Top 10 bí ẩn về nàng tiên cá năm 2024

Người cá thường được miêu tả giống như một sinh vật lạ có nửa người trên giống hệt một cô gái, da trắng, tóc đen nhưng nửa dưới là một cái đuôi to được bao bọc bởi lớp vảy lớn giống như đuôi cá.

Từ truyền thuyết...

Nhiều bức tranh, tượng của người xưa cũng thể hiện hình ảnh người cá. Những “nàng tiên cá” có nhiều nét giống với con người hiện đại. Họ có đôi mắt to, đẹp cùng nhìn về một hướng giống mắt người (mắt cá nhìn theo 2 hướng khác nhau). Bàn tay người cá có ngón cái chĩa ngang như người, thuận tiện cho việc cầm nắm công cụ lao động.

Trong các hình ảnh thì người cá có đầu khá to so với thân hình, chứng tỏ bộ não khá phát triển. Phần thân dưới của người cá hầu hết đều có hình dạng bơi chèo có rẻ quạt ở đầu chót tương tự đuôi cá voi.

Từ hàng ngàn năm nay, những người đi biển thường truyền tai nhau một huyền thoại về loài sinh vật mình người đuôi cá có giọng hát tuyệt vời dùng để mê hoặc những chàng ngư dân điển trai đến chết.

.jpg) Đó là người cá Siren. Truyền thuyết kể rằng, người cá Siren là những sinh vật mang thân hình nửa người nửa chim và có giọng ca hết sức tuyệt vời. Một lần, nữ thần Hera tổ chức một cuộc thi hát giữa những người cá Siren và 9 nữ thần Muses - những nữ thần âm nhạc là con của thần Dớt và thần trí tuệ Mnemosyne.

Không may là các mỹ nhân ngư Siren đã thua cuộc và lông vũ của họ đã bị các thần Muses vặt sạch để làm áo như một chiến lợi phẩm. Không còn lông vũ, các Siren không bay được nữa và phần dưới dần dần biến thành đuôi cá. Theo truyền thuyết, những chiếc đuôi của họ có thể phát sáng để trở nên hấp dẫn hơn trong mắt những người đàn ông.

Một huyền thoại khác đến bây giờ vẫn lưu truyền: Vào đầu thế kỷ 19, ngư dân bắt được một người cá ngoài khơi Scotland, sau đó đem về bang New Orleans để trưng bày.

Theo cuốn sách “Speculum Mundi” xuất bản năm 1635 của John Swan viết về sự kiện này, người cá dễ dàng hòa nhập với cuộc sống trên cạn. "Nàng" cũng diện những bộ quần áo đẹp, dạo chơi trên phố.

Một số nhà khoa học khẳng định người cá là có thật, thậm chí họ cho rằng nguyên nhân ô nhiễm môi trường sinh thái biển và sự khai thác thủy hải sản bừa bãi đã khiến người cá tuyệt chủng. Người cá cũng trở thành một đề tài ăn khách của phim ảnh, tiểu thuyết như truyện Người cá của nhà văn Nga Alexander Beliaev, hay Nỗi kinh hoàng của nhà văn Pháp Guy de Maupassant.

Đến sự thật?

.jpg)

Kể từ năm 1403, việc phát hiện ra không ít xác ướp người cá lại càng khiến giới khảo cổ học trên thế giới vô cùng bối rối. Mới đây, một bằng chứng mới cũng được công bố cho thấy sự tồn tại của "Nàng tiên cá" khi hai người thủy thủ đang lặn ở lòng biển Greenland bất ngờ phát hiện bàn tay màu trắng đặt trên tấm kính tàu ngầm phía sau lưng.

Bàn tay có 5 ngón thì 4 ngón dính liền với nhau như có lớp màng chân vịt. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, hình ảnh bàn tay đó chỉ là một trò đùa của ai đó chứ chưa đủ thuyết phục rằng sinh vật "nửa người nửa cá" kia là có thật.

Trước đây, vào năm 2012, kênh truyền hình Animal Planet phát sóng một chương trình chỉ ra những bằng chứng cho thấy "Nàng tiên cá" là có thật. Chương trình này xuất hiện như một bộ phim tài liệu hoàn chỉnh, với các cuộc phỏng vấn "nhà khoa học, chuyên gia" phân tích, đánh giá sự tồn tại của sinh vật "nửa người nửa cá" này.

Tuy nhiên, Cục Đại dương và Khí quyển Quốc gia của Hoa Kỳ (NOAA) đã chính thức lên tiếng và đăng một tuyên bố trên trang web của mình tố cáo sự không chính xác trong chương trình của Animal Planet. Và những "nhà khoa học" đó là những diễn viên được trả tiền theo yêu cầu.

Dù "Nàng tiên cá" có thật hay không thì đó vẫn là một hình ảnh đẹp trong tâm trí nhiều người. Người ta vẫn nuôi hi vọng một ngày nào đó được nhìn thấy người cá bằng xương bằng thịt chứ không phải là một xác ướp bị làm giả.

Top 10 bí ẩn về nàng tiên cá năm 2024

Các nhà khoa học giải mã bí mật về 'nàng tiên cá' kỳ lạ. Ảnh: Pen News

Một nàng tiên cá kỳ quái có vẻ ngoài nửa cá, nửa khỉ và nửa bò sát đang được các nhà khoa học thăm dò nhằm làm sáng tỏ những bí ẩn xung quanh nó.

Xác ướp được một thủy thủ người Mỹ mang về từ Nhật Bản và tặng cho Hiệp hội Lịch sử Hạt Clark ở Springfield, Ohio, vào năm 1906.

Với khuôn mặt nhăn nhó, hàm răng kỳ lạ, móng vuốt quá khổ, nửa thân dưới giống cá và lớp lông tơ màu xám, xác ướp này đã khiến du khách đến bảo tàng phải rùng mình trong nhiều thập kỷ.

Một người phụ nữ có cha làm quản lý bảo tàng vào những năm 1970 nhớ lại rằng cô ấy đã "sợ chết khiếp" khi nhìn thấy hình ảnh dị hợm đó khi đến thăm bố tại nơi làm việc.

Top 10 bí ẩn về nàng tiên cá năm 2024

Sau khi chụp X quang, các chuyên gia vẫn chưa thể khẳng định chính xác đây là loài nào. Ảnh: Pen News

Tuy nhiên, giờ đây bí mật của nó có thể được tiết lộ. Lần đầu tiên, "nàng tiên cá" này được các nhà nghiên cứu khoa học chụp X quang và chụp CT, trong nỗ lực nhằm giải mã bản chất thực sự của nó.

Joseph Cress, một bác sĩ X quang tại Đại học Bắc Kentucky cho biết: “Có vẻ như nó là một hỗn hợp của ít nhất ba loài khác nhau. Phần đầu và thân là của một con khỉ, bàn tay dường như là của một loài lưỡng cư gần giống như cá sấu hoặc thằn lằn, còn cái đuôi của loài cá. Một lần nữa chưa thể xác định rõ nó là loài nào".

Ông nói thêm: "Rõ ràng là nó đã được tạo kiểu, gần như được tạo hình Frankenstein cùng nhau – vì vậy tôi muốn biết những bộ phận nào được gắn lại với nhau."

Tiến sĩ Cress cho biết việc quét CT sẽ cho phép họ chọn ra "các lớp" của hiện vật và hy vọng xác định được liệu có phần nào của nó từng là động vật thật hay không. "Bằng cách đó, phương pháp này sẽ mang lại cho chúng tôi nhiều dữ liệu hơn", ông nói.

"Những lỗ mũi đó có tiếp tục đi tới khoang mũi như chúng ta nghĩ không và đi sâu tới mức độ nào?. Bởi vì chúng ta có thể nhìn thấy nó từ trước ra sau, thậm chí từ bên này sang bên kia. Bạn có thể thấy khoang tai tiếp tục đến nơi sẽ kết nối với não không?. Để lý giải điều này, chúng tôi đang nghiên cứu tất cả các bộ phận của nàng tiên cá Fiji này, không chỉ vùng mặt mà còn ở vùng ngực và đuôi nữa", Tiến sĩ Cress phân tích.

Dữ liệu sẽ được gửi đến các chuyên gia tại Sở thú Cincinnati và Thủy cung Newport để hy vọng xác định được những sinh vật nào – nếu có – đã được kết hợp để tạo thành nàng tiên cá.

Natalie Fritz từ Hiệp hội Lịch sử Hạt Clark cho biết, điều kỳ lạ là "nàng tiên cá Fiji" – một sinh vật chơi khăm được PT Barnum phổ biến.

Nàng tiên cá này thực tế đã được trưng bày tại các triển lãm trong nhiều năm qua. Thuyền trưởng người Mỹ Samuel Bareett Edes đã mua được một “em” người cá của PT Barnum từ thủy thủ Nhật Bản vào năm 1822 với giá 6.000 USD và nó nằm trong phòng trưng bày tại London (Anh) cùng năm.

Sau cái chết của vị thuyền trưởng Samuel Bareett Edes, con trai ông đã tiếp nhận sở hữu các "mỹ nhân ngư" Fiji và bán nó cho Moses Kimball, của bảo tàng Boston, năm 1842.

Trước khi nhận lời đồng ý để triển lãm người cá Feejee, ông bầu giải trí nổi tiếng của Mỹ thời bấy giờ là PT Barnum đã tiến hành kiểm tra nó. Ông nhận thấy cần lưu ý răng và vây của sinh vật này, thêm nữa là cấu tạo cơ thể nó thì không thể sinh sản và nghi ngờ đây là nàng tiên cá gian lận theo một cách độc đáo. Nhưng dù gì đi nữa đây vẫn là một nhân vật "hot" để thu hút khách tham quan bảo tàng riêng của Barnum, nên ông sẵn lòng thuê lại của Kimball với giá 12,5 USD/tuần.

Sau khi thuê các nàng tiên cá được xem là gian lận tài tình, Barnum tạo ra một thông cáo báo chí bằng cách gửi thư đến tờ báo ở New York từ Alabama, phía Nam Carolina, và Washington D.C. Nội dung chính là nhận xét về thời tiết và ám chỉ rằng có một người đang sở hữu nàng tiên cá.

Fritz nói: “Nàng tiên cá Fiji là một phần của các bộ sưu tập và buổi trình diễn phụ vào cuối những năm 1800. Chúng tôi đã nghe một số câu chuyện liên quan đến nó. Trong đó, một số người nhớ đã nhìn thấy nó được trưng bày trong nhà tưởng niệm, ngôi nhà của tổ chức lịch sử từ năm 1926 đến năm 1986".

Fritz nói thêm rằng xác ướp nàng tiên cá này có thể có niên đại từ những năm 1870, khi hồ sơ cho thấy người hiến tặng ban đầu đã phục vụ trong Hải quân Mỹ.

Tại Nhật Bản, một số truyền thuyết kể rằng, nàng tiên cá sẽ ban sự bất tử cho bất cứ ai nếm thử thịt của họ. Tại một ngôi đền ở Asakuchi, người ta thực sự tôn thờ một nàng tiên cá Fiji – mặc dù sau đó người ta phát hiện ra rằng nó được làm bằng vải, giấy và bông, được trang trí bằng vảy cá và lông động vật.