Triệu chứng đánh giá mức độ hẹp van

Hẹp van tim làm cản trở quá trình lưu thông của máu qua tim, do đó gây nên những triệu chứng đau tức, khó thở ở lồng ngực. Tuy nhiên, tùy từng trường người bệnh mà có thể có triệu chứng hoặc không. Vì vậy, để biết chính xác mình có đang mắc bệnh lý hẹp van tim hay không, bạn cần thực hiện các chẩn đoán theo hướng dẫn từ bác sĩ Tim mạch.

Triệu chứng nhận biết khi bị hẹp van tim

Hẹp van tim là hiện tượng van tim không thể mở hoàn toàn, khiến lỗ van bị thu hẹp từ đó làm giảm lưu lượng máu chảy ra khỏi tâm thất hoặc tâm nhĩ. Tim buộc phải tăng lực co bóp và tần số tim để làm tăng lượng máu di chuyển qua các các van bị hẹp. Quả tim gồm 4 loại van bao gồm: van động mạch chủ, van hai lá, van ba lá, van phổi. Từ đó có 4 loại bệnh lý hẹp van tim tương ứng

Các triệu chứng có thể gặp khi hẹp van tim bao gồm:

  • Khó thở: khó thở tăng lên khi gắng sức, khó thở nhiều về đêm và sáng, thậm chí khó thở cả khi nghỉ ngơi.
  • Đau tức ngực
  • Đánh trống ngực do nhịp tim không đều
  • Mệt mỏi, giảm khả năng hoạt động thể lưc, gắng sức
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Thở hụt hơi
  • Chân bị sưng tấy (đặc biệt ở mắt cá chân và bàn chân)

Cách chẩn đoán bệnh hẹp van tim

Khám lâm sàng: Bác sĩ dùng ống nghe nghe các ổ van tim, khi có tình trạng hẹp van bác sĩ có thể nghe thấy tiếng thổi bất thường ở ổ van tim đó

Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ nặng nhẹ của tình trạng hẹp van tim và chức năng tim:

  • Điện tâm đồ (ECG). Phương pháp ghi lại hoạt động điện của tim, cho thấy nhịp tim bất thường (nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim), tăng gánh các buồng tim,...
  • Siêu âm tim qua thành ngực (TTE): Phương pháp sử dụng để đánh giá chính xác hình thái van, tổ chức dưới van, mức độ vôi hóa, vận động của vòng van và lá van, đo đạc diện tích lỗ van, chức năng tim từ đó giúp đưa ra các phương pháp điều trị hoặc theo dõi định kỳ phù hợp.
  • Siêu âm tim qua thực quản (TEE): Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa một đầu dò siêu âm nhỏ xuống thực quản. Tại thực quản, đầu dò siêu âm có thể đánh giá tim một cách chính xác mà không bị cản trở bởi thành ngực, xương sườn hay phổi. Đây là phương pháp được bác sĩ sử dụng khi siêu âm tim qua thành ngực khó đánh giá đầy đủ và chính xác các tổn thương van tim
  • Chụp X-quang ngực: Phương pháp quen thuộc này có thể cho thấy bóng tim từ đó đánh giá được sự phì đại của buồng tim
  • Chụp cộng hưởng từ MRI tim: Phương pháp này cho thấy hình ảnh cấu trúc tim một cách chi tiết nhằm phát hiện hình thái bất thường của các lá van tim, cơ tim, cấu trúc và thể tích buồng tim, chức năng tim một cách khách quan và trung thực

Phát hiện sớm các bệnh lý về hẹp van tim giúp người bệnh giảm nguy cơ tiến triển thành suy tim, đánh giá được thời gian cần thiết thay van tim nhân tạo. Do đó hãy thăm khám định kỳ sức khỏe tim mạch nhằm phát hiện bệnh lý van tim cũng như theo dõi sự tiến triển của bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm sự tiến triển thành suy tim.

Ở giai đoạn đầu, bệnh hẹp van hai lá thường không có triệu chứng đặc biệt và diễn biến thầm lặng. Tuy nhiên, bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như tăng áp phổi, suy tim,… thậm chí khiến người bệnh tử vong. Chính vì thế, việc nhận biết triệu chứng và điều trị hẹp van 2 lá kịp thời là vô cùng quan trọng.

1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh hẹp van 2 lá

Bệnh hẹp van 2 lá chiếm đa số trong các bệnh van tim. Đây là tình trạng van tim hai lá không thể mở ra hoàn toàn, vì thế máu không thể đổ hết từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Từ đó, dẫn đến ứ máu tại nhĩ trái, gây ứ máu tại phổi. Máu ứ tại phổi làm tăng áp phổi, gây suy tim phải.

  • Nguyên nhân gây bệnh:

Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hẹp van hai lá, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là do sốt thấp khớp, viêm nội tâm mạc do liên cầu khuẩn nhóm A,… Những trường hợp này có thể bị dính van tim và sau khoảng 5 đến 10 năm sau, bệnh nhân có nguy cơ bị hẹp van hai lá.

Triệu chứng đánh giá mức độ hẹp van

Nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hẹp van hai lá

Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây ra, chẳng hạn như:

+ Vôi hóa vòng van tim: Đây là căn bệnh khiến cho canxi có xu hướng tích tụ xung quanh van tim, vì thế van tim mất đi sự đàn hồi và hạn chế khả năng mở.

+ Một số bệnh tự miễn như viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống,… cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh.

+ Những trường hợp mắc hội chứng rối loạn nội tiết cũng như chuyển hóa U carcinoid.

+ Đối với các trường hợp trẻ nhỏ, một số dị tật bẩm sinh có thể là nguyên nhân gây bệnh hẹp van hai lá, có thể kể đến như vòng thắt trên van hay van hai lá hình dù,…

  • Các triệu chứng của bệnh hẹp van 2 lá:

Một điều rất đáng lo ngại đó là bệnh hẹp van hai lá có rất ít triệu chứng. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp đến khám khi bệnh đã bước sang giai đoạn muộn, tiến triển nặng và thậm chí đã xảy ra tình trạng suy tim. Nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường dưới đây, bạn tuyệt đối không nên chủ quan mà hãy đi khám bệnh càng sớm càng tốt:

+ Khó thở về đêm hoặc khó thở khi gắng sức.

+ Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và dễ bị đuối sức, dễ bị mệt khi chạy bộ hoặc leo cầu thang,….

+ Đau tức ngực.

+ Ho ra máu.

+ Hay hồi hộp.

+ Bị phù chân.

+ Bị chóng mặt, ngất.

Triệu chứng đánh giá mức độ hẹp van

Bệnh nhân có triệu chứng đau tức ngực, nhất là khi gắng sức

Khi người bệnh gắng sức, những biểu hiện bệnh sẽ càng rõ ràng hơn. Triệu chứng bệnh cũng có thể khởi phát ở những trường hợp bị nhiễm trùng hoặc mang thai. Những trường hợp đã từng bị sốt thấp khớp, mắc bệnh tự miễn, người già, người có thói quen hút thuốc lá, người mắc bệnh về huyết áp, người mắc bệnh tiểu đường,… sẽ có nguy cơ bị hẹp van hai lá cao hơn so với các trường hợp khác.

  • Một số biến chứng của bệnh hẹp van 2 lá

Dù chưa phát hiện bệnh hay đang trong quá trình điều trị, bệnh hẹp van hai lá cũng có thể gây ra những biến chứng cấp tính nguy hiểm. Cụ thể là:

+ Gây tăng áp lực động mạch phổi: Khi bị bệnh, tình trạng tăng áp lực máu trong động mạch phổi sẽ đẩy nhanh tốc độ vận chuyển máu từ tim đến phổi, gây trào ngược máu vào phổi và dẫn đến phù phổi.

+ Suy tim: Bệnh gây ứ dịch gây căng tim, suy tim phải, làm tăng nguy cơ bị phù phổi cấp khiến người bệnh khó thở và xuất hiện tình trạng ho ra máu.

+ Tim to.

+ Rung nhĩ: Bệnh hẹp van hai lá cũng có thể gây ra tình trạng tâm nhĩ co bóp nhanh hơn, nhịp tim không đều.

+ Hình thành những cục máu đông: Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ứ máu trong một thời gian dài làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây vỡ cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu não và dẫn tới đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh.

Chính vì thế, lời khuyên của các chuyên gia là nếu có biểu hiện bất thường như khó thở, mệt khi gắng sức, thường xuyên đau tức ngực và hồi hộp thì nên đi khám sớm để được theo dõi sức khỏe, chẩn đoán, điều trị bệnh sớm, phòng tránh những nguy cơ biến chứng.

2. Phương pháp chẩn đoán và cách xử trí bệnh hẹp van 2 lá

2.1. Chẩn đoán bệnh hẹp van 2 lá

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cung cấp một số thông tin về triệu chứng bệnh, dùng ống nghe tim, phổi và thực hiện một số phương pháp cận lâm sàng như sau:

+ Siêu âm tim Doppler qua thành ngực: Đây là phương pháp thường được áp dụng để xác định bệnh. Một số trường hợp tình cờ phát hiện bệnh sau khi thực hiện siêu âm tim. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể chỉ định siêu âm tim qua đường thực quản để có thể quan sát tim kỹ hơn.

Triệu chứng đánh giá mức độ hẹp van

Bác sĩ kết hợp nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh

+ Điện tâm đồ: Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ biết được khả năng đáp ứng của tim khi người bệnh gắng sức, từ đó xác định được nhịp tim và tình trạng rối loạn nhịp tim.

+ Chụp X-quang ngực: Giúp nhận biết tình trạng tim to, sung huyết phổi.

Bên cạnh những phương pháp trên, tùy vào từng trường hợp, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh và lên phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

2.2. Phương pháp điều trị bệnh hẹp van hai lá

Một số phương pháp điều trị bệnh hẹp van 2 lá thường được áp dụng là điều trị nội khoa như tránh gắng sức, dùng thuốc chẹn beta giao cảm nếu tần số tim nhanh để giảm nhịp tim, dùng thuốc chống đông kháng vitamin K,...

Can thiệp ngoại khoa chẳng hạn như phẫu thuật nong van, sửa van, thay van,… kết hợp với lối sống khoa học lành mạnh như hạn chế ăn nhiều muối, giảm cân nếu béo phì, thường xuyên vận động nhưng tránh các hoạt động gắng sức, không sử dụng các chất kích thích, thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ,...

Triệu chứng đánh giá mức độ hẹp van

Điều trị bệnh hẹp van hai lá bằng thuốc

Cần lưu ý rằng, những phương pháp này không thể khiến bệnh khỏi hoàn toàn. Trên thực tế, nhiều trường hợp đã thay van tim nhưng vẫn bị hẹp trở lại. Do đó, người bệnh không được chủ quan mà cần lắng nghe và tuân thủ sự tư vấn của bác sĩ, thực hiện các giải pháp hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch để hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro. Nếu có hiện tượng bất thường, nên đi khám sớm và lưu ý tuân thủ đúng theo lịch khám của bác sĩ.

Để được tư vấn thêm về bệnh hẹp van 2 lá và đăng ký khám sức khỏe, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, để được các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn.