Tính trạng thất nghiệp ngành công nghệ thông tin

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

19:52 15-04-2021BKAP Media

Chỉ còn hơn một tháng nữa kỳ thi THPT Quốc gia sẽ diễn ra, đây cũng là lúc các bạn học sinh bước vào giai đoạn ôn tập căng thẳng và trăn trở những định hướng về nghề nghiệp của bản thân. Trong 'bão nghề nghiệp', chọn học ngành nào có tiềm năng và giúp các bạn không bị thất nghiệp trong tương lai.

Tính trạng thất nghiệp ngành công nghệ thông tin

Học CNTT ra trường sẽ không thất nghiệp?

Để giúp các bạn định hướng và hình dung được cụ thể hơn về ngành nghề có nhiều tiềm năng trong tương lai. Bachkhoa-Aptech sẽ chia sẻ thông tin về ngành học Công nghệ thông tin giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành này.

1. Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (Tiếng Anh là Information Technology - viết tắt là IT) là thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới Internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.

Đơn giản hơn, đây là việc sử dụng Công nghệ hiện đại để tạo ra, xử lý, truyền dẫn, lưu trữ và khai thác thông tin.

Tính trạng thất nghiệp ngành công nghệ thông tin

Ngành Công nghệ thông tin được phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến bao gồm: Khoa học máy tính, hệ thống thông tin, kỹ thuật máy tính, lập trình, mạng máy tính truyền thống. Trong đó, có 2 ngành 'quyền lực' nhất hiện nay và tiềm năng cực lớn trong tương lai là Lập trình và An toàn thông tin.

2. Theo ngành Công nghệ thông tin, bạn sẽ học những gì?

Tùy theo các chuyên ngành, mà các bạn sẽ được học các môn học, giáo trình khác nhau. Ví dụ đối với ngành Lập trình (kỹ thuật phần mềm) sinh viên theo học Bachkhoa-Aptech sẽ được học các nhóm kiến thức như:

- Kiến thức căn bản về Công nghệ thông tin

- Lập trình website, Lập trình phần mềm ứng dụng công nghệ Java, Lập trình phần mềm công nghệ .Net, Lập trình phần mềm công nghệ J2EE nâng cao.

- Ngoài ra, các bạn còn được học theo dự án ngay từ khi nhập học, đào tạo thực tế tại các doanh nghiệp trong nước và học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành.

Tính trạng thất nghiệp ngành công nghệ thông tin

Bạn sẽ học những gì khi theo học ngành CNTT?

3. Ngành CNTT phục vụ cho những lĩnh vực nào? Học xong ra trường có thể làm những gì?

Đối với ngành Lập trình, sinh viên ra trường có thể làm công việc như Lập trình phần mềm, ứng dụng, website,... Thậm chí có thể làm công việc như kiểm thử phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm, quản trị các dự án,...

Ngành Kỹ thuật phần mềm các bạn có thể làm công việc khác như Kỹ sư cầu nối, Giám đốc kỹ thuật,...

Ngành An toàn thông tin mà cụ thể là Quản trị và Bảo mật mạng, học xong các bạn có thể làm công việc như chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng, chuyên viên phân tích, thiết kế, tư vấn hệ thống thông tin đảm bảo an toàn, Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống, Chuyên gia, rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin; Chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính, Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin,...

4. Tố chất cần thiết của sinh viên để theo học ngành Công nghệ thông tin?

Quan trọng nhất là bạn cần có niềm đam mê, yêu thích công nghệ. Nếu các bạn có thêm tư duy logic, thích tìm tòi sáng tạo thì sẽ là điểm cộng để theo đuổi ngành học này.

Tính trạng thất nghiệp ngành công nghệ thông tin

Bạn có thể tham khảo thêm các tố chất mà một Lập trình viên nên có tại đây!

5. Tại sao ngành CNTT không hết hot trong suốt một thập kỷ qua?

Có một số ngành học, chỉ 'hot' trong một thời gian nhất định, nhưng đối với riêng ngành CNTT thì chưa bao giờ hạ nhiệt trong suốt một thập kỷ qua. Lý do khiến CNTT vẫn quyền lực vì ngành này đang là xu hướng phát triển của tương lai, là lĩnh vực xương sống của nước ta trong kỷ nguyên số 4.0.

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng cần công nghệ hơn để phục vụ nhu cầu sản xuất, nhu cầu làm việc,... Bất kể lĩnh vực nào nếu không ứng dụng CNTT chính là tự mình đi lùi lại một bước từ ngân hàng, tiêu dùng, giải trí, hàng không, viễn thông, an ninh quốc phòng,... Có thể nói CNTT chính là hạ tầng của mọi hạ tầng.

Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực cho ngành này vẫn tiếp tục tăng mạnh, đó là lý do vì sao CNTT vẫn luôn hot như vậy qua các năm.

Tính trạng thất nghiệp ngành công nghệ thông tin

Nhu cầu nhân lực ngành CNTT liên tục tăng qua các năm

Vậy có thể khẳng định 'Cứ học CNTT ra trường là có việc làm?'

Trong bối cảnh nhu cầu nhân lực ngành CNTT cực lớn, hầu hết sinh viên ra trường đều có được việc làm trong ngan. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hóa, việc có thêm ngoại ngữ và kỹ năng mềm là yếu tố trọng yếu để các bạn nắm bắt được cơ hội thăng tiến và dễ dàng thích nghi hơn.

Do đó, cần phải nhận định lại, học CNTT ra trường có việc làm nhưng chưa chắc có được việc làm lương cao.

Theo báo cáo của trang tin tuyển dụng việc làm Vietnamwork, thì nhu cầu tuyển dụng nhân sự IT vẫn liên tục tăng qua các năm và tăng đến 47% mỗi năm. Do đó, theo học ngành này, các bạn sẽ không bị áp lực chuyện xin việc sau khi ra trường. Và nếu chọn được môi trường học tập phù hợp, lộ trình để phát triển chuyên môn thì không khó để có công việc tốt và có mức lương cao sau khi ra trường.

Tham khảo môi trường học CNTT giúp 30.000 sinh viên ra trường có việc làm tốt tại đây

Bachkhoa-Aptech là đơn vị trực thuộc Aptech Ấn Độ - tập đoàn Công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu trên thế giới. Thương hiệu Aptech đã liên tục 16 năm nhận giải thưởng TOP ICT cho đơn vị đào tạo CNTT xuất sắc nhất Việt Nam. Với mô hình đào tạo LÀM TRƯỚC HỌC SAU đáp ứng yêu cầu Doanh nghiệp và cam kết việc làm, hơn 30.000 sinh viên tốt nghiệp Bachkhoa-Aptech đều có việc làm tốt, lương cao, đúng theo ngành nghề được đào tạo.

Hotline tư vấn 24/70968 27 6996

Đăng ký nhập học trong tháng 5 - Nhận ngay Laptop: https://bit.ly/2HGeWBE

Hiện nay internet ngày càng phát triển nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong đời sống càng trở nên phổ biến hơn. Vì vậy, việc học ngành công nghệ thông tin sau khi ra trường sẽ là một định hướng hợp lý trong thời gian tới.

Tính trạng thất nghiệp ngành công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin đào tạo 5 chuyên ngành chính: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn ứng tuyển vào nhiều vị trí khác nhau, với cơ hội đa dạng và có tiềm năng phát triển như: Trở thành nhân viên lập trình, tester, quản trị mạng kỹ thuật tại các công ty về phần mềm, công nghệ thông tin,… Đồng thời có thể tham gia quản lý các dự án phát triển phần mềm tại công ty trong và ngoài nước.

Tính trạng thất nghiệp ngành công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là ngành hot trong nhiều năm nay

Các trường Đại học, cao đẳng hiện nay tuyển sinh ngành công nghệ thông tin khá nhiều với chỉ tiêu tuyển sinh cao. Điển hình một số trường đứng đầu ở Việt Nam đào tạo ngành này như: trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trường Đại học FPT, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội,… Cùng với đó là sự nhận thức trong tương lai về ngành này nên công nghệ thông tin được khá nhiều thí sinh lựa chọn. Đối với thực tế tình trạng nhân sự làm việc trong ngành công nghệ thông tin rất nhiều, và ngành này luôn trong tình trạng thiếu nhân lực. Nhiều nhà tuyển dụng đã rất vất vả trong việc tuyển dụng nhân sự ngành công nghệ thông tin, mặc dù mặt bằng chung mức thu nhập của nhân lực ngành này khá cao so với các ngành khác. Hầu hết ngành này. Khi vào các trang web về tuyển dụng lao động như IT việc, vietnamwork,… thì số lượng nhu cầu tuyển dụng ngành này rất cao, nhưng vẫn không tìm kiếm được nhân sự. Không chỉ trong nước mà các công ty Việt Nam trong ngành công nghệ thông tin liên kết rất nhiều với các công ty nước ngoài. Chính vì vậy việc học hỏi, giao lưu kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc với người nước ngoài được mở rộng, sẽ phù hợp với những người có thích phát triển bản thân.

Tính trạng thất nghiệp ngành công nghệ thông tin
Thí sinh nộp hồ sơ khá nhiều vào ngành công nghệ thông tin

Phải nói rằng, công nghệ thông tin đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của con người, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, công việc của con người. Trên thế giới công nghệ thông tin thay đổi từng ngày nên cơ hội nghề nghiệp ngành này rất lớn, và rất có sức hút. Với sự đa dạng về ngành, có thể định hướng ở nhiều mảng khác nhau, cùng với việc bất kể công ty nào hiện nay cũng cần nhân sự phụ trách về công nghệ thông tin. Có thể nói, việc lựa chọn đăng ký nộp hồ sơ vào ngành công nghệ thông tin được coi là một định hướng nghề nghiệp tốt, nhất là thời kỳ tình trạng thất nghiệp đang trầm trọng. Dự kiến tuyển sinh THPT quốc gia 2018 năm nay, lượng thí sinh đổ vào ngành công nghệ thông tin vẫn không có xu hướng giảm so với những năm trước. Đồng nghĩa với việc, sự cạnh tranh gay gắt trong tỷ lệ chọi, điểm chuẩn sẽ là một điều mà các thí sinh phải hết sức cân nhắc để lựa chọn đúng hướng đi cho bản thân.

Cập nhật thông tin về Lịch thi tuyển sinh THPT quốc gia 2018 nhanh nhất vui lòng truy cập tại đây.