Triglyceride là gì wikipedia

Triglyceride là một trong bốn chỉ số đánh giá rối loạn chuyển hoá mỡ máu. Từ kết quả xét nghiệm định lượng các chỉ số mỡ máu nói chung và chỉ số triglyceride nói riêng, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp dự phòng và điều trị hợp lý. Vậy định lượng triglyceride máu là gì? Thực hiện như thế nào? Trong trường hợp định lượng triglyceride ở mức cao, có các biện pháp nào kiểm soát? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Định lượng triglyceride là một phần của xét nghiệm chẩn đoán rối loạn chuyển hoá mỡ máu

Mục lục

  • Định lượng triglyceride máu là gì?
  • Định lượng triglyceride gồm những gì?
  • Ý nghĩa của việc định lượng triglyceride máu
  • Chỉ số triglyceride máu bao nhiêu là cao?
  • Triglyceride máu cao gây ra những biến chứng gì?
    • Viêm tuỵ cấp
    • Bệnh lý tim mạch
    • Đột quỵ
    • Đái tháo đường tuýp 2
    • Suy giảm chức năng gan
    • Đau và tê chân
    • Suy giảm trí tuệ
  • Phương pháp làm giảm Triglyceride máu
    • Giảm cân
    • Giảm tiêu thụ đường
    • Chế độ ăn ít tinh bột
    • Giảm tiêu thụ các chất béo không lành mạnh
    • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
    • Tập thể dục
    • Nói không với rượu và thuốc lá
    • Dùng thuốc
  • Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị tăng triglyceride máu

Định lượng triglyceride máu là gì?

Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính, có nhiều trong mỡ động vật và dầu thực vật, là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Nếu lượng calo đưa vào cơ thể lớn hơn lượng tiêu thụ, chúng sẽ được tích trữ tại mô mỡ và gan, đây là cơ chế dữ trữ năng lượng của cơ thể. Khi cơ thể cần năng lượng, triglyceride sẽ được giải phóng vào máu để cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động.

Nếu thường xuyên nạp nhiều calo hơn mức tiêu thụ, nhất là ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và carbohydrate, lượng triglyceride máu có thể ở mức cao.

Định lượng triglyceride được hiểu là xét nghiệm để xác định hàm lượng nồng độ triglyceride trong máu. Việc đánh giá chỉ số này được xem là phương pháp để phát hiện sớm một số bệnh lý từ đó sẽ giúp bác sĩ đưa ra được biện pháp dự phòng và điều trị hợp lý.

Định lượng triglyceride gồm những gì?

Xét nghiệm mỡ máu gồm 4 chỉ số quan trọng gồm: cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-c (cholesterol tỷ trọng cao) và LDL-c (cholesterol tỷ trọng thấp). Do đó, định lượng triglyceride là một phần của xét nghiệm mỡ máu.

Quá trình được tiến hành như sau: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu tĩnh mạch cánh tay hoặc chích lấy máu ở đầu ngón tay, sau đó mẫu máu này sẽ được định lượng triglyceride bằng phương pháp so màu. Kết quả xét nghiệm sẽ có trong một đến hai ngày.

Thông thường sẽ lấy máu tĩnh mạch tay để làm mẫu xét nghiệm

Một số điều bệnh nhân cần lưu ý trước khi xét nghiệm mỡ máu:

– Nhịn ăn: Nhịn ăn giúp tránh sự gia tăng tự nhiên ngay sau bữa ăn của triglyceride, do vậy bệnh nhân được khuyến cáo nhịn ăn 9 – 12 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm.

– Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê… ít nhất là 24 giờ trước khi xét nghiệm bởi những đồ uống này ảnh hưởng đến các chỉ số sinh hoá máu.

Ý nghĩa của việc định lượng triglyceride máu

Triglyceride có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, tuy nhiên khi nồng độ quá cao, triglyceride là tác nhân gây xơ cứng động mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh về tim mạch.

Nồng độ Triglyceride máu cao sẽ làm tích tụ các mảng bám gây xơ vữa động mạch

Việc định lượng triglyceride sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý, từ đó bác sĩ sẽ chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Tuổi tác cao, nồng độ triglyceride cao là yếu tố rủi ro cảnh báo các bệnh lý tim mạch. Theo các chuyên gia, người trưởng thành khoẻ mạnh nên xét nghiệm mỡ máu bao gồm xét nghiệm triglyceride máu bốn đến sáu năm một lần. Trong trường hợp có thêm một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, cần phải kiểm tra thường xuyên hơn. Các yếu tố nguy cơ gồm:

– Tiền sử gia đình

– Hút thuốc

– Béo phì

– Bệnh tiểu đường

– Huyết áp cao

– Lười vận động

– Ăn uống không lành mạnh

– Tuổi tác

Đối với nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, được khuyến cáo là nên kiểm tra định kỳ hàng năm.

Chỉ số triglyceride máu bao nhiêu là cao?

Triglyceride thường được đo bằng miligam (mg) triglyceride trên mỗi decilit (dL) máu. Đối với người trưởng thành, đánh giá triglyceride được chia thành bốn mức độ sau:

  • Chỉ số triglyceride ở mức bình thường/mức mong muốn: dưới 150 mg/dL
  • Chỉ số triglyceride ở mức ranh giới cao: từ 151 mg/dL đến 199 mg/dL
  • Chỉ số triglyceride ở mức cao: trên 200 mg/dL đến 499 mg/dL
  • Chỉ số triglyceride mức rất cao: trên 500 mg/dL

Triglyceride máu cao gây ra những biến chứng gì?

Nồng độ triglyceride máu cao gây xơ cứng động mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch. Triglyceride rất cao có thể gây ra tình trạng viêm tuỵ cấp tính.

Viêm tuỵ cấp

Tăng triglyceride máu là nguyên nhân gây viêm tuỵ cấp chiếm 1 – 14%, nguyên nhân là do tăng nồng độ các acid béo, gây tổn thương các tế bào nhu mô tuyến tuỵ, quá trình này giải phóng các chất trung gian gây viêm, các gốc tự do và hệ quả gây viêm tuỵ. Trong trường hợp nặng, dịch tiêu hoá bị rò rỉ ra ngoài tuyến tuỵ có thể đe doạ tính mạng.

Triglyceride máu quá cao có thể gây viêm tuỵ cấp tính

Biểu hiện thường gặp của viêm tuỵ cấp gồm đau bụng, nôn và buồn nôn, ngoài ra trong trường hợp nặng có thể gặp các triệu chứng khác như chướng bụng, bí đại tiện.

Bệnh lý tim mạch

Chỉ số triglyceride trong máu cao sẽ làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, nhất là những người có nồng độ HDL-cholesterol thấp hay đang bị đái tháo đường tuýp 2. Các mảng xơ vữa hình thành do triglyceride máu cao sẽ cản trở sự lưu thông máu đến tim, giảm sự cung cấp oxy cho cơ tim gây ra các bệnh tim mạch.

Đột quỵ

Nồng độ triglyceride máu cao cản trở lưu lượng máu lên não, trong trường hợp triglyceride quá cao có thể gây tắc mạch máu não, gây đột quỵ não. Các thống kê gần đây đã chỉ ra, triglyceride tăng cao là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ ở phụ nữ lớn tuổi.

Triglyceride tăng cao là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não ở phụ nữ lớn tuổi

Đái tháo đường tuýp 2

Tăng triglyceride không phải là nguyên nhân gây ra tiểu đường, thay vào đó, mức độ tăng triglyceride chỉ ra rằng quá trình chuyển hoá năng lượng trong cơ thể bạn đang gặp vấn đề.

Hội chứng chuyển hoá được đặc trưng bởi 5 triệu chứng: tăng mỡ bụng, tăng huyết áp, tăng triglyceride máu, đường huyết cao lúc đói, HDL-c (cholesterol tốt thấp).

Suy giảm chức năng gan

Bình thường, triglyceride sẽ được vận chuyển đến gan để chuyển hoá, tuy nhiên gan chỉ chuyển hoá được một lượng triglyceride nhất định. Khi nồng độ triglyceride máu tăng quá cao, chức năng gan bị quá tải, chúng sẽ tích tụ và xâm lấn các tế bào gan gây ra bệnh gan mãn tính như gan nhiễm mỡ, suy gan, ung thư gan.

Chức năng tế bào gan bị quá tải gây các bệnh gan mãn tính

Đau và tê chân

Khi nồng độ triglyceride tăng cao sẽ hình thành các mảng bám, các mảng bám này sẽ tập trung chảy về chân và lắng đọng tại đây, điều này có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên.

Bệnh động mạch ngoại biên là tình trạng xơ vữa động mạch ở các chi (thường gặp ở chi dưới), gây tắc mạch cục bộ. Triệu chứng của tình trạng này là đau mỏi, chuột rút khi đi bộ, các triệu chứng giảm khi nghỉ ngơi. Ngoài ra bệnh động mạch ngoại biên (PDA) còn tăng nguy cơ loét và nhiễm trùng nhất là khi bị chấn thương.

Suy giảm trí tuệ

Nguy cơ suy giảm trí tuệ sẽ tăng khi tuổi tác càng cao, tuy nhiên, nồng độ triglyceride cao cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ suy giảm trí tuệ. Nguyên nhân được cho là sự phá huỷ các mạch máu não và sự sản sinh protein độc hại có tên là amyloid.

Sự phá huỷ các tế bào não và hình thành protein độc hại gây suy giảm trí tuệ

Phương pháp làm giảm Triglyceride máu

Khi có kết quả định lượng triglyceride máu, căn cứ vào mức độ tăng, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp dự phòng và điều trị hợp lý, ưu tiên đầu tiên là các biện pháp thay đổi lối sống của bệnh nhân như: giảm cân, thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập thể dục… trong trường hợp các biện pháp thay đổi lối sống không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các thuốc giảm mỡ máu.

Mục tiêu điều trị là giảm triglyceride máu xuống dưới 150 mg/dL.

Giảm cân

Lượng calo nạp vào sẽ được tích trữ dưới dạng mô mỡ, nếu bị thừa cân hãy cố gắng giảm về mức cân nặng lý tưởng. Chìa khoá để giảm cân là lượng calo nạp vào ít hơn lượng calo tiêu thụ, bất kể nguồn năng lượng đấy đến từ thức ăn tinh bột, chất béo, hay protein.

Bí quyết để giảm cân là lượng calo nạp vào luôn ít hơn lượng calo tiêu thụ

Giảm tiêu thụ đường

Lượng đường bổ sung vào các bữa ăn sẽ được chuyển hoá thành triglyceride. Khi ăn quá nhiều đồ ăn và thức uống chứa nhiều đường có thể gây tăng đột biến triglyceride, vì vậy giảm các thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, nước ngọt, bánh ngọt… là biện pháp hiệu quả giảm triglyceride máu.

Theo một nghiên cứu kéo dài 15 năm, ở những người dung nạp 25% lượng calo từ đường trở lên cho thấy có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao gấp hai lần so với những người dung nạp ít hơn 10% lượng calo từ đường.

Chế độ ăn ít tinh bột

Cũng giống như đường, tinh bột được đưa vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành triglyceride tích trữ ở các mô mỡ, do vậy giảm ăn tinh bột sẽ làm giảm triglyceride máu. Theo một nghiên cứu, những người dung nạp ít hơn 26% lượng calo từ tinh bột, triglyceride thấp hơn nhiều so với so với những người dung nạp tinh bột nhiều hơn.

Bạn không cần cắt giảm tinh bột hoàn toàn, mà đơn giản trong chế độ ăn của mình, hãy lựa chọn tinh bột lành mạnh và không gây béo như gạo lứt, yến mạch, khoai lang.

Giảm tiêu thụ các chất béo không lành mạnh

Chất béo không lành mạnh là chất béo bão hoà có trong thịt, mỡ động vật, các loại thịt chế biến sẵn như thịt nguội, thịt đóng hộp, xúc xích… Tiêu thụ nhiều chất béo này sẽ làm tăng chỉ số triglyceride máu, nên đổi sang chất béo lành mạnh hơn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải.

Chất béo lành mạnh có nhiều trong dầu ô liu

Tránh sử dụng các thức ăn đóng gói sẵn do chứa nhiều chất béo bão hoà, ngoài ra nên thay thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò…) bằng các loại thịt cá có chứa nhiều omega – 3 như cá hồi và cá thu.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn lành mạnh không chỉ giúp giảm triglyceride máu mà còn giúp duy trì và cải thiện sức khoẻ tổng quát. Một chế độ ăn lành mạnh cần đảm bảo các yếu tố sau:

– Ăn nhiều rau quả: Ít nhất 400g mỗi ngày, ăn nhiều rau củ giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự trao đổi chất trong cơ thể.

– Hạn chế ăn mặn: Khi ăn quá mặn, cơ thể phải tích trữ nhiều nước, làm tăng áp lực lên tuần hoàn, lâu dài gây các bệnh về thận và tim mạch.

– Không nên ăn sau 8 giờ tối: Sau 8 giờ tối thức ăn đưa vào sẽ khó hấp thu hơn, đồng thời sau khoảng thời gian này cơ thể ít được vận động nên sẽ dễ tích tụ chất béo hơn.

Tập thể dục

Tập thể dục đều đặn ngoài tiêu thụ bớt calo, nó còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, từ đó làm giảm triglyceride máu và làm tăng cholesterol tốt. Tác dụng sẽ mất đi nếu không được duy trì đều đặn, bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút vào tất cả các ngày trong tuần.

Nên duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày

Việc tập luyện sẽ không quá khó khăn nếu bạn biết lồng ghép các hoạt động thể chất vào công việc hàng ngày, ví dụ leo cầu thang thay vì đi thang máy, trong giờ giải lao có thể đi dạo, nếu quãng đường không quá xa thì có thể đi bộ hoặc đạp xe…

Nói không với rượu và thuốc lá

Hút thuốc làm tăng nồng độ carbon monocid, chất này tác động lên sự toàn vẹn và mềm dẻo của lòng mạch, tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa, tăng nồng độ triglyceride, giảm HDL (cholesterol có lợi) và tăng LDL (cholesterol có hại).

Bệnh nhân cần bỏ thuốc lá để tăng hiệu quả điều trị

Rượu chứa nhiều calo, gây tăng triglyceride, do vậy bệnh nhân nên cai rượu, trong trường hợp không cai được thì phải uống ít hơn một ly nhỏ mỗi ngày.

Để điều trị có hiệu quả tốt nhất bệnh nhân nên cai rượu và thuốc lá.

Dùng thuốc

Trong trường hợp đã áp dụng biện pháp thay đổi lối sống nhưng vẫn không đủ để kiểm soát triglyceride máu, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc. Một số nhóm thuốc điều trị rối loạn chuyển hoá mỡ máu bao gồm:

– Fibrate: Nhóm thuốc Fibrate ức chế quá trình tổng hợp triglyceride ở gan, giảm cholesterol tỷ trọng thấp, từ đó ngăn ngừa sự hình thành mảng xơ vữa động mạch. Nhóm Fibrate có hai thuốc được sử dụng là Fenofibrate và Gemfibrozil. Đây là nhóm thuốc được ưu tiên hàng đầu trong điều trị tăng friglyceride rất nặng, có nguy cơ viêm tuỵ cấp.

Nhóm thuốc Fibrate thường được chỉ định trong trường hợp triglyceride tăng cao

– Statin: Là nhóm thường được chỉ định trong trường hợp triglyceride tăng nhẹ và vừa. Nhóm có tác dụng ức chế enzyme gan từ đó làm giảm cholesterol và triglyceride máu. Hai biệt dược nổi tiếng nhất là Crestor (Rosuvastatin) và Lipitor (Atorvastatin).

– Niacin: Hay còn gọi là Vitamin B3, với liều dùng 500 – 2.000 mg/ngày có khả năng làm giảm triglyceride, giảm cholesterol tỷ trọng thấp (LDL) và tỷ trọng rất thấp (VLDL), và tăng cholesterol tỷ trọng cao (HDL) nhờ cơ chế ức chế tổng hợp tại gan.

– Acid béo omega-3: Các acid béo omega-3 có nhiều trong dầu cá và dầu hạt lanh, cũng có khả năng làm triglyceride máu. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bổ sung dầu cá dưới 3 gam mỗi ngày được coi là an toàn.

Các thuốc điều trị tăng mỡ máu đều có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ nếu không được sử dụng đúng, do vậy tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi không có sự chỉ định của bác sĩ.

Để hiểu thêm về những biện pháp giảm mỡ máu nói chung và triglyceride nói riêng, mời bạn tham khảo video dưới đây của VTC Now:

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị tăng triglyceride máu

Sử dụng thuốc tây điều trị rối loạn chuyển hoá mỡ máu mang lại hiệu quả điều trị cao, tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh nhân.

Với mong muốn tìm ra giải pháp an toàn và hiệu quả cho việc kiểm soát mỡ máu nói chung và triglyceride nói riêng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cổ lam.

Phó giáo sư Lê Minh Hà – tác giả của đề tài cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol toàn phần 41,37%, triglyceride 41,63%, LDL 27,77% và làm tăng HDL 9,87% những số liệu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.

FREMO – sản phẩm từ thảo dược, hỗ trợ điều trị tăng Triglyceride an toàn và hiệu quả

Dựa trên đề tài, Công ty Cổ phần Công nghệ cao Thái Minh đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả giúp giảm mỡ máu tốt mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:

  • Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
  • Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
  • Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về định lượng triglyceride máu và những biện pháp kiểm soát triglyceride máu hiệu quả. Trong trường hợp triglyceride máu cao hơn bình thường, bạn cũng đừng nên lo lắng quá, triglycerde máu có thể kiểm soát nếu có những biện pháp kịp thời, điều quan trọng là bạn phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp đó. FREMO chúc bạn luôn vui khoẻ và sớm kiểm soát được tình trạng của bản thân.

Chủ đề