, bát, thìa, chó, mèo, ô tô, xe máy,...

Mục đích trò chơi

Trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, kích thích trí tưởng tượng cho trẻ và khả năng huy động sắp xếp từ tạo câu của trẻ để diễn đạt, từ đó ngôn ngữ của trẻ sẽ được nhạy bé và linh hoạt hơn.

Cách chơi

  • Bước 1: Ba mẹ cho đồ chơi vào chiếc túi không để trẻ nhìn thấy và gọi trẻ lại để bắt đầu trò chơi thú vị này.
  • Bước 2: Ba mẹ yêu cầu trẻ thò tay vào túi và dùng lời nói miêu tả lại món đồ mà mình nắm được và phải đoán được tên của đồ vật trong túi là gì. 

Trò chơi luyện tập kỹ năng tay

Trò chơi chiếc túi thần kỳ

2.3. Xem ai gọi nhanh

Chuẩn bị

 Một số bức tranh có vẽ động vật hoặc đồ vật để tham gia trò chơi cùng bé. 

Mục đích trò chơi

Trò chơi này sẽ giúp tăng khả năng quan sát, phân tích, ghi nhớ của bé, tạo một phản xạ nhanh cho các câu hỏi. Từ đó, rèn luyện cho bé khả năng phản ứng nhanh khi gặp một vấn đề hoặc câu hỏi nào đó.

Cách chơi

  • Bước 1: Mẹ giơ từng tranh muốn hỏi bé lên cho bé xem và hỏi: “Đây là cái gì?” để bé nói nhanh từ chỉ động vật hay đồ vật có trong tranh đó.
  • Bước 2: Mẹ giơ lần lượt các bức tranh cho đến khi kết thúc để bé đoán, để xem sau khi hoàn thành bé sẽ đạt được bao nhiêu kết quả đúng. 

2.4. Âm thanh rừng xanh

Chuẩn bị

Lấy các con vật bằng đồ chơi của bé để bắt đầu trò chơi.

Mục đích trò chơi

Với trò chơi vui nhộn này giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ, rèn luyện phát âm rõ ràng, mạch lạc. Bên cạnh đó, trò chơi này cũng giúp trẻ phản xạ nhanh khi bắt được hiệu lệnh của ba mẹ.

Cách chơi

  • Bước 1: Ba mẹ sẽ giơ một con vật bất như ví dụ như con gà lên và hỏi: "Gà trống kêu”, bé sẽ phát ra âm thanh của chú gà (ò ó o, ò, ó, o). Khi mẹ giơ con lợn lên và tiếp tục hỏi: “Lợn kêu”, bé sẽ phát ra âm thanh của lợn (ủn ỉn, ủn ỉn).
  • Bước 2: Mẹ tiếp tục giơ lên các con vật tiếp theo và thay đổi hiệu lệnh để các bé tiếp tục chơi cho đến khi kết thúc.

2.5. Thông minh, nhanh trí

Chuẩn bị

Ba mẹ lấy 1 bảng nam châm, lô tô các con vật, tranh vẽ một khu rừng với đủ các con vật khác nhau.

Mục đích trò chơi

Trò chơi phát triển ngôn ngữ thông minh, nhanh trí sẽ giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ tốt hơn, phát âm chuẩn hơn giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ hiệu quả. Ngoài ra, đây cũng là cách dạy bé nhận biết con vật hiệu quả.

Cách chơi

  • Bước 1: Ba mẹ giơ tranh lên và mời bé quan sát bức tranh khoảng 1 - 2 phút xem trong bức tranh sẽ có những con vật nào.
  • Bước 2: Sau đó mẹ che bức tranh lại, yêu cầu trẻ kể tên các con vật hiện trong tranh, trẻ kể con vật nào mẹ sẽ gắn hình ảnh của con vậy đó lên.
  • Bước 3: Cuối cùng mẹ lật bức tranh và cho trẻ kiểm tra lại bằng cách gọi tên các con vật có trong bức tranh và đối chiếu với kết quả của bé.

Trò chơi luyện tập kỹ năng tay

Trò chơi cần sự thông minh và nhanh trí

2.6. Đếm bộ phận cơ thể

Mục đích trò chơi

Trò chơi phát triển ngôn ngữ đếm các bộ phận trên cơ thể sẽ giúp trẻ làm quen với các phép tính đơn giản, đồng thời giúp bé rèn luyện tính kiên nhẫn và tập trung, hỗ trợ khả năng tính toán sau này.

Cách chơi

  • Bước 1: Mẹ hướng dẫn bé đếm số lượng từng bộ phận trên cơ thể, mẹ sẽ hỏi: “Có mấy con mắt”, mẹ và bé cùng đếm: “Một, hai, có hai con mắt”.
  • Bước 2: Tương tự đó, ba mẹ và bé có thể làm với các bộ phận khác trên cơ thể, lúc đầu có thể bé sẽ đếm theo mẹ, sau đó, mẹ cho bé tự đếm. Khi đếm ngón tay hoặc ngón chân, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ đếm từ trái qua phải hoặc phải qua trái để bé không bị nhầm lẫn.

2.7. Trò chơi hái hoa

Chuẩn bị

Ba mẹ lấy một chậu hoa nhựa có đủ 4 loại hoa: cúc, đồng tiền, hồng, sen hoặc bất kỳ 4 loài hoa nào đều được.

Mục đích trò chơi

Trò chơi phát triển ngôn ngữ hái hoa sẽ giúp trẻ phân biệt được các loài hoa khác nhau, phát triển vốn từ và luyện phát âm khi đọc tên của các loài hoa. Đây cũng là cách dạy trẻ nhận biết màu sắc hay thông qua màu của các loài hoa.

Cách chơi

Ba mẹ sẽ miêu tả đặc điểm của một trong bốn loài hoa bao gồm đầy đủ các thông tin về: màu sắc, hình dáng,... bé sẽ lắng nghe mô tả của mẹ và hái hoa và gọi tên. Làm luo lượt cho các loài hoa khác.

2.8. Tập làm ca sĩ

Mục đích trò chơi

Với trò chơi tập làm ca sĩ sẽ hỗ trợ cho bé rất nhiều trong phát triển ngôn ngữ và luyện giọng nói hiệu quả. Những âm thanh vui nhộn chắc chắn sẽ làm trẻ cảm thấy thích thú hơn khi phát âm.

Cách chơi

Bước 1: Ba mẹ cho bé làm quen với các âm đơn giản, dễ nhớ, mẹ phát âm để bé phát âm theo:

  • (Cấp độ 1): À a á a à… Ờ ơ ớ ơ ờ… Ồ ô ố ô ồ… Ề ê ế ê ề… Ù u ú u ù… Ừ ư ứ ư ừ… 
  • (Cấp độ 2): Bà ba bá ba bà… Đà đa đá đa đà… Nà na ná na nà… Là la lá la là.. Cà ca cá ca cà… Chà cha chá cha chà… Thà tha thá tha thà… 

Bước 2: Khi bé đã học được những âm cơ bản và phát âm tốt, ba mẹ hãy chuyển sang những âm nâng cao như: Ba bô bê bu bư… Na nô nê nu nư… Ma mô mê mu mư… Da dô dê du dư… Đa đô đê đu đư… La lô lê lu lư… Ca cô kê cu cư… Pha phô phê phu phư… Tha thô thê thu thư…

Trò chơi luyện tập kỹ năng tay

Trò chơi vui nhộn tập làm ca sĩ

2.9. Tập tầm vông

Mục đích trò chơi

Trò chơi phát triển ngôn ngữ tập tầm vông sẽ giúp bé nhớ được nhiều lời bài hát và vận động vui chơi vô cùng bổ ích. Bên cạnh đó, trẻ sẽ nhanh tay nhanh mắt hơn, tăng khả năng phản xạ tốt nhất.

Cách chơi

  • Bước 1: Ba mẹ hướng dẫn bé cùng hát bài “Tập tầm vông”:

“Tập tầm vông tay không tay có

Tập tầm vó tay có tay không

Mời các bạn đoán sao cho đúng

Tập tầm vó tay nào có tay nào không

Có có không không.”

  • Bước 2: Ba mẹ trong khi hát vừa nắm chặt hai bàn tay trong đó sẽ có một đồ vật được đặt ở trong một bàn tay, bàn tay còn lại không có.
  • Bước 3: Giơ tay về phía trước và xoay vòng trong theo nhịp bài hát, đến cuối bài hát sẽ có câu: “Có có không không”, ba mẹ dơ tay ra để cho bé đoán xem đồ vật ở tay nào, ba mẹ cũng có thể đổi vai để bé đố ba mẹ.

2.10. Đọc theo mẫu câu

Chuẩn bị

Ba mẹ lấy vài bức tranh vẽ có vẽ hinh: Ba đang dạy bé ghép hình, bé đang hái hoa, mẹ đang phơi đồ,...

Mục đích trò chơi

Trò chơi đọc theo mẫu câu sẽ giúp bé củng cố được kỹ năng nói đúng ngữ pháp, có nhiều vốn từ nên sẽ tự tin hơn khi giao tiếp.

Cách chơi

Ba mẹ giơ bức hình lên cho bé nhìn, dựa vào nội dung của bức tranh ba mẹ nói một câu đơn giản để trẻ luyện nói và yêu cầu trẻ nhắc lại. Ví dụ: Mẹ giơ bức tranh “bé đang hái hoa” lên, rồi mẹ nói: “bé đang hái hoa”, sau đó mời trẻ nhắc lại câu đó. 

2.11. Trò chơi đôi bàn tay

Chuẩn bị

Ba mẹ tìm hiểu một số động tác đơn giản được thực hiện với đôi bàn tay để làm mẫu cho bé xem, nên chọn địa điểm chơi có không gian thoáng mát, rộng rãi như: phòng khách, sân nhà,... để hạn chế va chạm với đồ vật xung quanh.

Mục đích trò chơi

Với trò chơi phát triển ngôn ngữ với đôi bàn tay, các bé có thể rèn luyện được cách nói cả câu rõ ràng và đi kèm với các cử động phù hợp với lời nói, để có sự kết hợp ăn ý giữa hành động và lời nói.

Cách chơi

Ba mẹ để bé ngồi đối diện với mình, sau đó đọc to câu “Đôi bàn tay có thể nói, theo cách riêng của mình, khi gặp người bạn thân, bàn tay giúp tôi nói”. 

Đọc hết đoạn trên, ba mẹ kết hợp vừa nói vừa thực hiện động tác: “Xin chào” (Giơ tay chào), “Đến đây nào” (Giơ tay vẫy bé về phía mình), “Tôi đồng ý” (Vòng ngón cái và ngón trỏ thành biểu tượng OK)... Sau đó, ba mẹ để bé thực hành vừa nói vừa làm động tác.

Có thể bạn quan tâm: Mách ba mẹ 11 trò chơi vận động giúp bé phát triển thể chất toàn diện

2.12. Đồng hồ tích tắc

Mục đích trò chơi

Trò chơi đồng hồ tích tác sẽ giúp bé luyện phát âm và vận động theo nhịp điệu, đồng thời bé có thể làm quen với chiếc đồng hồ và biết được quy luật hoạt động ngay trong tiềm thức.

Cách chơi

  • Bước 1: Ba mẹ hướng dẫn bé đưa hai tay cầm lấy 2 vành tai của bé, rồi cùng nói: “Tích” và nghiêng người về phía bên phải, nói “Tắc” và nghiêng người về phía bên trái.
  • Bước 2: Tiếp theo, mẹ và bé cùng nói liên tục “Tích tắc, tích tắc” đồng thời nghiêng người liên tục sang phải và sang trái.
  • Bước 3: Ba mẹ giúp bé nói câu dài hơn, mẹ và bé cùng nói: “Đồng hồ tích tắc”, khi nói sẽ đồng thời nghiêng người sang phải và sang trái theo nhịp.
  • Bước 4: Cùng bé đọc thơ và làm các động tác theo nhịp điệu.

“Tích tắc tích tắc

Đồng hồ quả lắc

Kim ngắn chỉ giờ

Kim dài chỉ phút

Tích tắc tích tắc.”

Trò chơi luyện tập kỹ năng tay

Trò chơi đồng hồ tích tắc

2.13.  Trò chơi đua thuyền

Chuẩn bị

Ba mẹ lấy một chậu nước to có nước bên trong, thêm khoảng 3 cái hộp rỗng hoặc những chiếc lá tre để thay thế cho những con thuyền.

Mục đích trò chơi

Trò chơi phát triển ngôn ngữ đua thuyền bằng hơi thở sẽ giúp trẻ tăng khả năng tư duy, phân tích và phản ứng nhanh nhạy để làm sao có thể dùng sức thổi được thuyền đi nhanh từ bờ bên này sang bờ bên kia.

Cách chơi

  • Bước 1: Đổ nước vào chậu hoặc bát to, để 3 cái hộp rỗng hoặc những chiếc lá tre vào bên trong, chúng sẽ nổi lên trên mặt nước.
  • Bước 2: Ba mẹ chỉ cho trẻ cách thổi thuyền dịch chuyển từ bờ bên này sang bờ bên kia. Ba mẹ có thể nói với bé: “Con hãy tưởng tượng đây là biến, để cho tàu ra khơi, cần gió để đẩy thuyển, hãy hít thật sâu rồi thổi mạnh đi nào”.

Lưu ý: Đừng nên cho bé chơi quá lâu, vì có thể bị chóng mặt.

2.14. Tìm đồ vật phù hợp thời tiết

Chuẩn bị

Ba mẹ lấy những bức tranh, ảnh thể hiện hiện tượng thời tiết như: mưa, nắng, bão… và các mùa như: xuân, hạ, thu, đông và các hình ảnh về đồ vật liên quan như: mũ, áo khoác, ô, chân váy, chăn,...

Mục đích trò chơi

Trò chơi tìm đồ vật theo thời tiết sẽ giúp trẻ có khả năng phân tích, suy luận để tìm được đúng đồ vật phù hợp với thời tiết, từ đó trẻ sẽ phát triển được ngôn ngữ, tăng vốn từ liên quan.

Cách chơi

  • Bước 1: Ba mẹ chia các bức hình ra, giữ các tấm liên quan đến thời tiết và đưa trẻ giữa các bức hình liên quan đến đồ vật.
  • Bước 2: Ba mẹ giơ bức tranh thời tiết lên và hỏi trẻ sẽ đây là mùa gì và bảo trẻ chọn những món đồ phù hợp với thời tiết đó.
  • Bước 3: Sua khi bé đã chọn xong, ba mẹ có thể hỏi trẻ những đồ vật này có tác dụng gì đối với thời tiết đó.

Trò chơi luyện tập kỹ năng tay

Trò chơi tìm đồ vật phù hợp

2.15. Trò chơi đọc sách 

Chuẩn bị

Ba mẹ chọn những mẫu truyện tranh ngắn có ý nghĩa tích cực về nhiều chủ đề khác nhau để cung cấp thông tin bổ ích và dạy trẻ thích đọc sách ngày từ khi còn bé.

Mục đích trò chơi

Trò chơi phát triển ngôn ngữ đọc sách này lại là trò chơi được nhiều bé yêu thích, nhất là các bé ở độ tuổi đã biết đọc, biết viết sẽ mang đến cho trẻ nhiều vốn từ và biết thêm nhiều điều thú vị về thế giới xung quanh.

Cách chơi

Ban đầu, ba mẹ có thể đọc cho các bé nghe, chỉ vào tranh và đọc tên các con vật, đồ vật xuất hiện. Nếu bé đã biết đánh vần, ba mẹ có thể yêu cầu bé đọc lại câu chuyện hoặc gọi tên các con vật, đồ vật có trong tranh. 

2.16. Gọi điện thoại

Chuẩn bị

Ba mẹ lấy 2 chiếc điện thoại đồ chơi làm handmade. 

Mục đích trò chơi

Trò chơi nói chuyện qua điện thoại hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, tạo được hứng thú và cải thiện khả năng giao tiếp và vốn từ.

Cách chơi

Ba mẹ thực hiện hoạt động gọi điện và bé sẽ nhấc máy trả lời. Sau đó, ba mẹ hướng dẫn bé cách nói chuyện qua điện thoại để giúp cho con có thể học được cách giao tiếp.

Trò chơi luyện tập kỹ năng tay

Trò chơi gọi điện thoại

3Đôi lời từ AVAKids

Bài viết trên AVAKids đã giới thiệu đến ba mẹ các trò chơi phát triển ngôn ngữ hiệu quả dành cho bé. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp ích được cho ba mẹ cùng con phát triển tốt nhất trong giai đoạn đầu đời để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện về mọi mặt.