Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024

Theo truyền thống của người dân Việt Nam, khi những cánh hoa mai bung nở là tiết trời sang xuân, báo hiệu tết sắp về. Sắc mai vàng đã quá quen thuộc với không khí ngày tết nhưng có nhiều người lại muốn có thêm sự độc đáo cho chậu hoa mai của mình với nhiều màu sắc hơn. Nếu vô tình nhìn thấy một chậu mai với nhiều màu sắc bạn đừng quá ngạc nhiên vì bạn cũng có thể tự tay làm được như vậy.

Hoa mai không chỉ có màu vàng mà còn có thể nhiều màu sắc khác nhau nếu bạn biết cách ghép cây mai nhiều màu. Sau đây, vườn mai Hoàng Long xin chia sẻ đến bạn cách ghép cây mai nhiều màu từ đó bạn có thể tự hỏi thêm nhé.

Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024
Kỹ thuật ghép mai nhiều màu

Những bước chuẩn bị ghép mai nhiều màu

Nếu các bạn muốn có được một chậu mai đẹp với nhiều màu sắc khác nhau vào ngày tết, thì cần phải chuẩn bị gốc ghép và cành giống ghép như sau:

Chuẩn bị gốc ghép

Gốc dùng để ghép mai nhiều màu phải là những gốc mai lớn có đường kính tầm khoảng từ 04 – 05 cm. Tiếp đó, dùng cưa cắt bỏ phần ngọn gốc mai ghép rồi trồng vào chậu. Sau một khoảng thời gian sau, gốc mai sẽ đâm tược ra, cần tỉa bỏ bớt tược chỉ để lại khoảng tầm 4 – 5 tược đẹp phân bố đều xung quanh gốc mai. Khi tược phát triển đến kích thước tầm chiếc đũa là có thể đem đi ghép.

Chuẩn bị giống để ghép

Ngoài mai vàng ra thì còn có nhiều loại mai với màu sắc khác nhau. Sẽ tùy theo sở thích, các bạn hãy chọn một trong những loại mai đó để ghép thành một cây mai nhiều màu.

Giống mai vàng đang hot trên thị trường mang tên quyền bảo trang.

Có thể dùng nhiều cách ghép khác nhau tạo ra một chậu mai nhiều màu. Vườn mai Hoàng Long xin chia đến các bạn một vài cách ghép mai đơn giản nhất như sau:

Ghép bo: Đầu tiên dùng dao ghép để rạch trên gốc ghép một hình chữ nhật có chiều rộng x chiều dài 0,4 x 0,6 cm. Tiếp theo chọn trên cành giống ghép một mắt mầm tốt nhất sau đó rạch 4 đường xung quanh mắt mầm để tạo thành hình chữ nhật (phần này gọi là bo). Hình chữ nhật bo trên cành phải nhỏ hơn hình chữ nhật trên gốc mai ghép. Cuối cùng, tách phần bo ra khỏi cành và đặt vào hình chữ nhật đã cắt trên gốc ghép rồi dùng dây nilon để quấn lại làm sao cho đủ chặt chỗ ghép. Nếu sau 14 ngày, các bạn kiểm tra lại mà thấy bo còn sống thì sau một thời gian sau, gốc đó sẽ ra một cành ghép và các bạn đã thành công có được một chậu hoa mai nhiều màu.

Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024
Kỹ thuật ghép bo trên cây mai

Ghép áp: Đầu tiên chọn các cành giống ghép có độ lớn tương tự với gốc ghép. Dùng dao cắt bớt một đoạn dài 2cm sâu khoảng 1/4 so với bề dày của gốc ghép. Tiếp theo làm tương tự như với cành của giống ghép sau đó các bạn thực hiện áp hai vị trí mới được cắt trên gốc ghép và cành giống ghép lại với nhau rồi dùng dây nilon buộc lại. 1 tháng sau, nếu như cành giống ghép và gốc ghép dính vào nhau thì có thể cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép và 2/3 cành ghép dưới chỗ áp. Sau 2 tuần sau, các bạn sẽ cắt rồi cành ra khỏi cây giống và lúc này các bạn sẽ có một gốc mai ghép nhiều màu.

Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024
Kỹ thuật ghép áp trên cây mai

Ghép khúc cành: Tiến hành rạch một đường dài 1,5 cm song song với thân cây mai của gốc ghép và trên cùng rạch một đường ngang 0,8 cm tạo thành hình chữ T. Đối với cành giống ghép, bạn lựa chọn các cành có kích thước nhỏ hơn gốc ghép và phải có mắt mầm. Tiếp theo, cắt dưới gốc của cành giống thành một đường xéo rồi áp sát vào 2 vách của hình chữ T trên gốc ghép. Sau khoảng 2 – 3 tuần sau, nếu cành ghép còn sống thì cắt bỏ phần trên của gốc ghép sẽ có một gốc mai nhiều màu.

Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024
Kỹ thuật ghép khúc cành

Trên đây là các bước hướng dẫn cách ghép cây mai nhiều màu bạn có thể tự tay làm để chậu mai của mình thêm phần rực rỡ để đón Tết. Chúc bạn thực hiện thành công!

Để những cây mai khỏe mạnh, có sức sống tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao,... thì xây dựng chế độ chăm sóc, tưới nước thích hợp vẫn chưa đủ. Mà kỹ thuật nhân giống mai, chọn cũng là yếu tố vô cùng quan trọng được nhiều chủ nhà vườn, nghệ nhân chơi mai đặc biệt lưu ý. Vậy nên ghép mai vàng vào tháng mấy thì thích hợp nhất? Kỹ thuật ghép mai vàng phổ biến hiện nay là gì? Cùng Greenvibes đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!

Ghép mai vàng vào tháng mấy là tốt nhất?

Vào mỗi giai đoạn khác nhau, cây mai vàng sẽ có tốc độ sinh trưởng và nhu cầu chăm sóc khác nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, có những thời điểm cây khỏe mạnh, thích hợp cho việc cắt ghép, nhưng cũng sẽ có những thời điểm cây bị suy yếu, điều kiện thời tiết không thích hợp,... Việc cấy ghép lúc này sẽ khiến cây khó thích nghi và không mang lại hiệu quả tốt. Chính vì vậy, lựa chọn được một thời điểm hoàn hảo, đồng thời áp dụng kỹ thuật ghép đúng sẽ có thể giúp bạn tạo nên những sản phẩm mai đầy nghệ thuật và có giá trị kinh tế cao.

Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024
Ghép mai vàng vào tháng mấy là tốt nhất

Vậy ghép mai vàng vào tháng mấy là tốt nhất? Câu trả lời sẽ là từ khoảng cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 âm lịch, hoặc từ tháng 12 đến tháng 4 âm lịch.

Các nghệ nhân làm vườn thường chọn những khoảng thời gian này để cấy ghép cây mai vì những lý do như sau:

  • Thứ nhất, sau mỗi đợt cho hoa, dưỡng chất của cây sẽ tập trung lại để nuôi dưỡng nụ và hoa. Chính vì vậy ngay khi hoa tàn, chất dinh dưỡng mà cây có được sẽ không đủ nhiều để có thể nuôi sống thêm các cành mới. Vậy nên đây sẽ là thời điểm không tốt để bạn có thể tiến hành công việc cất ghép mai vàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn tháng 3 - tháng 4, cây đã chính thức được hồi phục sức khỏe, bắt đầu tích trữ nhựa ở thân, lá, cành. Đây là điều kiện thuận lợi để chồi cây mới có thể phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Thứ hai, mai sẽ thường sinh trưởng mạnh trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 âm lịch. Vậy nên việc ghép mai từ tháng 12 đến tháng 4 âm lịch sẽ giúp các chồi non phát triển thuận mùa hơn (thiên thời). Nếu như chọn ghép cành mai vào những tháng khác, các chồi ghép sẽ chỉ phát triển 1 - 2 cơi đọt trong mùa sinh sản, chậm phát triển. Từ đó không đủ lá để cây quang hợp nuôi rễ, trao đổi chất, hay hút nước trong các mùa mưa dầm từ 7 - 8 - 9 âm lịch.

Kỹ thuật ghép mai vàng phổ biến nhất

Khi đã tìm hiểu rõ nên ghép mai vàng vào tháng mấy, bạn hãy tham khảo thêm một số kỹ thuật ghép mai vàng phổ biến hiện nay để đạt được tỷ lệ thành công cao. Theo đó, có 3 kỹ thuật ghép mai vàng phổ biến được các nghệ nhân sử dụng thường xuyên nhất:

Kỹ thuật ghép mắt ngủ

Mắt ngủ là những mầm sinh trưởng tốt của cây mẹ, được lấy từ mắt nách lá, mắt vây cá,... và nên có cùng tuổi với gốc ghép mới. Theo đó, khi tiến hành kỹ thuật ghép này, bạn cần tìm những mầm ghép không quá non, không quá già, sau đó cắt hết lá và chỉ chừa lại phần cuống. Cụ thể, trình tự của kỹ thuật ghép mắt ngủ sẽ được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Sử dụng dao tách một phần vỏ hình chữ nhật (kích thước khoảng 0.5 x 1cm) theo chiều dọc mầm ghép.
  • Bước 2: Ở phần mắt ghép, bạn cũng tiến hành khắc 1 hình chữ nhật với kích thước tương tự, bao lấy một cuống lá đã rụng. Sau đó cẩn thận tách ra khỏi thân cây.
  • Bước 3: Đưa mầm ghép đã chuẩn bị áp khít vào phần thân đã tách ở bước 1. Sau đó quấn lớp vor đã tách quanh lớp mắt ngủ. Lưu ý luôn đảm bảo rằng miếng ghép khít với thân và không bị dính nước.
  • Bước 4: Dùng nylon quấn chặt mắt ghép và mang cây vào nơi thoáng mát. Trong 3 ngày đầu, bạn chỉ nên tưới nước ở phần gốc, không tưới phần cây. Tiếp đó, bạn sẽ tưới ướt cả cây trong 10 ngày; và đưa ra nắng, tháo nylon khi đã đủ 15 ngày. Nếu như mầm ghép còn tươi, và vẫn dính chặt trên giống ghép, có nghĩa bạn đã thành công.
    Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024
    Kỹ thuật ghép mắt ngủ

Kỹ thuật ghép mai cắm đọt

Ghép mai vàng vào tháng mấy? Nếu như bạn chọn cắt ghép cây vào mùa mưa, thì phương pháp ghép mắt ngủ sẽ không mang lại hiệu quả cao. Thay vào đó, bạn nên chọn kỹ thuật ghép mai cắm đọt, với cách làm cụ thể như sau:

  • Bước 1: Trước tiên, bạn sẽ cắt đôi phần đọt cần ghép. Sau đó vạt ngọn thành hình cây nêm.
  • Bước 2: Tiếp tục tiến hành cắt phần vỏ bên hông của gốc ghép và cắm phần đọt ghép vào.
  • Bước 3: Sử dụng dây nylon để cố định phần đọt và phần gốc ghép. Bạn cũng cần đảm bảo được bề mặt tiếp xúc của đọt và gốc ghép chặt lại với nhau.
  • Bước 4: Sau khoảng 2 tuần, bạn đã có thể tháo dây nylon ra, sau đó kiểm tra phần đọt cây và gốc ghép có dính chặt, liên kết với nhau chưa.
    Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024
    Kỹ thuật ghép mai vàng phổ biến

Kỹ thuật ghép mắt kim

Một trong những phương pháp ghép cây cũng được nghệ nhân trồng mai áp dụng phổ biến đó là ghép mắt kim. Đây là kỹ thuật ghép sử dụng mắt lá cho vào chồi ghép gốc cây. Ưu điểm của kỹ thuật này đó là tỷ lệ sống cao, thành phẩm đẹp. Theo đó, cách ghép mai vàng mắt kim có quy trình cụ thể như sau:

  • Bước 1: Chọn những mầm mai có sức sống tốt, to khỏe.
  • Bước 2: Tại gốc ghép, sử dụng dao chuyên dụng rạch 2 đường song song theo chiều dọc và chiều ngang của cây, sao cho tạo thành hình chữ H có 2 gạch ngang.
  • Bước 3: Dùng dao tách nhẹ phần vỏ ở 2 gạch ngang hình chữ H để đặt mầm ghép vào.
  • Bước 4: Bạn chọn mầm kim của giống mai muốn ghép. Tiếp đó dùng mũi dao nâng nhẹ 2 phần vỏ còn lại ở gốc ghép để đưa mắt ghép vào. Lúc này, 2 đầu mắt ghép sẽ được 2 phần vỏ của gốc ghép đè chặt. Bạn chỉ cần sử dụng nylon cột kín lại.
  • Bước 5: Sau khoảng 2 tuần, bạn đã có thể tháo bỏ nylon và quan sát. Nếu mầm cây đã lên mạnh, bạn hãy tháo nốt nylon để chồi cây phát triển bình thường.

Kết luận

Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi ghép mai vàng vào tháng mấy là tốt nhất, cũng như gợi ý một số kỹ thuật ghép mai mang lại tỷ lệ thành công cao. Hy vọng rằng sau khi tham khảo bài viết trên, bạn đã có thêm kinh nghiệm lựa chọn được thời điểm, cũng như phương án ghép mai thích hợp. Từ đó có được những chậu mai đẹp, độc đáo, ứng dụng trong trang trí không gian sống, hoặc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chúc bạn thành công!

Bài viết khác

Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024

Bật mí địa chỉ mua mai vàng quận 2 giá tốt 2024

Mỗi dịp tết đến, xuân về ngoài nồi bánh chưng, mâm ngũ quả… thì không thể thiếu nét rực rỡ của trăm hoa đua nhau khoe sắc. Và thứ không thể thiếu trong dịp Tết tại mỗi gia đình miền Nam đó là mai vàng. Vậy mua mai vàng quận

Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024

Bật mí cách tỉa mai sau Tết giúp cây nhanh hồi phục nhất

Cũng như nhiều loại cây cảnh khác, bước qua mỗi một mùa hoa, mai vàng cũng cần được chăm sóc và nuôi dưỡng đúng cách. Trong đó, cách tỉa mai sau Tết, kết hợp với việc bổ sung một số loại phân bón, dưỡng chất thích hợp sẽ giúp cây

Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024

Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024

Nguyên nhân cây mai vàng bị chết nhánh – Cách khắc phục

Nhiều người cho rằng, mai vàng là loại cây cảnh có thể sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường sống khác biệt, và không cần chăm bón quá nhiều. Thậm chí để mai vàng ra hoa đúng thời điểm, bạn chỉ cần cắt tỉa cành lá thường xuyên, cung cấp

Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024

Bón vôi cho cây mai đúng cách, đạt hiệu quả tốt

Vôi là một loại khoáng sản có thể được sử dụng để cải thiện đất trong việc trồng cây. Việc bón vôi cho cây mai sẽ tạo môi trường đất tốt để mai phát triển, cải thiện sức kháng của cây. Vậy bón vôi cho cây mai như thế nào,

Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024

Địa chỉ mua bán mai vàng Tết giá tốt, chất lượng TPHCM

Mai vàng luôn là một biểu tượng truyền thống của Tết Nguyên Đán tại Việt Nam, và việc mua sắm mai vàng luôn là một trong những hoạt động quan trọng để chuẩn bị cho một mùa xuân đủ đầy. Bổ sung vào lựa chọn của bạn 5 địa chỉ

Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024

Mua mai giảo Thủ Đức ở đâu tại TPHCM? Giá cả thế nào?

Bạn đã từng nghe qua giống mai giảo Thủ Đức chưa? Mai giảo Thủ Đức được đánh giá là loài mai rực rỡ nhất và lâu tàn nhất, rất được ưa chuộng trong giới trồng mai cảnh. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá xem mai giảo Thủ Đức

Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024

Chiêm ngưỡng 9 cây mai đẹp nhất Việt Nam

Đâu là cây mai đẹp nhất Việt Nam hiện nay? Cây mai đẹp không chỉ là một loài cây cảnh đặc trưng mỗi độ xuân về, mà còn là biểu tượng của sự thịnh vượng, may mắn và thành công vào dịp Tết Nguyên Đán. Cây mai đẹp là một

Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024

Hướng dẫn ghép cành cây mai năm 2024

Cập nhật bảng giá mai vàng mới nhất năm 2024

Giá mai vàng hiện nay là bao nhiêu? Sự xuất hiện của mai vàng trong gia đình được xem là hương vị không thể thiếu trong ngày Tết. Chính vì thế mà giá bán mai vàng và địa chỉ mua mai thường được rất nhiều người quan tâm trong thời

Mai vàng có thể ghép với cây gì?

Tương tự tương tự, một cây sứ phổ quát màu, một cây bông trang đa sắc… đều ứng dụng phương pháp ghép cùng loài. Mai vàng có thể ghép với những cây cùng họ với cây mai vàng, trong có có những cây sau đây: Mai 5 cánh, mai sẽ, mai châu, mai liễu, mai tầm gửi, mai Vĩnh Hảo, mai Huỳnh Tỷ,…

Ghép mai bao lâu thì cô hoa?

Theo ông Lộc, mai ghép dễ trồng, sau 2 - 3 năm trồng là cây có thể ra hoa.

Tưới nước cây mai như thế nào?

Chăm sóc cây mai rất dễ, hai ba ngày mới tưới nước một lần. Khi nào thấy đất trên miệng chậu khô là chúng ta tưới nước, dù có tưới nhiều nước cũng không sao, nhưng phải đục thêm lỗ thoát nước dưới đáy chậu cho to khi tưới là nước phải rút ra hết.

Ghép cây mai bao nhiêu ngày Thảo bộc?

Khoảng từ 10 - 20 ngày mới tháo bao ni lông khi đọt Mai vừa chớm bung tược, nên mở vào lúc chiều mát, tốt nhất nên che bớt nắng buổi trưa, tránh Mai non quá héo phần tược mới ghép. Trước và sau khi ghép giữ độ ẩm vừa phải, lúc này cây Mai không còn lá nhiều hoặc không còn lá cho nên việc tưới không quá ướt.