Top quân đội mạnh nhất thế giới

Dưới đây là những thông kê, phân tích của GFP về tình hình xếp hạng sức mạnh quân sự thế giới ngày nay. Hơn 125 quốc gia đã được đánh giá, so sánh để có một cái nhìn tương đối về sức mạnh quân sự thế giới trong thời kỳ hiện đại.

Việc xếp hạng quân sự thế giới này phần lớn dựa trên tiềm lực của các nước thông qua khả năng chiến tranh trên biển, đất liền và trên không. Các thứ hạng cuối cùng là kết hợp của các giá trị liên quan đến nguồn nhân lực, tài chính, vị trí địa ý và hơn 50 yếu tố khác nhau.

Top 10 quốc gia có sức mạnh quân sự lớn nhất

  1. Mỹ
  2. Nga
  3. Trung Quốc
  4. Ấn Độ
  5. Pháp
  6. Anh
  7. Nhật Bản
  8. Thổ Nhĩ Kỳ
  9. Đức
  10. Ý

Việt Nam đứng thứ 17. Ở khu vực Đông Nam Á, sức mạnh quân sự Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sức mạnh quân sự Việt Nam chi tiết ở phần dưới.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh quân sự thế giới

Như đã nói ở phần trên, sức mạnh quân sự của một quốc gia sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, hơn 50 yếu tố. Bây giờ hãy cùng cacnuoc.vn tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng.

Nhân lực – Quân lực

Tổng dân số của một quốc gia là thước đo sức mạnh quân sự căn bản nhất, từ đó các khía cạnh của quyền lực toàn cầu xuất hiện. Nhìn chung, một quốc gia có dân số nhiều hơn sẽ có sức mạnh lớn hơn. Điều này thể hiện rõ nhất khi Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt chiếm vị trí thứ 3 và 4 trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự, cả 2 quốc gia này đều có dân số trên 1 tỷ người.

Top quân đội mạnh nhất thế giới

Sức mạnh về nhân lực sẽ bị phụ thuộc bởi các yếu tố như:

  • Số người có khả năng chiến đấu
  • Số người đến tuổi nhập ngũ hằng năm
  • Số lượng quân đội thường trực,…

Sức mạnh quân sự trên đất liền

Phần lớn các quốc gia có diện tích là đất liền, vì vậy khả năng chiến đấu trên đất liền được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng để đánh giá xếp hạng.

Sức mạnh trên đất liền của mỗi quốc gia sẽ thể hiện qua số lượng xe tăng, xe bọc thép, đại bác, … Trong đó xe tăng là biểu tượng chính.

Ba quốc gia dẫn đầu về sức mạnh quân sự trên đất liền là: Nga, Trung Quốc, Mỹ. Việt Nam xếp thứ 18 về xe tăng.

Sức mạnh trên không

Chiến trường hiện đại ngày nay, ưu thế trên không vẫn là một ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chiến tranh ở bất kỳ cuộc chiến nào.

Chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên được sử dụng là vào thế chiến thứ 1, từ đó đến nay những chiếc máy bay quân sự ngày càng tiến hóa: tốc độ âm thanh, tàng hình, dẫn đường.

Không chỉ riêng về máy bay quân sự, những tên lửa đánh chặn, máy bay vận tải, trực thăng, sân bay, … góp phần tạo nên sức mạnh trên không của một quốc gia.

Mỹ là quốc gia có sức mạnh trên không dẫn đầu và bỏ xa các quốc gia khác.

Sức mạnh trên biển

Trải qua lịch sử hàng ngàn năm đã khẳng định, sức mạnh trên biển là yếu tố quân sự then chốt để để trở thành cường quốc quân sự trên thế giới. Sức mạnh hải quân được sử dụng để đối phó với các tranh chấp trong lãnh thổ, cũng như bảo vệ biên giới hàng hải và lợi ích quốc gia.

Nói đến sức mạnh hải quân ngày nay không thể không nhắc đến những chiếc tàu sân bay, và cũng không lạ lẫm gì khi Mỹ cũng chính là quốc gia thống trị các đại dương với 19 tàu sân bay. Trong khi Pháp có 4, Nhật có 3, Trung Quốc 1.

Các yếu tố khác

  • Tài nguyên
  • Hậu cần
  • Tài chính
  • Vị trí địa lý
  • Quyền hạn trong khu vực

Lưu ý: Còn một ẩn số lớn để quyết định sức mạnh quân sự thế giới là Vũ khí hạt nhân không được đề cập trong báo cáo này.

Cùng nhìn lại sức mạnh quân sự Việt Nam

Về tổng thể sức mạnh quân sự Việt Nam hiện nay đang đứng vị trí thứ 17 và là quốc gia mạnh thứ 2 ở Đông Nam Á.

Về nhân lực đứng ở vị trí thứ 14, số người có khả năng chiến đấu là 50 triệu người, số người đến tuổi nghĩa vụ quân sự hằng năm là 1.6 triệu người, quân lực hiện tại là 415.000 người.

Đất liền: Xe tăng – 1450 chiếc, xe bọc thép – 3150 chiếc, súng tự động – 450, pháo – 2200, …

Trên không: Máy bay chiến đấu – 238 chiếc – xếp hạng 32, trực thăng – 150 chiếc – xếp hạng 31, …

Để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn cuộc sống hòa bình, ấm no cho nhân dân cũng như bảo toàn trọn vẹn chủ quyền lãnh thổ, mỗi quốc gia đều có một quân đội cho riêng mình. Hàng năm sức mạnh quân sự của tất cả các quốc gia trên thế giới đều được đo lường theo “Chỉ số Hỏa lực Toàn cầu” và dựa trên đó người ta sẽ xếp hạng tương ứng. Cùng VNtoWorld điểm xem đó là những quốc gia nào nhé!

Top quân đội mạnh nhất thế giới

1. Mỹ:

Chỉ số sức mạnh 0,0718 (giảm hơn so với năm 2020 – 0,0606). Quy mô lực lượng vũ trang của nước Mỹ khoảng 2.245.500 quân, trong đó có 860.500 quân dự bị. Về kho vũ khí, Mỹ có trong biên chế 1.956 chiến đấu cơ các loại, xe tăng chiến đấu chủ lực 6.100 chiếc, số tàu chiến vào khoảng 490 chiếc.

2. Nga: 

Chỉ số sức mạnh 0,0791 (2020 – 0,0681). Các lực lượng vũ trang Nga có biên chế thường trực khoảng hơn 1.000.000 quân nhưng lực lượng dự bị lại gần 2.000.000 người. Tổng số máy bay chiến đấu của Nga 789 chiếc, xe tăng chiến đấu chủ lực gần 13.000 chiếc, hải quân có hơn 600 tàu chiến các loại.

3. Trung Quốc:

Chỉ số sức mạnh 0,0854 (giảm sâu so với năm 2020 – 0,0691). Lực lượng vũ trang thường trực 2.185.000 quân, dự bị động viên 510.000. Tổng số chiến đấu cơ 1.200, xe tăng chiến đấu 3.200, số tàu chiến 777.

4. Ấn Độ:

Chỉ số sức mạnh 0,1207 (2020 – 0,0953). Lực lượng thường trực 1.44.000, dự bị động viên 1.155.000. Tổng số chiến đấu cơ 542, xe tăng chiến đấu 4.730, số tàu chiến 285.

5. Nhật Bản:

Chỉ số sức mạnh 0,1599 – (2020 – 0,1441). Lực lượng thường trực 250.000, dự bị động viên 55.000. Tổng số máy bay chiến đấu 256, xe tăng 1.004. Số tàu chiến 155.

6. Hàn Quốc:

Chỉ số sức mạnh 0,1612 – (2020 – 0,1488). Lực lượng thường trực 600.000, dự bị động viên 3.000.000. Tổng số máy bay chiến đấu 402, xe tăng 2.600. Số tàu chiến 234.

7. Pháp:

Chỉ số sức mạnh 0,1681 – (2020 – 0,1702). Lực lượng thường trực 270.000, dự bị động viên 35.000. Tổng số máy bay chiến đấu 269, xe tăng 406. Số tàu chiến 180.

8. Anh:

Chỉ số sức mạnh 0,1997 – (2020 – 0,1768). Lực lượng thường trực 195.000, dự bị động viên 80.000. Tổng số máy bay chiến đấu 119, xe tăng 109. Số tàu chiến 88.

9. Brazil:

Chỉ số sức mạnh 0.2026 – (tăng một bậc so với 2020 – 0,1988). Lực lượng thường trực 334.500, dự bị động viên 1.340.000. Tổng số máy bay chiến đấu 43, xe tăng 439. Số tàu chiến 112.

10. Pakistan:

Chỉ số sức mạnh 0,2073 – (tăng 5 bậc so với năm 2020 – 0,2364). Lực lượng thường trực 654.000, dự bị động viên 550.000. Tổng số máy bay chiến đấu 357, xe tăng 2.680. Số tàu chiến 100.

11. Thổ Nhĩ Kỳ:

Chỉ số sức mạnh 0,2109 – (tăng 2 bậc so với năm 2020 – 0,2189). Lực lượng thường trực 355.000, dự bị động viên 380.000. Tổng số máy bay chiến đấu 206, xe tăng 3.045. Số tàu chiến 149.

12. Italy:

Chỉ số sức mạnh 0,2127 – (giảm một bậc so với năm 2020 – 0,2093). Lực lượng thường trực 175.000, dự bị động viên 20.000. Tổng số máy bay chiến đấu 92, xe tăng 200. Số tàu chiến 249.

13. Ai Cập:

Chỉ số sức mạnh 0,2216 – (giảm 4 bậc so với năm 2020 – 0,1889). Lực lượng thường trực 450.000, dự bị động viên 480.000. Tổng số máy bay chiến đấu 250, xe tăng 3.735. Số tàu chiến 316.

14. Iran:

Chỉ số sức mạnh 0,2511 – (2020 – 0,2282). Lực lượng thường trực 525.000, dự bị động viên 350.000. Tổng số máy bay chiến đấu 161, xe tăng 3.709. Số tàu chiến 398.

15. Đức:

Chỉ số sức mạnh 0,2519 – (giảm 2 bậc so với 2020 – 0,2186). Lực lượng thường trực 185.000, dự bị động viên 30.000. Tổng số máy bay chiến đấu 137, xe tăng 244. Số tàu chiến 80.

16. Indonesia:

Chỉ số sức mạnh 0,2684 – (2020 – 0,2544). Lực lượng thường trực 400.000, dự bị động viên 400.000. Tổng số máy bay chiến đấu 41, xe tăng 332. Số tàu chiến 282.

17.Saudi Arabia:

Chỉ số sức mạnh 0,3231 – (2020 – 0,2973). Lực lượng thường trực 505.000, dự bị động viên 480.000. Tổng số máy bay chiến đấu 279, xe tăng 1.062. Số tàu chiến 55.

18. Tây Ban Nha:

Chỉ số sức mạnh 0,3257 – (tăng 2 bậc so với 2020 – 0,3321). Lực lượng thường trực 125.000, dự bị động viên 15.000. Tổng số máy bay chiến đấu 140, xe tăng 327. Số tàu chiến 77.

19. Australia:

Chỉ số sức mạnh 0,3378 – (2020 – 0,3225). Lực lượng thường trực 60.000, dự bị động viên 20.000. Tổng số máy bay chiến đấu 75, xe tăng 59. Số tàu chiến 48.

20. Israel:

Chỉ số sức mạnh 0,3464 – (giảm 2 bậc so với 2020 – 0,3111). Lực lượng thường trực 170.000, dự bị động viên 465.000. Tổng số máy bay chiến đấu 241, xe tăng 1.650. Số tàu chiến 65.

21. Canada:

Chỉ số sức mạnh 0,3956 – (tăng 3 bậc so với 2020 – 0,3712). Lực lượng thường trực 72.000, dự bị động viên 35.000. Tổng số máy bay chiến đấu 62, xe tăng 82. Số tàu chiến 64.

22. Đài Loan:

Chỉ số sức mạnh 0,4154 – (tăng 4 bậc so với 2020). Lực lượng thường trực 165.000, dự bị động viên 1.655.000. Tổng số máy bay chiến đấu 288, xe tăng 1.160. Số tàu chiến 117.

23. Ba Lan:

Chỉ số sức mạnh 0,4187 – (giảm 2 bậc so với 2020 – 0,3397). Lực lượng thường trực 120.000. Tổng số máy bay chiến đấu 91, xe tăng 863. Số tàu chiến 87.

24. Việt Nam:

Chỉ số sức mạnh 0,4189 – (giảm 2 bậc so với 2020 – 0,3559). Lực lượng thường trực 482.500. Tổng số máy bay chiến đấu 75, xe tăng 2.155. Số tàu chiến 65.

25. Ukraine:

Chỉ số sức mạnh 0,4396 – (tăng 2 bậc so với 2020 – 0,4457). Lực lượng thường trực 255.000, dự bị động viên 900.000. Tổng số máy bay chiến đấu 42, xe tăng 2.430. Số tàu chiến 25.

Các thương hiệu trang sức nổi tiếng trên thế giới