Trẻ sơ sinh bao lâu thì tiêm phòng lao

Nên tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào?

Thứ Ba ngày 17/05/2022

  • Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn? Cách chăm sóc rốn khô và rụng sớm
  • Trẻ sơ sinh bị thiếu máu, mẹ nên ăn gì để bổ sung dưỡng chất?
  • Sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng cho trẻ?

Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả trong việc phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe cho con người. Cùng với những lợi ích trực tiếp và gián tiếp của vacxin trong việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng.

Mục tiêu của tiêm vacxin lao là để bảo vệ khỏi bệnh truyền nhiễm. Mặc dù vacxin là an toàn nhưng không phải không có những phản ứng sau tiêm. Những câu hỏi như tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh có sốt không? Khi nào tiêm thì tốt nhất? được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tiêm vacxin lao được phân tích trong bài viết này.

Tại sao cần tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh?

Bệnh lao có khả năng lây truyền qua không khí hoặc khi tiếp xúc với những giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra. Triệu chứng điển hình của bệnh lao là ho ra máu, ho kéo dài, sốt nhẹ về chiều, mồ hôi trộm ban đêm, khó thở…

Trẻ sơ sinh bao lâu thì tiêm phòng lao

Nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh lúc nào thì tốt nhất?

Khi bị lao khiến người bệnh suy kiệt trầm trọng nhanh chóng. Sức khỏe suy kiệt dẫn tới nhiều biến chứng tim, phổi, hệ bạch huyết, xương và hệ thần kinh cùng nhiều cơ quan khác.

Trước đây chưa có vacxin tiêm phòng bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Khi tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh là việc làm thiếtyếu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng của lao. Hiện nay nhiều cơ sở y tế có dịch vụ tiêm chủng lao bên cạnh chương trình tiêm chủng mở rộng.

Tiêm phònglao cho trẻ sơ sinh khi nào là tốt nhất?

Bệnh lao bị gây ra bởi vi khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis. Bệnh lao lây nhiễm qua giao tiếp và hệ hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh. Để hạn chế bị bệnh lao người ta đưa ra chương trình tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Vắc-xin phòng lao BCG có chứa kháng nguyên BCG khi vào cơ thể kích thích cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch. Từ đó cơ thể sinh ra kháng thể để chống lại kháng nguyên.

Cơ chế của vacxin lao hay vacxin khác thì tác nhân gây bệnh đã được làm bất hoạt hoặc suy yếu nên không thể gây ra bệnh lý cho cơ thể. Thống kê số liệu cho thấy có rất ít trường hợp tiêm vacxin phòng lao bị nhiễm BCG mà đều xảy ra ở người suy giảm miễn dịch hay bệnh nhân nhiễm HIV (1/1000000).

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào? Vacxin lao BCG tiêm được ở mọi lứa tuổi nhưng càng tiêm sớm càng tốt. Theo Bộ Y tế nên tiêm vacxin lao trong tháng đầu tiên sau sinh là tốt nhất. Nếu trẻ sơ sinh có sức khỏe bình thường có thể tiêm ngay ngày đầu sau sinh. Bởi vì nếu tiêm muộn, bé có thể mắc bệnh ngay trong thời gian chưa tiêm này. Khi trẻ mới sinh hệ miễn dịch còn yếu nên không đủ khả năng bảo vệ trước vi khuẩn lao cũng như các loại vi khuẩn khác.

Nếu những trẻ chưa đủ sức khỏe để tiêm ở giai đoạn 1 tháng tuổi có thể tiếp tục tiêm khi đủ điều kiện. Tuy nhiên vacxin chỉ có tác dụng khi trẻ chưa bị nhiễm lao. Nếu đã xác định trẻ nhiễm lao thì không cần tiêm.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh giá bao nhiêu?

Đây là câu hỏi được nhiều phụhuynh quan tâm nhất khi chuẩn bị tiêm phòng cho con. Tuy nhiên để có một câu trả lời chính xác cho dịch vụ thì không dễ. Tùy theo nguồn gốc và chất lượng dịch vụ cơ sở tiêm mà giá có thể khác nhau. Phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn nơi uy tín để tiêm cho con. Đồng thời mức giá cũng phải phù hợp với túi tiền. Có một số nơi đưa ra mức giá khoảng 120.000đ tuy nhiên đây chỉ là mức giá tham khảo.

Trẻ sơ sinh bao lâu thì tiêm phòng lao

Ngoài tiêm chủng mở rộng có cả tiêm phòng lao dịch vụ.

Chỉ định tiêm phòng lao

Tiêm phòng lao được chỉ định cho tất cả trẻ sơ sinh có sức khỏe tốt, không mắc bệnh suy giảm miễn dịch và chưa bị nhiễm lao. Có một số trường hợp cần hoãn tiêm chủng do mắc các bệnh nhiễm trùng cấp hoặc đang sốt. Trẻ có cân nặng dưới 2kg và trẻ nhẹ cân hoặc mới kết thúc điều trị globulin miễn dịch, corticoid…

Trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin phòng lao như trẻ đang bị sốt cao, trẻ mới khỏi bệnh. Khi trẻ đang mắc bệnh mãn tính như sởi, viêm phổi, viêm da mủ…

Trẻ sinh non nằm lồng kính hoặc có bệnh lý về suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng…

Lưu ý khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo trẻ có khỏe mạnh. Cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau không để trẻ đói trước khi tiêm. Khi trẻ ốm sốt, trẻ sinh non, có dị ứng cần báo cho nhân viên y tế. Sau khi tiêm chủng cho con cần theo dõi sức khỏe 30 phút tại điểm tiêm và 24 giờ sau tiêm tại nhà. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Nếu trẻ có biểu hiện như sốt cao cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Nếu như trẻ có dấu hiệu bất thường như sốt cao liên tục, bỏ bú, co giật, tím tái cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

Trẻ sơ sinh bao lâu thì tiêm phòng lao

Trước khi tiêm phòng cần đảm bảo trẻ khỏe mạnh.

Một số phản ứng phụ sau tiêm phòng lao

Vacxin phòng lao BCG cũng như các loại vacxin khác, có thể gây ra tác dụng phụ. Nếu tiêm xong trẻ bị sốt nhẹ, có quầng đỏ ở vị trí tiêm, vết loét nhẹ để sẹo, sưng hạch ở hõm nách cánh tay tiêm thuốc thì đó là dấu hiệu bình thường. Những dấu hiệu này cho thấy trẻ đáp ứng miễn dịch tốt. Nếu như trẻ có phản ứng trầm trọng như bỏ bú, bé mệt lả, tím tái co giật, liệt, hôn mê… cần phải nhập viện cấp cứu. Theo WHO thì các vacxin được cấp phép lưu hành rất an toàn hiếm khi xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

Khi trẻ tiêm về gặp phải những phản ứng thông thường cha mẹ có thể chăm sóc tại nhà.

Nếu trẻ sốt nhẹ dưới 38.5 độ thì cho trẻ uống nhiều nước, mặc mát. Phản ứng chỗ tiêm sẽ khỏi sau vài ngày đến 1 tuần. Cho trẻ bú mẹ hoặc uống đủ nước mỗi ngày và quan sát thường xuyên không đè vào chỗ tiêm.

Trẻ có thể bị viêm hạch bạch huyết với biểu hiện có một hạch lympho sưng to hoặc có một hốc rò rỉ trên một hạch thường xảy ra trong vòng 2-6 tháng triệu chứng này có thể tự lành.

Bài viết trên đã giúp cha mẹ trả lời những câu hỏi thắc mắc liên quan đến tiêm phòng lao. Khi có đầy đủ thông tin cha mẹ có thể yên tâm cho trẻ tiêm và chăm sóc sau tiêm một cách an toàn.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • trẻ sơ sinh
  • tiêm phòng
  • tiêm chủng
  • chăm sóc trẻ

Khi nào tiêm phòng vắc xin lao là tốt nhất? Tại sao nên chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh? Các đối tượng được chỉ định và chống chỉ định khi tiêm phòng là gì? Các điều cần lưu ý trước, trong và sau khi tiêm phòng cho trẻ? Hãy cùng YouMed theo dõi các vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây.

Tiêm vắc xin lao thực hiện khi nào là tốt nhất?

Bệnh bao là gì?

  • Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp trên lâm sàng
  • Bệnh bị gây ra bởi vi khuẩn lao có tên gọi là Mycobacterium Tuberculosis.
  • Lao có khả năng lây nhiễm trực tiếp qua các đường + Qua không khí + Khi giao tiếp

    + Lây qua hệ hô hấp khi tiếp xúc với người bị bệnh.

  • Ngày nay theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao. Do đó, nhằm hạn chế các trường hợp nhiễm lao, chương trình tiêm vắc xin phòng lao được đưa ra để áp dụng cho tất cả các trẻ ngay từ giai đoạn sơ sinh.

Đặc điểm của vắc xin BCG

  • Vắc xin dự phòng lao BCG là một vắc xin sống giảm độc lực được sản xuất trực tiếp từ vi khuẩn lao Calmette Guerin.
  • Vắc xin có chứa kháng nguyên BCG. Do đó, khi tiêm vào cơ thể sẽ kích thích cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch – hệ miễn dịch đặc hiệu chủ động. Từ đó có thể sản sinh ra các kháng thể chống lại kháng nguyên.
  • Lưu ý, trong vắc xin phòng lao hay bất kể các loại vắc xin nào khác phần lớn đều vô hại. Vì các tác nhân gây bệnh đều đã được làm suy yếu đi hoặc đã bị bất hoạt nên không thể gây ra bệnh lý cho cơ thể.
  • Theo thống kê số liệu lâm sàng cho thấy có khoảng 1 trong 1 triệu trường hợp tiêm vắc xin phòng lao bị nhiễm BCG. Các trường hợp này hầu hết đều xảy ra ở các đối tượng + Bị nhiễm HIV

    + Người bệnh suy giảm miễn dịch.

Vậy khi nào chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh bao lâu thì tiêm phòng lao
Chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh

Có thể tiêm vắc xin ở mọi lứa tuổi nhưng tiêm càng sớm càng tốt.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra nên chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh, tốt nhất là tiêm trước 28 ngày tuổi.

Có thể tiêm vắc xin lao trong ngày đầu sinh trên trẻ sơ sinh có các yếu tố sau

  • Có sức khỏe tốt
  • Sau sinh không cần tuân thủ theo chế độ chăm sóc đặc biệt
  • Trẻ không phải nằm phòng theo dõi hay lồng kính

Lưu ý, tiêm vắc xin phòng lao muộn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao hơn những trẻ đã được tiêm phòng. Thậm chí trẻ có thể nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh. Nguyên nhân là vì

  • Lúc này hệ thống miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện
  • Tình trạng trẻ còn yếu nên không có đủ khả năng để hoàn toàn tự bảo vệ cơ thể trước mọi tác nhân xâm nhập. Đặc biệt là lao và các loại vi khuẩn khác.

Trường hợp trẻ chưa đủ điều kiện về sức khỏe hoặc chưa được tiêm trong giai đoạn 1 tháng tuổi

  • Có thể tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ sau đó nhưng vắc xin chỉ có tác dụng khi cơ thể trẻ chưa bị nhiễm khuẩn lao.
  • Với những trường hợp còn lại nếu đã xác định chính xác trẻ nhiễm lao thì việc tiêm phòng lao lúc này là không cần thiết.

Chỉ định tiêm phòng lao

Vắc xin BCG được chỉ định cho tất cả trẻ sơ sinh chưa bị nhiễm lao, sức khỏe tốt và không mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch.

Lưu ý, bên cạnh đó còn một số trường hợp hoãn tiêm chủng BCG phòng lao:

  • Trẻ đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, đang sốt.
  • Đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid, globulin miễn dịch.
  • Trẻ nhẹ cân, có cân nặng <2kg
  • Tuổi thai <34 tuần thì cần tạm hoãn tiêm vắc xin BCG. Trường hợp khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (tính cả tuổi thai) thì thực hiện tiêm chủng.
Trẻ sơ sinh bao lâu thì tiêm phòng lao
Cần hoãn tiêm phòng bệnh lao nếu trẻ đang bị sốt

Chống chỉ định tiêm vắc xin phòng lao

Không chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh nếu trẻ đang

  • Trong tình trạng sốt cao.
  • Trường hợp mới khỏi bệnh và cơ thể vẫn còn đang trong giai đoạn phục hồi.
  • Hiện tượng bị viêm da mủ.
  • Các đối tượng đang mắc bệnh mạn tính như sởi, viêm phổi…
  • Không tiêm cho trẻ bị sinh non, các trường hợp thiếu cân hoặc đang nằm lồng kính với chế độ chăm sóc đặc biệt.
  • Có dấu hiện bệnh lí về suy giảm miễn dịch hoặc suy dinh dưỡng…

Lưu ý trước khi tiêm phòng

Để đảm bảo trẻ có thể trạng tốt khi đi tiêm chủng và hạn chế các phản ứng sau tiêm vắc xin, bố mẹ cần lưu ý:

  • Không nên để trẻ bị đói trước khi đi tiêm phòng vắc xin
  • Ngoài ra, bố mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của trẻ cho bác sĩ/ điều dưỡng như + Trẻ đang ốm, sốt + Con sinh non + Từng bị dị ứng hoặc phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước

    Các trường hợp này bố mẹ nên chủ động đề nghị bác sĩ thăm khám con cẩn thận trước khi tiêm phòng

Lưu ý sau khi tiêm phòng lao cho trẻ

An toàn tiêm chủng không chỉ là vấn đề chất lượng vắc xin hay tuân thủ quy trình kỹ thuật của nhân viên y tế. Do đó, sau khi chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh cần chăm sóc và theo dõi trẻ thật cẩn thận tại nhà. Dưới đây là một số tham khảo

  • Sau tiêm, vẫn giữ chế độ ăn uống của trẻ ăn uống bình thường
  • Thường xuyên theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Cụ thể, nên để trẻ tại điểm tiêm khoảng 30 phút để được theo dõi cẩn thận
  • Trường hợp trẻ sốt có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.
  • Nếu bố mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi tiêm. Hãy gọi cho bác sĩ/ dược sĩ/ điều dưỡng để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.
  • Lưu ý, khi trẻ có các dấu hiệu bất thường như + Trẻ bị sốt cao + Tình trạng quấy khóc kéo dài + Bé bị co giật, bỏ bú + Rơi vào tình trạng khó thở, tím tái

    Cần chú ý và đưa trẻ đến trạm y tế kịp thời để được hỗ trợ và xử trí ngay lập tức.

Kết luận: Vắc xin lao có thể tiêm phòng ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tiêm càng sớm càng tốt nếu đủ điều kiện. Chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh nếu trẻ đảm bảo các yếu tố về sức khỏe. Việc tiêm phòng sớm sẽ giúp trẻ chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả. Ngoài ra, cần lưu ý theo dõi tình trạng trẻ sau tiêm. Nếu có bất cứ tình trạng nào bất thường hãy đưa trẻ đến bệnh viện gần đó để được hỗ trợ kịp thời nhé!