Tra cứu đánh giá logo thương hiệu

Vây tra cứu nhãn hiệu ở đâu là các bước thực hiện như thế nào, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết bạn quy trình này.

1. Tại sao phải tra cứu nhãn hiệu

Việt Nam áp dụng “nguyên tắc nộp đơn đầu tiên”, điều đó có nghĩa là giữa các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau, ai nộp đơn trước sẽ được bảo hộ trước.

2. Tra cứu nhãn hiệu là gì?

Tra cứu nhãn hiệu là quá trình tìm kiếm, kiểm tra thông tin đăng ký nhãn hiệu Việt Nam và nhãn hiệu quốc tế có chỉ định tại Việt Nam từ các cơ sở dữ liệu tra cứu cần thiết. Thông qua đó, nhãn hiệu dự định đăng ký sẽ được đánh giá một cách khách quan, toàn diện về khả năng được bảo hộ

3. Tầm quan trọng của việc tra cứu nhãn hiệu?

Thông qua tra cứu nhãn hiệu, bạn sẽ biết được:

– Nhãn hiệu của mình có đáp ứng các tiêu chuẩn được bảo hộ hay không? – Nhãn hiệu của mình có trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó theo “nguyên tắc nộp đơn đầu tiền hay không?

Xác định được những thông tin trên trước khi sử dụng và đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp bạn:

– Không tốn chi phí đầu tư quảng cáo, làm hình ảnh thương hiệu rồi bạn lại không sở hữu được nhãn hiệu cho riêng mình; – Không tốn thời gian, chi phí đăng ký nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ – Kịp thời thay đổi mẫu nhãn hiệu để đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ – Hạn chế rủi ro vướng phải tranh chấp pháp lý

4. Khi nào nên tra cứu nhãn hiệu?

Với tầm quan trọng như đã đề cập ở trên, để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho mình, bạn nên tra cứu nhãn hiệu ngay từ khi có ý tưởng sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm/dịch vụ. Tra cứu nhãn hiệu sẽ tạo bước đệm pháp lý an toàn cho việc đăng ký nhãn hiệu cũng như xây dựng, sử dụng và phát triển nhãn hiệu trong tương lai.

5. Cách tra cứu nhãn hiệu như thế nào?

Để tra cứu nhãn hiệu, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Phân nhóm danh mục sản phẩm/dịch vụ

Mỗi nhãn hiệu sẽ được đăng ký cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ. Do vậy, trước khi tra cứu nhãn hiệu, sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu cần được xác định thuộc nhóm nào trong 45 nhóm của Bảng phân loại hàng hóa Nice.

Ví dụ:

Tra cứu đánh giá logo thương hiệu

Nhãn hiệu MILO được đăng ký cho sản phẩm đồ uống cacao và đồ uống mạch nha không có cồn, thuộc nhóm 30 và 32.

Tra cứu đánh giá logo thương hiệu

Logo AGELESS đã được đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ Tư vấn và đại diện về sở hữu trí tuệ, thuộc nhóm 45.

Bước 2: Phân loại yếu tố hình của nhãn hiệu

Nhãn hiệu có thể chỉ gồm phần chữ, hoặc phần hình, hoặc bao gồm cả phần chữ và hình. Đối với những nhãn hiệu có phần hình, bạn cần phân loại các yếu tố đó theo Bảng phân loại Vienna trước khi tra cứu nhãn hiệu.

Ví dụ:

Tra cứu đánh giá logo thương hiệu

Nhãn hiệu Puma có hình ảnh con báo, thuộc phân loại hình 03.01.04

Bước 3: Thực hiện tra cứu nhãn hiệu trên hệ thống dữ liệu quốc gia và quốc tế

. Tra cứu nhãn hiệu trên Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc gia

Hiện tại có hai hệ thống tra cứu nhãn hiệu bạn có thể sử dụng, bao gồm:

Thứ nhất: Nền tảng dữ liệu và dịch vụ sở hữu công nghiệp (IPPLATFORM) của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ.

Để sử dụng, bạn truy cập vào trang web https://ipplatform.gov.vn/

Tra cứu đánh giá logo thương hiệu

– Trường “Nhãn hiệu”: bạn nhập nhãn hiệu bạn muốn tìm kiếm như sau: *tên nhãn hiệu*

– Trường “Nhóm SP/DV”: bạn nhập nhóm sản phẩm/dịch vụ được xác định theo bảng phân loại Nice ở bước 1

– Trường “tên SP/DV”: trường hợp bạn chưa biết sản phẩm của mình thuộc nhóm nào, bạn có thể nhập tên sản phẩm của mình tại trường này.

– Trường “phân loại hình”: bạn nhập mã hình được xác định theo Bảng phân loại Vienna ở bước 2

Trong quá trình tra cứu nhãn hiệu, bạn không nên tra cứu đồng thời phần hình và phần chữ mà nên tra cứu từng yếu tố một để đảm bảo có được kết quả đầy đủ nhất.

Ví dụ: – Tra cứu phần chữ nhãn hiệu Puma

Tra cứu đánh giá logo thương hiệu

– Tra cứu phần hình nhãn hiệu Puma

Tra cứu đánh giá logo thương hiệu

Thứ hai: Thư viện số về sở hữu công nghiệp (WIPOPUBLISH) của Cục Sở hữu trí tuệ.

Để sử dụng, bạn truy cập vào trang web http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/

Hướng dẫn sử dụng chi tiết bạn có thể xem TẠI ĐÂY

. Tra cứu nhãn hiệu trên Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam

Bạn có thể truy cập vào trang Cơ sở dữ liệu nhãn hiệu toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới , ở đây bạn sẽ tra cứu được các nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam.

Ví dụ: Tra cứu phần chữ nhãn hiệu Puma

Tra cứu đánh giá logo thương hiệu

Bước 4: Tổng hợp, phân tích và đánh giá nhãn hiệu đối chứng

Sau khi tra cứu nhãn hiệu, bạn có thể tìm được nhãn hiệu đang được bảo hộ có điểm tương tự với nhãn hiệu của mình. Khi đó, bạn cần đánh giá về sự tương tự của các nhãn hiệu đó và đưa ra quyết định đăng ký nhãn hiệu hay lựa chọn nhãn hiệu khác.

6. Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu

Thực tế, kết quả tìm kiếm tại 2 trang web trên sẽ không đầy đủ các nhãn hiệu đã được nộp đơn, bởi có những nhãn hiệu đã được nộp đơn nhưng chưa được công bố nên khi thực hiện tra cứu bạn không tìm kiếm được các nhãn hiệu đó. Hơn nữa, việc đánh giá mức độ tương tự giữa các nhãn hiệu và xác định được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu cần người có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Do vậy, sau khi thực hiện các bước tra cứu nhãn hiệu trên, bạn mới có thể đánh giá được sơ bộ 30-50% khả năng đăng ký nhãn hiệu của mình. Mức độ chính xác này chưa cao, do vậy sẽ còn nhiều rủi ro nếu bạn quyết định sử dụng và đăng ký nhãn hiệu ngay sau khi dừng ở bước tra cứu sơ bộ này.

Để đảm bảo độ an toàn và chính xác cao, bạn nên sử dụng dịch vụ Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu của các Công ty sở hữu trí tuệ uy tín, giàu kinh nghiệm, khả năng chính xác có thể lên đến 90%, còn lại là các yếu tố rủi ro bởi những quan điểm và lập luận khác nhau về việc đăng ký nhãn hiệu.

Nếu bạn cần hướng dẫn cụ thể về thủ tục, báo giá cho các dịch vụ tra cứu nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất: