Tính từ thân cây xù xì tiếng anh là gì

(HNM) - Từ những gốc tre, búi tre xù xì nham nhở tưởng như không còn dùng được việc gì ngoài làm củi đốt, vậy mà dưới bàn tay của ông Chu Văn Hồng, tre được lột xác trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

(HNM) - Từ những gốc tre, búi tre xù xì nham nhở tưởng như không còn dùng được việc gì ngoài làm củi đốt, vậy mà dưới bàn tay của ông Chu Văn Hồng, tre được lột xác trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Khác với gỗ mỹ nghệ là những sản phẩm tròn trịa, trau chuốt, những gốc tre qua bàn tay của ông vẫn giữ được vẻ tự nhiên, thậm chí xù xì gai góc nhưng vẫn đẫm chất nghệ thuật từ ánh mắt hiền từ, nụ cười hỉ xả của Đức Phật Di Lặc đến bộ râu hùm của một nhân vật dũng tướng theo tíchcổ...

Mái tóc bạc, khuôn mặt phúc hậu, dễ gần khiến bất kì ai khi mới tiếp xúc đều có cảm tình ngay. Trong ngôi nhà nhỏ ngổn ngang đồ nghề và các tác phẩm nghệ thuật, ông kể cho tôi nghe về cái thuở ngày xửa ngày xưa khi ông bắt đầu tiếp cận rồi đam mê tre, lũa: “Từ khi còn nhỏ, tôi thường theo cha, ông và người làng ra sông Hồng vớt củi rều khi mùa nước lên. Trong đống củi ấy, các cụ già ngồi ngắm nghía và chọn ra những gốc cây, gốc tre có hình thù kỳ dị cất vào góc nhà hay treo trên gác bếp. Khi rỗi rãi bên ấm trà họ cùng nhau bàn luận, suy tư, dùng cưa đục thêm bớt chi tiết rồi đặt tên cho nó. Từ đó những cái tên như: Thạch Sanh chém mãng xà, Thánh Gióng đánh giặc, Thánh Gióng về trời… đã quen thuộc đối với tuổi thơ tôi. Khi trưởng thành, tham gia vào công tác giảng dạy rồi quản lý (ông từng làm Bí thư Đảng ủy phường Nhật Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm) tưởng chừng quên bẵng niềm yêu thích một thời nhưng trong một lần đi chơi cùng bạn, tình cờ thấy gốc tre già nằm lăn lóc ven đường, ông đã nhặt mang về nhà rồi thử đục đẽo. Sau khi hoàn thành tác phẩm chỉ để chơi ấy, ông nảy ra ý tưởng phát triển nghề chạm khắc tre, khôi phục những thân tre đã bỏ đi thành vật trang trí trong nhà. Thế rồi ông cất công sưu tầm các loại thân cây, rễ, gốc tre… Ông đi khắp các vùng quê ngoại thành thậm chí lên cả vùng núi cao để mua tre. Thấy gốc cổ thụ nào người ta chặt bỏ đi là ông nhặt về, kỳ công gọt, giũa đục đẽo chúng thành các bức tượng. Ông tâm sự: “Làm tượng từ rễ tre hay các loại gốc, rễ cây lấy gỗ phải thể hiện được cái hồn như thật, phải tỉ mỉ trong từng đường nét. Điều quan trọng nhất để có tác phẩm đẹp là người thợ trong quá trình đục đẽo, chạm khắc phải có óc sáng tạo và biết thổi hồn vào nó”. Điêu khắc tre cũng là một công việc đòi hỏi lòng kiên nhẫn và sự say mê. Khi tạo dáng bố cục phải chặt chẽ, các ý tưởng phải liên kết với nhau, phải có trí tưởng tượng phong phú mới có thể nhận ra những hình ảnh sống động từ những rễ cây khô khốc xấu xí và người xem mới cảm nhận được cái hồn của vật. Rồi ông trầm ngâm: “có những khi chỉ một gốc tre mà tôi băn khoăn cả mấy tháng trời mà vẫn chưa tìm ra ý tưởng hay”.

Nguyên tắc của ông là tôn trọng dáng vẻ tự nhiên và nét đẹp hoang sơ của tre nên ông chỉ làm thủ công, chỉnh sửa đôi chút về dáng, thế tỉa gốc và rễ cây chứ không cưa cắt lắp ghép hay dùng máy móc để sản xuất hàng loạt như các loại gỗ thông thường khác. Cũng vì tính duy nhất không giống nhau của những gốc tre mà vấn đề sống còn của nghề này là tìm cho được những gốc cây hoặc rễ cây “độc”, càng kì hình dị tướng càng có giá trị. Có lẽ tình yêu thiên nhiên đã ăn sâu vào máu nên sau tất cả những hi sinh nhọc nhằn, niềm hạnh phúc lớn nhất đời ông là đắm chìm trong thế giới bí ẩn của tre - nơi ông có thể buông mình tận hưởng sự tĩnh tại của nội tâm và thỏa sức sáng tạo. Chơi cây dưỡng “tính”, chơi cá dưỡng “tâm”, chơi chim dưỡng “thần”, còn khi bầu bạn với những gốc tre xù xì gai góc, thổi hồn mình đắm chìm trong nghệ thuật dường như ông đã tìm được đến cõi thiền để tâm hồn được thanh lọc thực sự. Bởi mỗi lần khám phá ra hình hài và hồn phách của mỗi gốc tre đẹp, ông thấy dường như mình đã ngộ ra một được điều gì đó không thể gọi tên. Với ông, hồn của tre khi đã nắm bắt được rồi thì sức gợi của nó vẫn vô cùng tận. Và như thế, thế giới của những gốc cây vương vãi vô tri ấy trở thành niềm đam mê lớn nhất của đời ông.

Nghề này chẳng thể mang lại cho ông vinh hoa phú quý, bởi vậy mà bao nhiêu năm qua ông Hồng vẫn sống giản dị trong ngôi nhà đơn sơ, đồ đạc mộc mạc. Với ông gia tài lớn nhất là những tác phẩm nghệ thuật ông làm được. Nó ẩn chứa trong đó tâm huyết của người yêu nghệ thuật, mong muốn mang cái đẹp của nghệ thuật đến với công chúng và bởi ông yêu lắm những gốc tre vật vã giấu kín mình sau cái nhìn bạc đãi của người đời nhưng khi trở thành vật trang trí trong nhà tre đại diện cho thiên nhiên, cho cái uy nghi bề thế,vẻ trầm ngâm của lá của cây lặng lẽ làm đẹp cho đời.

Cơ quan chủ quản: Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam. Địa chỉ: Tầng 16 VTCOnline, 18 Tam Trinh, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 04-9743410. Fax: 04-9743413.

Liên hệ Tài trợ & Hợp tác nội dung Hotline: 0942 079 358 Email: thanhhoangxuan@vccorp.vn

Chủ đề