Tính chuyên biệt là gì


chung được hiểu là một phương thức trong đó một ấn phẩm báo chí chỉ tập

trung vào một lĩnh vực cụ thể của đời sống, nhằm vào một lượng đối tượng

công chúng xác định, cụ thể.

Trong điều kiện toàn cầu hóa thông tin, các phương tiện thông tin đại

chúng ngày càng thực hiện mạnh hơn quá trình phân hóa và chuyên biệt hóa,

tạo cơ hội cho những tổ chức ấy tìm được vị trí xã hội của mình, hướng đến

một tầng lớp dân cư hoàn toàn xác định, tác động có hiệu quả đến người đọc,

người nghe và người xem.

Thế mạnh của quá trình chuyên biêt hóa truyền thông: Đó là nó

cho phép nâng cao hiệu quả của các bài vở của báo chí, đài phát thanh và

truyền hình, sử dụng phương tiện sẵn có với hiệu quả cao nhất. Quá trình

phân hóa giúp thiết lập ra được các ấn phẩm chuyên sâu vào một lĩnh vực,

giúp cho công chúng có thể lựa chọn dễ dàng ấn phẩm phù hợp. Trong tương

lai, việc khu biệt đối tượng và lựa chọn cho mình một lĩnh vực để kinh doanh

truyền thông là một xu hướng tất yếu.

1.2.1.1 Truyền hình

Hàng chục kênh truyền hình ra đời trong 5 năm (2005-2010). Cũng

trong 5 năm này tất cả các kênh truyền hình mới xuất hiện đều là các kênh

truyền hình chuyên biệt. Đặc biệt trong năm 2010, trung bình mỗi tháng có

một kênh truyền hình chuyên biệt ra đời. Thực tế này đã thể hiện rõ xu hướng

chuyên biệt hóa của ĐTH Việt Nam hiện nay.

Động lực trực tiếp dẫn tới sự ra đời của các kênh truyền hình chuyên

biệt đó là sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình trả tiền với sự tham gia của

các công ty, trung tâm truyền hình cáp, đài truyền hình kỹ thuật số.

Tóm lại, chuyên biệt hóa trong truyền hình cũng là cách tốt nhất để đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả với khả năng đào sâu thông tin ,

khai thác sâu các vấn đề đáp ứng những yêu cầu thông tin cụ thể, chi tiết của

người xem. Với các đài truyền hình, trung tâm truyền hình cáp, các kênh

20



truyền hình chuyên biệt còn đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, nhiều thuận lợi

cho quá trình xây dựng thương hiệu trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như

hiện nay.

1.2.1.2 Phát thanh

Ngoài kênh VOV1, và VOV2 là kênh tổng hợp thời sự chính trị và văn

hóa xã hội thì các kênh còn lại của Đài đều là những kênh chuyên biệt phục

vụ nhóm đối tượng riêng. Đó là: VOV 3 - Kênh âm nhạc, thông tin và giải trí;

VOV 4 - Kênh dành cho đồng bào dân tộc ít người; VOV 5 - Kênh dành cho

cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam bằng 12 thứ tiếng; VOV 6 - Kênh

dành cho người Việt Nam và người nước ngoài ở các nước trên thế giới;

VOV-GT - Kênh thông tin giao thông.

Có thể nói, xu hướng chuyên biệt hóa cũng là xu hướng được nhà Đài

đầu tư và hướng đến.

1.2.1.3 Báo mạng

Báo mạng là loại hình báo chí mới xuất hiện tại Việt Nam trong thời

gian gần đây. Xu hướng chuyên biệt hóa trên báo mạng vì thế cũng chưa thực

sự phát triển. Các trang báo mạng nổi tiếng và có uy tín tại Việt Nam lại là

những trang tin tức tổng hợp như VietnamNet, VnExpress, Dantri

Các trang web chuyên biệt dành riêng cho một loại đối tượng cũng xuất

hiện rất nhiều như: Afamily.vn (Chuyên trang phụ nữ trẻ và gia đình),

Bongda.com.vn (Chuyên trang bóng đá, thể thao) Tuy nhiên đây lại là

những trang thông tin điện tử, không phải là trang báo mạng chính thống.

Những tin tức trên trang này mặc dù rất chuyên biệt, tuy nhiên không đủ tin

tưởng và uy tín.

Chính vì vậy xu hướng chuyên biệt trên báo mạng vẫn là một xu hướng

mới, chưa phát triển như truyền hình và phát thanh.

1.2.1.4 Báo in

Mặc dù ra đời lâu nhất trong các loại hình báo chí, tuy nhiên dòng báo

in chuyên biệt vẫn xuất hiện ít hơn rất nhiều so với truyền hình và phát thanh.

21



Các tờ báo in nổi tiếng, số lượng phát hành cao lại chủ yếu là những tờ báo

mang tin tức tổng hợp như Tuổi trẻ, Tiền phong, Thanh Niên, còn các tờ

báo chuyên biệt mà thành công chỉ có thể kể đến trên đầu ngón tay như:

Bóng đá, Thể thao, Sinh viên Việt Nam

Như vậy, so với tiềm năng phát triển của báo in thì với một số lượng

báo in chuyên biệt ít như vậy thì chưa xứng tầm. Có thể do dòng báo in phát

triển đến độ chuyên biệt hóa lại chuyển sang dòng tạp chí, chuyên san phát

triển song song cùng cơ quan chủ quản với tờ báo in đó.

1.2.2 Tính chuyên biệt trên các ấn phẩm tạp chí

1.2.2.1 Cơ sở hình thành và phát triển tính chuyên biệt trên tạp chí

Theo tư liệu các cuốn Thư tịch báo chí Việt Nam của PGS.TS Tô

Huy Rứa, Lược sử báo chí Việt Nam của tác giả Nguyễn Việt Chức, Lịch

sử báo chí Việt Nam của PGS.TS Vũ Quang Hưng chủ biên thì tờ Đông

Dương tạp chí ra số 1 ngày 15/5/1913 được coi là tờ báo quốc ngữ mang

tính chất tạp chí đầu tiên.

Qua nhiều công trình nghiên cứu về báo, tạp chí ở Việt Nam đã chỉ ra

rằng báo chí chuyên biệt Việt Nam đã xuất hiện cách đây khá lâu. Trong bài viết

Toàn cảnh báo, tạp chí dành cho nữ giới (Báo chí những vấn đề lý luận và thực

tiễn, Tập V, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005), tác giả Đinh Hường đã thống

kê 10 tờ báo, tạp chí dành cho phụ nữ xuất bản trước cách mạng tháng Tám ở cả

ba miền Bắc, Trung, Nam. Đó là các tờ báo như Nữ giới chung (1918), Phụ nữ

thời đàm (1930-1933), Phụ nữ tân văn (1929-1934), Nữ công tạp chí (19361938), Nữ lưu (1936-1938), Việt Nữ (1937), Phụ nữ (1938-1939), Nữ giới (19381939), Đàn bà (1939-1944), Bạn gái (1941)

Giai đoạn trước 1945 cũng là giai đoạn dòng tạp chí chuyên biệt về

cách mạng của TW Đảng phát triển mạnh: Tạp chí Đỏ (5/8/1930), Tạp chí

Cộng sản (1931), Tạp chí Bôn-sê-vich (6/1934) Sau 1945, dòng tạp chí

cách mạng này tiếp tục phát triển như: Tạp chí Sinh hoạt nội bộ (1947), Tạp

22



chí Cộng sản - thay thế Tạp chí Sinh hoạt nội bộ  (7/1950), Tạp chí Học tập

(12/1955), Tạp chí Cộng sản  thay thế Tạp chí Học tập (5/1/1977)

Cùng trong giai đoạn trước 1945, một dòng tạp chí chuyên biệt khác cũng

phát triển không kém dòng tạp chí cách mạng đó là tạp chí về tôn giáo. Năm

1933- 1934 có các tờ: Niết bàn tạp chí, thánh thể báo. Năm 1939 có Tập kỷ yếu

Hội Phật giáo Việt Nam, Công giáo Nam Thanh, Pháp âm Phật học, Cao Đài

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Viên Âm nguyệt san, Phật pháp chỉ Niết Bàn

Mặc dù các tờ tạp chí tôn giáo này đều mang tính cách thuộc địa, chịu

sự kiểm soát của chính phủ bảo hộ nhưng đây có thể coi là một trong những

tờ tạp chí tiền thân khởi đầu cho sự xuất hiện của tính chuyên biệt trên tạp chí

tại Việt Nam. Các tờ này đều có các tin bài chuyên sâu về các khái niệm trong

Phật giáo, nguồn gốc, các thủ tục hành lễ của đạo giáo này. Bên cạnh đó,

các tờ tạp chí này còn có chức năng tuyên truyền thương hiệu cho các tổ chức

tôn giáo, là cầu nối đạo giáo với người dân.

Sau này tính chuyên biệt xuất hiện trên các tạp chí ngày càng rõ nét

hơn: Ảo thuật tạp chí (1939), Y học thường thức (1939), Kịch ảnh (1939)

Sự ra đời của các tạp chí mang tính chuyên biệt này giúp cho tình hình tạp chí

giai đoạn 1939-1945 thêm phong phú, tiền đề cho các tạp chí mang tính

chuyên biệt cao sau này.

Các mạng tháng Tám thành công xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế

quốc thực dân tạo điều kiện cho tạp chí nói chung và dòng tạp chí chuyên biệt

nói riêng phát triển sinh sôi. Nhiều tờ tạp chí chuyên biệt ra đời như: Tạp chí

Y học cổ truyền, Tạp chí Y học dự phòng, Tạp chí Nội khoa (của Tổng hội Y

dược học Việt Nam), Tạp chí Âm nhạc (của Hội nhạc sĩ), Tạp chí các khoa

học về trái đất (của Viện khoa học Việt Nam, nay là Trung tâm khoa học tự

nhiên và công nghệ quốc gia)

Tuy nhiên phải đến giữa thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, báo, tạp chí

chuyên biệt Việt Nam mới trở thành một hiện tượng, tạo nên một sự thay đổi

23



lớn trong bức tranh tổng thể của các ấn phẩm định kỳ với nội dung chuyên

biệt ra đời như báo Bóng đá, báo Chứng khoán, tạp chí Ô tô  Xe máy, Mỹ

phẩm, Tóc đẹp, Sành điệu, Đàn ông, Nam châm, Thế giới phụ nữ

Đặc biệt, cũng tương tự như quá trình chuyên biệt hóa diễn ra trong

lĩnh vực truyền hình, giai đoạn 2006-2010 ghi nhận sự bùng nổ của các báo,

tạp chí, ấn phẩm định kỳ chuyên biệt. Trong chưa đầy 4 năm, hơn 40 tờ báo,

tạp chí, ấn phẩm định kỳ chuyên biệt xuất hiện. Trung bình mỗi năm có

khoảng 10 tờ báo, tạp chí, ấn phẩm chuyên biệt ra đời.



Năm ra đời



Ấn phẩm



1993



Thời trang trẻ



1995



Người đẹp Việt Nam, Thế giới phụ nữ



1996



Tư vấn và Tiêu dùng



1999



Mốt Việt Nam, Đẹp



2000



Cẩm nang mua sắm



2001



Tiếp thị gia đình, Sành điệu



2003



Phụ nữ và thể thao



2006



Phong cách, Sức sống mới, Cẩm nang mua sắm Lady



2007



Hàng hiệu



2008



2!Đẹp, Mốt và cuộc sống, Her world



2009



Style, Bầu, Nữ doanh nhân



2010



Cosmopolitan (Người thành thị), Elle (phái đẹp), Thời trang F



Bảng 1.1: Các tạp chí, ấn phẩm dành cho nữ giới ra đời năm 1993 - 2010



24



Cùng với xu hướng chuyên biệt hóa trong dòng tạp chí, ấn phẩm định

kỳ chuyên biệt dành cho phái nữ; các tạp chí, ấn phẩm chuyên biệt dành cho

trẻ em cũng phát triển mạnh trong 5 năm trở lại đây. Năm 2000 ghi nhận sự ra

đời của tạp chí Toán tuổi thơ, tạp chí toán học đầu tiên dành cho học sinh tiểu

học. Năm 2005, báo Rùa vàng dành cho lứa tuổi mầm non ra đời. Năm 2010

được coi là năm của báo, tạp chí dành cho trẻ em với sự xuất hiện của tạp chí

Ngôi nhà thông minh (Playhouse) vào tháng 2, tạp chí Công chúa vào tháng

3, tạp chí dành riêng cho bé trai Thế giới ô tô vào tháng 6

Như vậy, xu hướng chuyên biệt hóa của báo, tạp chí, ấn phẩm định kỳ

tại Việt Nam hiện nay diễn ra tương đối toàn diện trên cả hai hướng chuyên

biệt theo nội dung và theo đối tượng độc giả. Hàng trăm tờ báo, tạp chí, ấn

phẩm định kỳ chuyên biệt, hàng chục kênh truyền hình chuyên biệt, một số

kênh phát thanh chuyên biệt xuất hiện trong những năm đầu thế kỷ XXI đã

tạo nên diện mạo mới của báo chí Việt Nam. Sự xuất hiện của các sản phẩm

truyền thông chuyên biệt này không chỉ đem tới những lựa chọn đa dạng cho

công chúng truyền thông, mặt khác nó còn mở ra những hướng nghiên cứu

mới mẻ đối với những nhà nghiên cứu truyền thông.

Cùng với sự vận động, biến chuyển trong đời sống kinh tế xã hội của

đất nước, loại hình tạp chí phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng,

đáp ứng nhu cầu độc giả. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng

cao. Tạo điều kiện cho tạp chí chuyên biệt phát triển cao, đáp ứng các nhu cầu

thông thi của độc giả trên mọi lĩnh vực cuộc sống.

1.2.2.2 Các yếu tố thể hiện tính chuyên biệt hóa trên tạp chí

a. Tính chuyên biệt hóa của tạp chí thể hiện trong nội hàm khái niệm

tạp chí

Theo Từ điển Bách Khoa Séc, Praha  1989 thì: Tạp chí là loại ấn

phẩm xuất bản thường kỳ (hàng tuần, hàng tháng, hàng quý) bao gồm tin

tức và các bài báo về các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thi đấu thể thao, y tế

Có nhiều loại hình tạp chí khác nhau được phân biệt qua nội dung như: Tạp

25



chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, chuyên nghề, tạp chí hội họa, tạp chí

ảnh, tạp chí thời trang, tạp chí hài hước. [40, tr.1137]

Theo Từ điển Báo chí thực hành B.OSV ALDOVA & J.HALAD khái

niệm Tạp chí được đưa ra và phân tích cụ thể hơn như sau: Tạp chí là một

loại ấn phẩm xuất bản ở một khu vực, địa điểm nhất định, có tính thường kỳ

đều đặn, ít nhất là nửa năm, nhiều nhất là một tuần một số. Tạp chí khác với

nhật báo ở chỗ: tính thời sự thấp hơn nhật báo, tính khái quát đề tài lại cao

hơn nhật báo. Tạp chí thường hướng tới phạm vi độc giả nào đó đã được

thông tin một cách vắn tắt, sơ lược về một vấn đề nhất định nhưng chưa thỏa

mãn và đang đi tìm những số liệu chi tiết tỉ mỉ và có tính chuyên ngành hơn.

Khác với các loại tuần báo, báo bán nguyệt san, tạp chí có số lượng. Tạp chí

còn bao hàm cả các loại tạp chí khoa học chuyên ngành và các loại lược

thông tin tấn, tạp san (bullelin) xuất bản theo quý hoặc nửa năm một quyển.

Việc phân chia loại hình tạp chí cũng có nhiều cách khác nhau như:

1. Phân loại theo lượng xuất bản

2. Phân chia theo tuổi tác độc giả (cho thanh niên, thiếu nhi, người

cao tuổi)

3. Theo sở thích giải trí (ô tô, mô tô, âm nhạc, thể thao)

4. Theo giới tính (phụ nữ, nam giới)

5. Theo chuyên ngành (hóa học, toán học, y học)

6. Theo nội dung và thành phần độc giả (tạp chí gia đình, tạp chí phổ

cập tri thức, tạp chí chuyên ngành và không chuyên ngành).[156, tr.1210]

Ở Việt Nam ngoài xuất bản phẩm được định danh là tạp chí còn có

nhiều dạng bằng những tên gọi khác nhau: nội san, tạp san, nguyệt san, bán

nguyệt san và được gọi chung là tạp chí. Do tính chất, quy mô, nhiệm vụ

của tạp chí Việt Nam cho nên nó có những đặc điểm riêng khác với tạp chí ở

các nước phát triển. Tạp chí Việt Nam nặng về tính lý luận và khoa học dẫn

tới các khái niệm cũng dựa trên các yếu tố cấu thành và mục tiêu hoạt động.

Hội nhà báo Việt Nam đưa ra quan điểm: Tạp chí trên thực tế là một tờ báo

26



viết nhưng nó khác với báo ở chỗ: tạp chí là cơ quan lí luận học thuật khoa

học của một tổ chức, một đoàn thể nào đó, chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu,

hướng dẫn trao đổi nghiệp vụ khoa học về một lĩnh vực nào đó thuộc phạm vi

ngành mình, địa phương mình. Định kỳ phát hành của tạp chí thường dài hơn

định kỳ phát hành của báo. [9,tr.160]

Còn theo TS. Đinh Hường trong cuốn Tổ chức và hoạt động tòa

soạn: Trước đây tạp chí như một cuốn nhật ký ghi chép các sự kiện của tòa

án, chính phủ. Ngày nay, tạp chí thường là cơ quan lý luận, học thuật chuyên

sâu về lĩnh vực nào đó nhằm phục vụ người trong ngành. Tính định kỳ của tạp

chí dài (tháng, quý). Dung lượng của tạp chí lớn để truyền tải được tác

phẩm lớn. Tạp chí thường có hai loại: tạp chí mang tính tuyên truyền phổ

biến và tạp chí truyền ngành. [8, tr.124]

Sau đổi mới, dòng tạp chí Việt Nam còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực,

phục vụ nhiều nhu cầu khác của bạn đọc. Cho nên bản thân nội hàm của tạp

chí vẫn chưa thực sự được nêu ra đầy đủ.

Tuy nhiên tất cả các khái niệm trên đều có một điểm chung đó là tạp

chí tự bản thân nó mặc nhiên được chuyên biệt hóa, có thể theo nội dung, lĩnh

vực chuyên sâu; hoặc theo đối tượng công chúng hướng đến (tuổi tác, giới

tính, thành phần xã hội)

Như vậy để nghiên cứu tính chuyên biệt của một ấn phẩm tạp chí tác

giả luận văn xin được tập trung nghiên cứu sâu chủ yếu về nghệ thuật tạo

thông tin chuyên biệt với tính hướng đích đáp ứng nhu cầu bạn đọc trên tạp

chí, cụ thể ở đây là trên 3 loại ấn phẩm tạp chí truyền hình (Truyền hình Việt

Nam, Truyền hình Hà Nội, và Truyền hình Kỹ thuật Số VTC).

b. Tính chuyên biệt của tạp chí thể hiện trong hình thức và nội dung

Về khổ tạp chí: Theo xu hướng hiện đại khổ các tạp chí dần càng nhỏ

đi. Tuy nhiên các tạp chí càng quan tâm chủ yếu đến tính logic của nội dung

và chức năng, nhiệm vụ riêng biệt của mình nên chúng thường được thiết kế

27



linh hoạt. Ví dụ: Tạp chí Nhi đồng dành cho đối tượng thiếu nhi thường được

thiết kế khổ nhỏ hơn các tạp chí người lớn như Thời trang trẻ, Ô tô  Xe máy

các tạp chí người lớn này thường khổ lớn, số lượng trang lớn, dày dặn và

nhiều ảnh to

Về trang bìa: Trang bìa là một đặc điểm đáng chú ý của loại hình tạp chí.

Chỉ có tạp chí mới có trang bìa, còn báo thì chỉ có trang nhất được thiết kế nhằm

đăng tải các thông tin quan trọng, các điểm nhấn thông tin cho tờ báo đó.

Loại hình tạp chí dù xuất bản định kỳ dưới dạng nào đều có trang bìa.

Trang bìa được thiết kế ôm trọn cả tờ tạp chí, nghĩa là có 4 mặt được coi là 4

trang bìa. Trang bìa là trang chính nhằm thể hiện diện mạo, tính cách của tờ

tạp chí. Các trang khác thường dùng để đăng tải quảng cáo.

Chính vì vậy các tạp chí rất chỉn chu đầu tư cho bìa tạp chí của mình.

Đối với các ấn phẩm tạp chí chuyên biệt thì điều này càng quan trọng hơn vì

chúng là những thứ trực quan đầu tiên đánh giá được phong cách cũng như

nội dung bên trong.

Tính chuyên biệt trên trang bìa của một tờ tạp chí còn được thể hiện cụ

thể, rõ nét hơn, đặc biệt các cỡ chữ, phông chữ được lựa chọn một cách cẩn

thận sao cho phù hợp với màu sắc trang bìa, làm nổi bật phong cách riêng,

chủ ý riêng mà tạp chí hướng tới.

Về ngôn ngữ: Vì là một ấn phẩm tạp chí chuyên biệt, phục vụ nhóm đối

tượng chuyên biệt thì ngôn ngữ tạp chí ấy sử dụng đòi hỏi cũng phải chuyên

biệt, đáp ứng, phù hợp với đối tượng tạp chí ấy hướng tới.

Tạp chí chuyên biệt cần tìm ra một ngôn ngữ có khả năng tương thích

cao nhất cho đối tượng chuyên biệt đó, và phải giải quyết được những vấn đề

lớn nhất về ngôn ngữ trong các kênh chuyên biệt hiện nay. Để trả lời câu hỏi

ngôn ngữ tương thích cho kênh chuyên biệt hiện nay thể hiện như thế nào?.

Theo PGS.TS Vũ Quang Hào trích trong bài giảng Ngôn ngữ báo chí truyền



28



thông, thì để trả lời được các câu hỏi trên thì cần phải giải quyết được lần

lượt các vấn đề ngôn ngữ sau:

1. Ngôn ngữ đó có phải là ngôn ngữ tích hợp các loại hình ngôn ngữ

truyền thông không?

2. Ngôn ngữ đó có dễ khai thác không? Giá thành có rẻ không?

3. Cần phải nhìn ra được xu thế phát triển và khả năng phát triển của

nó. (Nhìn xem thứ ngôn ngữ đó có thể dùng trong một thời gian dài hay

không? Trong tương lai có bị ngôn ngữ khác loại bỏ nó không?...)

Về hệ thống các chuyên mục: Hệ thống các chuyên mục trên các tạp chí nói

chung và các tạp chí mang tính chuyên biệt nói riêng đều đặc biệt quan trọng.

Do tính chất chuyên sâu, chuyên ngành và đặc trưng chức năng, nhiệm vụ của

loại hình đòi hỏi tạp chí chuyên biệt phải có một hệ thống chuyên mục mang

định hướng tốt. Hệ thống chuyên mục này sẽ là khung xương, rường cột

cho toàn bộ hoạt động nội dung của tạp chí.

- Đối với tạp chí: Mỗi chuyên mục đảm nhiệm một đề tài, nội dung

nhất định, thể hiện các góc nhìn của sự kiện, hiện tượng xã hội. Các chuyên

mục hấp dẫn bởi nó có tính thời sự và tính chiến đấu cao, và có vai trò đặc

biệt quan trọng trong việc tạo nên phong cách tờ báo trong dòng tạp chí

chuyên biệt.

- Đối với độc giả: Các chuyên mục tạo cho độc giả dễ tiếp cận và có

cái nhìn sâu sắc hơn về một vấn đề, một sự kiện nào đó để có nhận thức và

hành vi đúng, phù hợp.

- Đối với dòng tạp chí chuyên biệt, các chuyên mục thường tạo thành

một hệ thống chuyên mục, tập hợp hàng loạt bài viết với khả năng bàn luận,

lý giải, giới thiệu và quảng bá về một vấn đề hoặc nhiều vấn đề có mối liên hệ

với nhau nhằm tìm hiểu sâu hơn, rõ hơn về vấn đề công chúng quan tâm.



29



* Tiểu kết chương 1

Mọi ấn phẩm báo chí nói chung vẫn phải bám vào yêu cầu chuyên biệt

hóa để phát triển  đó là xu hướng tất yêu của báo chí, đặc biệt là dòng tạp

chí. Tính chuyên biệt trên tạp chí nhằm lấp đi khoảng trống thông tin mà xã

hội đang thiếu và không có ở những ấn phẩm khác, phù hợp chức năng của

mình. Nhìn vào hệ thống báo chí gần đây tính chuyên biệt thể hiện ngày càng

rõ nét hơn. Chúng được thể hiện trên tất cả mọi loại hình báo chí như báo in,

báo hình, báo mạng

Hiện nay, xu hướng chung là các ấn phẩm cần phải tìm một lối đi riêng

để tạo nên bản sắc riêng cho mình. Càng các ấn phẩm báo chí mới, chương

trình mới càng phải tìm ra được lối đi riêng ấy. Nó lấp đi khoảng trống thông

tin mà ấn phẩm khác không có được. Xu hướng này càng phát triển nhưng đi

theo chiều sâu chứ không theo chiều rộng như trước. Vì vậy xu hướng chuyên

biệt hóa là xu hướng tất yếu của báo chí nói chung, nhất là dòng tạp chí.

Trong chương 1 tác giả luận văn đã tìm hiểu về xu hướng chuyên biệt

hóa nói chung và truyền thông chuyên biệt nói riêng. Sau đó trình bày rõ xu

hướng chuyên biệt hóa trên từng loại hình truyền thông tại Việt Nam (báo

hình, báo in, báo mạng, phát thanh). Đồng thời phân tích cụ thể về tính

chuyên biệt của dòng tạp chí. Ngoài ra, chương 1 của luận văn đã góp phần

vào việc hình thành cơ sở lý luận cho dòng tạp chí truyền hình, xác định đặc

trưng, đặc điểm của dòng tạp chí truyền hình trong mối quan hệ thống nhất

nhưng không đồng nhất của các dòng tạp chí khác.



30