Hướng dẫn lập trình plc cơ bản năm 2024

Lập trình PLC được hiểu đơn giản người lập trình sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình đặc biệt như Ladder Diagram, Function Block Diagram, Structured Text hay Instruction List để tạo ra một chương trình điều khiển cho PLC. Sau khi hoàn thành, chương trình này sẽ được nạp vào bộ nhớ của PLC để thực hiện các chức năng điều khiển được thiết kế trước đó. Hiện nay muốn vận hành hệ thống tự động hóa cần đòi hỏi nhiều kĩ năng lập trình cơ bản cũng như nâng cao.

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn cách lập trình sao cho hiệu quả nhất

2. Các bước lập trình PLC hiệu quả

Trong thực tế khi nhận một dự án, tôi luôn áp dụng 10 bước lập trình PLC để toàn bộ công việc luôn được đồng bộ với nhau. Sau đây tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cụ thể 10 bước và để các bạn mới dễ tiếp cận hơn tôi sẽ lấy ví dụ qua 1 bài tập cơ bản. Các bạn sinh viên cũng có thể áp dụng cho 1 trình tự giải bài toán lập trình PLC cơ bản.

Ví dụ: Điều khiển dây chuyền đóng gói sản phẩm

Mô tả: Một dây chuyền đóng gói 10 sản phẩm cho một thùng hàng gồm một băng tải M1 và một cảm biến S4 để đếm sản phẩm hoạt động theo nguyên tắc sau: – Nhấn nút S1 băng tải hoạt động vận chuyển sản phẩm vào thùng chứa, khi đủ 10 sản phẩm băng tải dừng và tự khởi động lại sau 5s. – Khi nhấn nút S2 băng tải dừng lại sau khi đã thực hiện xong thùng hàng. – Khi có sự cố nhấn nút S3 hệ thống dừng tức thời và chỉ hoạt động trở lại khi nhấn nút S1

\>>> Xem thêm sản phẩm S7-300 bán chạy nhất: 6ES7321-1BL00-0AA0

2.1. Bước 1: Xác định yêu cầu chính của của khách hàng

Trong ví dụ được đưa ra phần yêu cầu chính đó là đóng gói 10 sản phẩm cho một thùng hàng và đề bài cũng đưa ra rõ các chế độ làm việc tương ứng với mỗi nút bấm

2.2. Bước 2: Lập sơ đồ mô phỏng cho hệ thống

Sau khi xác định được mục tiêu của hệ thống thì mình sẽ lên luôn bản sơ đồ mô phỏng để các bước tiếp theo không bị lệch ra khỏi yêu cầu của đề bài

Hướng dẫn lập trình plc cơ bản năm 2024
Vẽ sơ đồ mô phỏng

2.3. Bước 3: Chọn bộ PLC và các thiết bị phù hợp

Tùy vào mức độ phức tạp của hệ thống mà chúng ta sẽ đưa ra các lựa chọn về phần cứng khác nhau, các modules đi kèm cũng nên được liệt kê ra ngay tại bước này.

Đối với ví dụ trên phần thiết bị cần phải chọn lựa đó là: Nút S1, Nút S2, Nút S3, 1 counter đếm sản phẩm, 1 timer đếm thời gian, 1 đèn báo, 1 cảm biến S4, PLC mình chọn cho bài này sẽ là dòng PLC S7-300.

2.4. Bước 4: Lập bảng quy định các địa chỉ vào/ra

Từ sơ đồ mô phỏng ta có bảng quy định địa chỉ vào/ra như sau:

Symbol

Address

Data type

Comment

S1

I 0.0

BOOL

Start

S2

I 0.1

BOOL

Stop

S3

I 0.2

BOOL

Not out

S4

I 0.3

BOOL

Sensor

K1

Q 0.0

BOOL

Add New

D1

Q 0.1

BOOL

Den bao

T0

0

TIMER

Tre 5s

C0

0

COUNTER

Dem SP

2.5. Bước 5: Vẽ sơ đồ kêt nối PLC

Sơ đồ kết nối PLC thường được vẽ dưới dạng sơ đồ mạch điện, trong đó các thành phần được kết nối với nhau thông qua các dòng điện và các đường truyền tín hiệu. Ví dụ, sơ đồ kết nối PLC có thể như sau:

Hướng dẫn lập trình plc cơ bản năm 2024
Sơ đồ kết nối trong lập trình PLC

2.6. Bước 6: Chuẩn bị phần mềm

Đối với thiết bị điện Siemens thì mình sẽ chọn phần mềm lập trình là STEP 7 có phiên bản mới nhất là V16.5. Đây là phiên bản được cải tiến và nâng cấp từ phiên bản trước đó (STEP 7 V16), với nhiều tính năng và cải tiến mới.

Xem thêm: Bảng giá PLC Siemens

2.7. Bước 7: Viết chương trình điều khiển

Nhìn chung thì lập trình PLC bằng phần mềm STEP 7 dù ở phiên bản nào thì cũng có 1 số bước chung

Bước 1: Tạo mới project – Mở phần mềm Step 7 và tạo mới project – Chọn model của PLC và lựa chọn module cần sử dụng

Bước 2: Tạo các biến và khai báo – Tạo các biến cần thiết cho chương trình – Khai báo kiểu dữ liệu và giá trị ban đầu của các biến

Bước 3: Viết chương trình – Viết chương trình điều khiển bằng ngôn ngữ lập trình ladder hoặc SCL – Sử dụng các lệnh điều khiển như IF/THEN/ELSE, FOR/WHILE, TIMER, COUNTER và các hàm logic để điều khiển thiết bị PLC

Hướng dẫn lập trình plc cơ bản năm 2024
Viết chương trình điều khiển: network 1
Hướng dẫn lập trình plc cơ bản năm 2024
Viết chương trình điều khiển: network 2, 3

2.8. Bước 8: Chạy thử trên PLC ảo

Trong STEP 7 có phần mềm con S7-PLCSIM: Giả lập PLC trên máy tính, giúp bạn kiểm tra chương trình mà không cần kết nối với thiết bị thực tế, mình sẽ chạy mô phỏng phần lập trình trước khi nạp vào thiết bị chính, ở bước này nếu xảy ra lỗi chúng ta có thể quay lại kiểm tra ngay ở bước 7

2.9. Bước 9: Vận hành thử và kiểm tra lỗi

Đối với mình thì đây là một trong những bước quan trọng nhất, nó đảm bảo rằng phần lập trình hoạt động một trơn tru và hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các các dự án có nhiêu yêu cầu nhỏ lẻ phức tạp và cần liên kết nhiều phần cứng.

Ở giai đoạn này bạn cần kết nối PLC Siemens vào máy tính, bạn cần chuẩn bị sẵn 1 dây cáp lập trình phù hợp với dòng PLC cụ thể với mình trong lần này là dòng PLc S7-300 và đừng quên cài sẵn driver của dây cáp này nhé. Sau đó nạp chương trình vào PLC thông qua phần mềm chúng ta đã chuẩn bị ở bước 6.

Khi quá trình nạp chương trình hoàn tất mình sẽ đi liên kết toàn bộ phần cứng lại với nhau theo sơ đồ kết nối PLC ở bước 6, nếu ở bước 6 bạn hoàn thiện tốt thì sẽ không bị phát sinh lỗi trong giai đoạn này.

2.10. Bước 10: Bàn giao và hỗ trợ khách hàng backup chương trình

Hỗ trợ khách hàng là một phần rất quan trọng trong bất kỳ dự án nào mà mình nhận, bàn giao chương trình cho khách kèm hướng dẫn khách cách dùng và 1 số thao tác cơ bản khi xảy ra lỗi vặt thường gặp, các bạn cũng đừng quên lưu lại 1 file backup để phòng trường hợp khách sau này cần bao trì hay chỉnh sửa phần lập trình của chúng ta.

Hiện Thanh Thiên Phú chưa có lớp đào tạo lập trình PLC cơ bản nhưng các bạn có thể liên hệ mình để được hỗ trợ trong quá trình lập trình nhé

3. Địa điểm cung cấp PLC Siemens uy tín, giá tốt nhất

Liên hệ ngay Đại lý Siemens tại Việt Nam chuyên phân phối thiết bị điện Siemens – Công ty Thanh Thiên Phú nếu quý khách mong muốn được tư vấn thêm hoặc đặt hàng