Tranh chấp về thừa kế là gì

Tìm hiểu và phân loại Các loại tranh chấp về thừa kế thực tế hiện nay

Tranh chấp dân sự hiện nay vẫn đang là mảng nóng. Mỗi ngày có hàng trăm vụ án liên quan đến tranh chấp dân sự được Tòa án nhân dân các cấp thụ lý, giải quyết. Các tranh chấp dân sự này nếu không được giải quyết kịp thời, nhanh chóng sẽ gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội cũng như thiệt hại cho các bên tranh chấp. Vậy tranh chấp thừa kế là gì? Các loại tranh chấp về thừa kế gồm những loại nào? Luật A+ sẽ giải đáp cho bạn thông qua bài viết sau đây.

1. Phân loại các dạng tranh chấp thừa kế.

  • Tranh chấp hàng thừa kế: Tranh chấp giữa những người thừa kế cùng hàng về phần thừa kế nhận, hoặc tranh chấp giữa những người thuộc các hàng thừa kế khác nhau.
  • Tranh chấp về di sản thừa kế là tranh chấp liên quan đến số lượng, giá trị của di sản.
  • Tranh chấp cách hiểu về nội dung di chúc.
  • Tranh chấp về việc xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản.
  • Tranh chấp việc phân chia di sản thừa kế.

Xem thêm bài viết: Tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc

2. Hàng thừa kế là gì? Câu hỏi trường hợp về hàng thừa kế

Hàng thừa kế là những người thừa kế theo pháp luật, được chia làm ba hàng thừa kế, những người cùng hàng thừa kế hưởng di sản bằng nhau, người thuộc hàng thừa kế sau chỉ được hưởng di sản khi không còn ai ở hàng thừa kế trước đó.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật.

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Tranh chấp về thừa kế là gì
Thứ tự thừa kế theo pháp luật

Xem thêm bài viết: Tranh chấp tài sản thừa kế có di chúc

3. Thời hiệu tranh chấp thừa kế.

Điều 623. Thời hiệu thừa kế:

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

  • a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
  • b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

4. Phương thức giải quyết tranh chấp thừa kế.

  • Giải quyết tranh chấp thừa kế bằng thương lượng, hòa giải.

Phương thức này có thể diễn ra theo cách chính thức theo quy trình giải quyết tranh chấp tại ủy ban xã (phường), hay cùng Hòa giải viên theo Luật hòa giải, đối thoại. Theo cách không chính thức thì do các bên tự thỏa thuận cùng nhau không có sự tham gia của ủy ban nhân dân hoặc hòa giải viên.

  • Giải quyết tranh chấp thừa kế tại Tòa án.

Đây là phương thức tuân theo Luật tố tụng với các bước thụ lý, hòa giải và xét xử.

Xem thêm bài viết: Bản án tranh chấp thừa kế theo di chúc

5. Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế tại Luật A+:

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, đại diện tố tụng cho các vụ án tranh chấp thừa kế đất đai. Các dịch vụ luật A+ cung cấp đối với vụ án tranh chấp thừa kế đất đai bao gồm:

  • Tư vấn, thẩm định các điều kiện thừa kế.
  • Tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp.
  • Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ khởi kiện.
  • Thay mặt nộp và tham gia tố tụng.
  • Luật sư bảo vệ tại phiên tòa các cấp.
  • Tư vấn thi hành án sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật.

Lý do chọn Luật A+:

Kết quả bền vững.

Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.

Sự tử tế.

Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.

Chuyên môn vững.

Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.

Khách hàng 0 Đồng.

Luật A+ sẵn sàng phục vụ khách hàng khó khăn về tài chính với chất lượng tốt nhất, giá không liên quan đến chất lượng, không phải mua sự tử tế, sự đúng đắn bằng tiền.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc hoặc chưa rõ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua website hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline để được tư vấn trực tiếp.

Nội dung

  • 1. Phân loại các dạng tranh chấp thừa kế.
  • 2. Hàng thừa kế là gì? Câu hỏi trường hợp về hàng thừa kế
  • 3. Thời hiệu tranh chấp thừa kế.
  • 4. Phương thức giải quyết tranh chấp thừa kế.
  • 5. Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế tại Luật A+:
    • Lý do chọn Luật A+: