Trắc nghiệm sinh đánh giá năng lực

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố đề thi mẫu kỳ thi đánh giá năng lực 2016. Mời độc giả thử sức với 20 câu hỏi trong tổng số 140 câu hỏi của đề thi.

  • 01. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

    Một …………………… của những người nuôi ong, nhà bảo tồn và những người ủng hộ an toàn thực phẩm đã kiện chính phủ Mỹ về việc giới chức nước này ……………………… người dân sử dụng những loại thuốc trừ sâu có thể gây hại cho ong.

    • (A) liên minh – cho phép
    • (B) liên quân – cáo buộc
    • (C) tập hợp – cấm
    • (D) đoàn thể - thuận tình cho
  • 02. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

    Nhìn chung, …………………… đề cao cá tính sáng tạo, đề cao “cái tôi” cá nhân.

    • (A) văn học dân gian
    • (B) văn học hiện đại
    • (C) văn học trung đại
    • (D) văn học viết nói chung
  • 03. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

    • (A) Điểm yếu
    • (B) Khuyết điểm
    • (C) Yếu điểm
    • (B) Nhược điểm
  • 04. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, logic, phong cách…

    Đoạn trích Trao duyên thể hiện bi kịch tình yêu, thân thế bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều, đồng thời cho thấy tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.

    • (A) bi kịch
    • (B) nội tâm
    • (C) cao đẹp
    • (D) thân thế
  • 05. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

    • (A) Tấp tểnh
    • (B) Tập tễnh
    • (C) Khập khiễng
    • (D) Cà nhắc
  • 06. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, logic, phong cách…

    Những tay cướp biển người Vai-king từng giương buồm đi khắp châu Âu và Bắc Đại Tây Dương trên những chiếc thuyền dài, đánh phá cướp bóc, xâm lược phần lớn các vùng đất trù phú tại châu Âu.

    • (A) trù phú
    • (B) những tay cướp biển
    • (C) xâm lược
    • (D) giương buồm
  • 07. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, logic, phong cách…

    Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị, tầm thường.

    • (A) tầm thường
    • (B) khát vọng
    • (C) chân thành
    • (D) hồn nhiên
  • 08. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

    Về nghệ thuật, văn học từ thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 đã đạt được những ………………… hết sức to lớn, gắn liền với kết quả ………………… về thể loại và ngôn ngữ.

    • (A) thành công – to lớn
    • (B) thành tựu – cách tân
    • (C) thành tích – cách mạng
    • (D) giá trị - khác biệt
  • 09. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

    • (A) Dự kiến
    • (B) Dự tính
    • (C) Dự liệu
    • (D) Dự thính
  • 10. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

    Cảm hứng ……………………………… rất phong phú, đa dạng: là âm điệu hào hùng khi đất nước chống giặc ngoại xâm, là âm hưởng bi tráng lúc nước mất nhà tan, là giọng điệu thiết tha khi đất nước trong cảnh thái bình, thịnh trị.

    • (A) thế sự
    • (B) nhân đạo
    • (C) nhân văn
    • (D) yêu nước
  • 11. Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với các tác phẩm còn lại?

    • (A) Rừng xà nu
    • (B) Vợ nhặt
    • (C) Người lái đò sông Đà
    • (D) Vợ chồng A Phủ
  • 12. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, logic, phong cách…

    Kể từ đó, cả con hẻm 84 này lúc nào cũng chìm trong nỗi kinh hoàng của ma túy gây ra, không người nào dám bén mảng ra ngoài đường sau 10 giờ đêm.

    • (A) kể từ đó
    • (B) lúc nào
    • (C) của
    • (D) bén mảng
  • 13. Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với các tác phẩm còn lại?

    • (A) Hai đứa trẻ
    • (B) Số đỏ
    • (C) Chữ người tử tù
    • (D) Chí Phèo
  • 14. Tác phẩm nào KHÔNG thuộc giai đoạn văn học từ 1945 đến 1975?

    • (A) Tây Tiến
    • (B) Việt Bắc
    • (C) Đàn ghi ta của Lor-ca
    • (D) Sóng
  • 15. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, logic, phong cách…

    Văn học hiện đại là văn học thoát ra khỏi biện pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây.

    • (A) Biện pháp
    • (B) Phương Tây
    • (C) Đổi mới
    • (D) Trung đại
  • 16. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

    • (A) Bò
    • (B) Đi
    • (C) Chạy
    • (D) Cúi
  • 17. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, logic, phong cách…

    Việc một số công ty du lịch tổ chức các tour đón khách đến nghỉ ngơi, tắm biển được mở ra tại đây đã làm cho bãi biển khu vực này dần dần trở thành một khu du lịch nổi tiếng.

    • (A) dần dần trở thành
    • (B) đã làm cho
    • (C) được mở ra
    • (D) việc
  • 18. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

    Tuyên ngôn độc lập là ……………………… lịch sử tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.

    • (A) văn bản
    • (B) văn tự
    • (C) văn kiện
    • (D) văn phong
  • 19. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

    • (A) Nhỏ nhen
    • (B) Nhỏ mọn
    • (C) Nhỏ nhẹ
    • (D) Nhỏ nhặt
  • 20. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, logic, phong cách… 

    Ngoài việc giới thiệu tiêu chuẩn tuyển dụng, điều kiện làm việc tối ưu nhất, công ty còn tư vấn, định hướng rõ ràng cho ứng viên để họ bước vào nghề và nhanh chóng thành công.

    • (A) việc giới thiệu
    • (B) tối ưu nhất
    • (C) bước vào nghề
    • (D) còn tư vấn

Nguyễn Sương

Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội

Mời các bạn cùng tham khảo ngay 120 câu hỏi trắc nghiệm trong bộ đề thi thử đánh giá năng lực 2021 do các thầy cô giảng viên giàu kinh nghiệm của Trường Đại học Bách khoa cùng giảng viên các trường thành viên của đại học Quốc gia TP.HCM biên soạn bám sát nội dung đề thi ĐGNL của bộ giáo dục đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy nhằm giúp các em học sinh làm quen và luyện giải để chuẩn bị tốt cho kỳ thi đại học năm 2021 tốt nhất.

Đề thi thử Đánh giá năng lực 2021 số 1

Nội dung đề thi đánh giá năng lực thường gồm 3 phần nhằm kiểm tra kiến thức toàn diện của mỗi thì sinh gồm:

+ Phần 1: Ngôn ngữ (gồm tiếng Việt và tiếng Anh), 

+ Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu

+ Phần 3: Giải quyết vấn đề

Dưới đây là nội dung chi tiết, mời các bạn xem và tải về miễn phí.

PHẦN 1. NGÔN NGỮ – 1.1 TIẾNG VIỆT 1.

1. 

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa

Giường kia treo cũng hững hờ

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

(Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến)

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ:

A. Song thất lục bát

B. Tự do

C. Lục bát

D. Thất ngôn

2. Đáp án nào thể hiện nội dung chủ yếu và sâu sắc nhất của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)?

A. Âm thanh mộc mạc, truyền cảm của cây đàn ghi ta

B. Di nguyện của nhà thơ Gar-xi-a Lor-ca dành cho thế hệ sau

C. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Ban Nha

D. Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Gar-xi-a Lor-ca

3. Từ nào bị sử dụng sai trong hai câu sau:

Hôm qua, tôi ngẫu nhiên gặp lại thầy giáo đã dạy tôi thuở thiếu thời. Những điều thầy truyền tụng tôi vẫn còn nhớ mồn một.

A. Mồn một

B. Truyền tụng

C. Thiếu thời

D. Ngẫu nhiên

4. Chọn từ đúng để điền vào chỗ trống:

Trai khôn tìm vợ chợ …

Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân.

A. Khuya    

B. Không    

C. Xa

D. Đông

5.“Một vẻ đẹp vừa hiện đại vừa dân dã” trong câu “Nhan sắc của hoa hậu H’hen Niê đã thay đổi quan niệm thông thường về cái đẹp của người Việt Nam, một vẻ đẹp vừa hiện đại vừa dân dã” là thành phần nào trong câu?

A. Thành phần tình thái

B. Thành phần gọi đáp

C. Thành phần phụ chú

D. Thành phần cảm thán

6. Câu nào trong câu sau đây là sai?

A. Anh ta thông minh nhưng lười biếng quá!

B. Chiếc túi này tuy hơi lớn và đẹp.

C. Quán cà phê này vừa ngon lại vừa gần nhà tôi.

D. Anh Nam vẫn quyết tâm đá đến hết trận đấu bằng đôi chân chấn thương của mình.

7. Từ nào bị sử dụng sai trong câu sau:

Người ta có thể ghét anh khi đọc những vụ lùm xùm trên báo chí, nhưng nếu gặp anh trực tiếp ngoài đời, khó mà có thiện cảm xấu với anh được.

A. Lùm xùm

B. Xấu

C. Thiện cảm

D. Trực tiếp

8. Chọn từ đúng định nghĩa và đúng chính tả cho cụm từ sau    

Nghèo túng và khốn đốn hết sức             

A. cùng quẩn       

B. cùng quẫn

C. cùn quẫn

D. cùn quẩn

9. Đọc đoạn hội thoại sau.    

Hùng: Lan ơi! Đi học thôi!    

Lan: Đợi tớ tí! Tớ đang tìm cuốn tập Anh văn!    

Hùng: Mau mau lên chứ! Không tớ đi trước đấy!    

Nếu phân loại theo mục đích nói, câu “Mau mau lên chứ!” là:    

A. Câu cảm thán    

B. Câu trần thuật    

C. Câu nghi vấn    

D. Câu cầu khiến    

10. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:    

A. hãng hữu    

B. hảng hữu    

C. hãn hữu    

D. hản hữu    

11. 

Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự biến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước.    

(Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Đáp án nào dưới đây xác định đúng phép liên kết của hai câu văn trên?

A. Hai câu trên không dùng phép liên kết

B. Hai câu trên được liên kết với nhau bằng phép liên tưởng

C. Hai câu trên được liên kết với nhau bằng phép thế

D. Hai câu trên được liên kết với nhau bằng phép lặp

12. Từ “âu” trong câu “Một duyên hai nợ âu đành phận” biểu thị nghĩa tình thái nào?

A. Nghĩa tình thái chỉ sự việc có khả năng xảy ra

B. Nghĩa tình thái chỉ phán đoán/nhận định của cá nhân người viết/người nói

C. Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như một chân lý

D. Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra

13. Tác dụng của dấu ba chấm (dấu chấm lửng) trong nhan đề bài báo Nằm viện nhưng không được… ngủ qua đêm (Tuổi Trẻ Online, ngày 02/03/2019) là để:

A. Người viết không muốn nói hết ý mình mà người đọc vẫn hiểu những ý không nói ra    

B. Biểu thị còn những ý khác mà người viết không thể liệt kê hết ở đây    

C. Biểu thị sự kéo dài âm thanh, tạo dư âm cho lời nói    

D. Biểu thị sự châm biếm và gây bất ngờ cho người đọc    

14.    

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ?

(Tiếng thu, Lưu Trọng Lư)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

A. Thơ mới

B. Dân gian

C. Hiện đại

D. Trung đại

15. Tác phẩm nào dưới đây được xem như “tiếng khóc bi tráng cho một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc”?

A. Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)

B. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

C. Văn tế Phan Châu Trinh (Phan Bội Châu)

D. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

Trắc nghiệm sinh đánh giá năng lực

Trắc nghiệm sinh đánh giá năng lực

Trắc nghiệm sinh đánh giá năng lực

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải về bộ đề thi thử đánh giá năng lực năm 2021 có đáp án số 1 để dowload miễn phí định dạng pdf, word.

Tham khảo thêm:

Trên đây là nội dung đề thi thử số 1 áp dụng trong kỳ thi đánh giá năng lực 2021 có nội dung bám sát chương trình của Bộ giáo dục hỗ trợ file tải miễn phí đã được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu đến các em học sinh cùng quý thầy cô. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo hàng loạt các bộ đề thi ĐGNL của các trường đại học ở Hà Nội và TPHCM đã được chuyên trang cập nhật mới liên tục đầy đủ nhất.

Đánh giá bài viết