Tiêu chí đánh giá chuẩn giáo viên mầm non năm 2024

Quy định chuẩn giáo viên mầm non đã được Bộ GD&ĐT chính thức ban hành. Quy định này áp dụng đối với giáo viên mầm non tại nhà trẻ, nhóm trẻ, trường, lớp mẫu giáo, trường mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Giáo viên mầm non phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn với 15 tiêu chí

Theo đó, giáo viên mầm non phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn với 15 tiêu chí. Mỗi tiêu chí được đánh giá ở 3 mức: đạt, khá, tốt.

Tiêu chuẩn 1 (2 tiêu chí), về phẩm chất nhà giáo: Tuân thủ các quy định và rèn luyện đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.

Tiêu chuẩn 2 (6 tiêu chí), về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non.

Tiêu chuẩn 3 (2 tiêu chí), về xây dựng môi trường giáo dục: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường.

Tiêu chuẩn 4 (2 tiêu chí), về phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng: Tham gia tổ chức, thực hiện việc xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em.

Tiêu chuẩn 5 (3 tiêu chí), về sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em: Sử dụng được một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số, ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm học. Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của cấp trên quản lý, cơ sở giáo dục mầm non rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

Căn cứ thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non nhằm:

Làm căn cứ để giáo viên mầm non tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Làm căn cứ để cơ sở giáo dục mầm non đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, địa phương và của ngành Giáo dục.

Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên mầm non; lựa chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non cốt cán.

Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non.

Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì? Quy trình đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định thế nào? - Thúy Lam (Tiền Giang)

Tiêu chí đánh giá chuẩn giáo viên mầm non năm 2024

Quy trình đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Hình từ Internet)

1. Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì?

Theo khoản 8 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT thì đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là việc xác định mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực của giáo viên theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

2. Yêu cầu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Yêu cầu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT như sau:

- Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.

- Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục mầm non và địa phương.

- Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT và có các minh chứng xác thực, phù hợp.

3. Quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Quy trình đánh giá và xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non tại Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT như sau:

- Quy trình đánh giá

+ Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

+ Cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

+ Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.

- Xếp loại kết quả đánh giá

+ Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức tốt;

+ Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức khá trở lên;

+ Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;

+ Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

4. Chu kỳ đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Theo Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định về chu kỳ đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non như sau:

- Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm học.

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.

- Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của cấp trên quản lý, cơ sở giáo dục mầm non rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

5. Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT như sau:

- Làm căn cứ để giáo viên mầm non tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Làm căn cứ để cơ sở giáo dục mầm non đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, địa phương và của ngành Giáo dục.

- Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên mầm non; lựa chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non cốt cán.

- Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non.

Giáo viên mầm non có bao nhiêu tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp?

Cụ thể, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được quy định tại chương III Quy định ban hành kèm Thông tư 26 bao gồm 5 tiêu chuẩn với 15 tiêu chí. Giáo viên tuân thủ các quy định và rèn luyện đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.

Đánh giá trọng giáo dục mầm non là gì?

Trong giáo dục mầm non, đánh giá là một phương pháp quan trọng để đo lường sự tiến bộ của trẻ trong quá trình học tập và phát triển. Đây là một quá trình đánh giá cần được thực hiện đúng cách. Để đảm bảo rằng các bé được hỗ trợ và định hướng phát triển theo đúng hướng nhất.

Năng lực nghề nghiệp của GVMN là gì?

Trong đó, một số yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của GVMN gồm: Năng lực nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em, giáo dục trẻ em, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, xây dựng môi trường giáo dục, phát triển mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội, khả năng nghệ thuật trong hoạt động GDMN.

Giáo viên mầm non hạng 1 là như thế nào?

GV Mầm non hạng I được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc là giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên; Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I có mã số V. 07.02.24 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II có mã số V. 07.02.25.