Trẻ học được gì quả chia sẻ, trao đổi

1. Giới thiệu phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non

Phương pháp dạy học tích cực cho trẻ em mầm non được rất nhiều giáo viên áp dụng hiện nay. Có thể hiểu đơn giản rằng đây là cách dạy học dựa trên sự tương tác giữa cô và trò. Giáo viên sẽ khuyến khích trẻ t chủ động và tích cực hơn trong việc học. Để có thể đạt hiệu quả như vậy, giáo viên phải là người sáng tạo, tìm tòi ra những cách truyền đạt kiến thức mới thu hút sự chú ý từ trẻ.

Trẻ học được gì quả chia sẻ, trao đổi

Lợi ích cảm xúc

Vui chơi và tương tác với phụ huynh, anh chị em sẽ giúp ích cho sự phát triển và nhận biết cảm xúc ở bé. Thỉnh thoảng sự bất đồng là không tránh khỏi, đặc biệt khi chơi với anh chị em, nhưng đồng thời đây cũng là một cơ hội học hỏi dành cho bé. Bé sẽ dần biết cách kiểm soát cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn.

Phát triển Thể chất

Trong giai đoạn đầu đời, các hoạt động học tập tại trường hỗ trợ cho sự phát triển kỹ năng vận động thô và vận động tinh ở bé. Khi tham gia các hoạt động vui chơi theo quy mô lớn hơn, bé sẽ khai thác thế mạnh, tính ổn định và cân bằng. Hình thức vui chơi này khuyến khích bé vượt ra vùng an toàn và tăng cường nhận thức về mặt không gian. Kỹ năng vận động thô được phát triển sẽ là nền tảng cho hoạt động luyện tập tạo nét bao gồm tạo hình mẫu, đường nét, hình khối hay xa hơn là tập viết. Hoạt động vui chơi kèm theo kỹ năng vận động tinh giúp bé có cơ hội phát triển sức mạnh cơ bắp ở tay và tính lanh lợi - các yếu tố hữu ích hỗ trợ bé sẵn sàng cầm viết sau này.

Tính sáng tạo

Khi được vui chơi thỏa thích, bé sẽ sử dụng trải nghiệm và sự tưởng tượng cá nhân. Bé sẽ dùng các vật thể để thật sự nhập vai. Quan sát và tham gia vào sự phát triển ý tưởng của bé là điều rất thú vị. Trò chơi của bé đôi khi pha chút ngộ nghĩnh khi bé nhờ phụ huynh dùng chiếc giày làm điện thoại, nhưng đây là minh chứng cho việc bé đang hiểu và cảm nhận thế giới xung quanh.

Trẻ học được gì quả chia sẻ, trao đổi

Lợi ích đối với phụ huynh

Khi trưởng thành, người lớn đôi khi có thể đánh mất sự thả lỏng hoặc trí tưởng tượng khi vui chơi. Việc hòa mình vào trò chơi của bé sẽ khiến chúng ta gợi nhớ lại thời thơ ấu. Dành thời gian chơi cùng bé và để bé dẫn dắt là yếu tố giải tỏa căng thẳng thật sự hiệu quả. Kể từ giây phút trở thành một phần trong hoạt động chơi cùng bé, mọi thứ xung quanh những người lớn dường như bớt quan trọng đi. Tâm trí chúng ta lúc đó đang bận rộn với những thử thách khác chẳng hạn như tìm cách ‘đánh bại rồng’ hoặc ‘bảo vệ cửa hàng’. Tất cả những khoảnh khắc ý nghĩa này sẽ thắt chặt tình cảm trong gia đình.

Trẻ học được gì quả chia sẻ, trao đổi

Khi vui chơi, bé cũng đang khám phá thế giới xung quanh với những biểu hiện học hỏi và trải nghiệm một cách cơ bản. Khi dành thời gian chơi với bé, chúng ta thấy rằng kiến thức, kỹ năng và ngôn ngữ được thể hiện ở bé một cách đáng ngạc nhiên. Điều đó cho thấy bản chất sâu sắc của việc học, rằng không phải lúc nào học tập cũng bó buộc ở những phương thức truyền thống.

Xin vui lòng ghi nhớ:

  • Làm theo hướng dẫn của bé
  • Lặp lại trò chơi là hoạt động mang tínhtích cực
  • Hãy chơi ngoài trời với điều kiện cho phép và đảm bảo an toàn
  • Chia sẻ với bé những trò chơi thời thơ ấu
  • Tận hưởng và chủ động nhập vai

Tất cả những kỹ năng và phẩm chất này là những yếu tố học tập cốt yếu cần thiết trong suốt cuộc đời chúng ta. Cơ hội nuôi dưỡng chúng qua hoạt động vui chơi sẽ mở đường cho sự phát triển những lĩnh vực khác cho bé sau này như đọc viết và toán học.

Nếu phụ huynh lo lắng nghĩ rằng bé không học hỏi đủ, Quý vị vui lòng ghi nhớ rằng việc tìm tòi đối với trẻ mầm non được phát huy tối đa khi bé có những trải nghiệm thực tiễn, được tham gia và vui chơi. Trọng tâm của hoạt động học hỏi trong những năm đầu đời là vui chơi. Nhà Trường luôn khuyến khích tất cả phụ huynh cùng chơi và kết nối cùng bé trong gia đình.

Tạo nên sự cân bằng giữa học hỏi và vui chơi

Cuối cùng, chúng ta cần lưu tâm rằng tạo ra sự cân bằng phù hợp khi làm việc ở nhà là khác nhau đối với mỗi người và mỗi gia đình. Bé phát triển theo thói quen sinh hoạt và tính nhất quán, do vậy gia đình nên tạo ra một nếp sinh hoạt thực tiễn và có thể thực hiện được hàng ngày. Quý phụ huynh có thể lồng ghép các thử thách mới với một hoạt động độc lập, yên tĩnh và thoải mái dành cho bé và đặc biệt, nên tách biệt các nhiệm vụ và hoạt động vào cuối ngày. Việc cả gia đình cùng ngồi ăn tối và trò chuyện về những gì đã làm được trong ngày sẽ dần tạo nên thói quen sinh hoạt tích cực cho tất cả các thành viên.

Trẻ học được gì quả chia sẻ, trao đổi