Tiêu chảy buồn nôn là bệnh gì

Hiện tượng đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy buồn nôn mỗi người gặp phải khác nhau về mức độ, tần suất, thời gian kéo dài, triệu chứng đi kèm,... Muốn xử trí hiệu quả để chấm dứt tình trạng đó cần phải tìm ra căn nguyên gây nên. Bài viết sau MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến hiện tượng này.

1. Như thế nào là bị đau bụng quặn từng cơn kèm với tiêu chảy và buồn nôn?

Tình trạng đau bụng quặn từng cơn kèm theo cảm giác buồn nôn và tiêu chảy cần được nhận diện đúng để tránh với các hiện tượng đau bụng khác. Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy, buồn nôn tức là cơn đau bụng không dồn dập mà tạo thành từng đợt, thời gian đau mỗi đợt không giống nhau. Cơn đau quặn có tính chất:

Cơn đau bụng quặn thường xuất hiện theo đợt, mỗi đợt dài vài phút

- Chỉ cảm giác đau ở một vị trí nào đó trong đường ruột, đau nhói.

- Tần suất mỗi cơn đau trong 1 vài phút.

- Vị trí đau khác nhau tùy vào từng trường hợp.

- Mức độ đau cũng khác nhau, có người đau dữ dội, có người đau âm ỉ.

- Khi có cơn quặn đau sẽ cảm thấy buồn nôn và bị tiêu chảy vì nhu động ruột hoạt động mạnh kích thích sự bài xuất của phân.

2. Bị đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy, buồn nôn là do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy buồn nôn và không phải mọi trường hợp gặp phải tình trạng này đều xuất phát chung căn nguyên. Trong số đó, nguyên nhân thường gặp là do:

2.1. Ngộ độc thực phẩm

Người bị ngộ độc thực phẩm rất hay có biểu hiện: đau bụng quặn từng cơn, tiêu chảy cấp, nôn,... sau khi ăn phải thực phẩm kém vệ sinh. Nếu tình trạng này không được kiểm soát thì dễ gây mất nước trầm trọng, suy giảm sức khỏe, thậm chí có trường hợp bị nguy hiểm đến sự sống.

2.2. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Khi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,... xâm nhập vào niêm mạc ruột sẽ gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa với biểu hiện đau bụng từng cơn kèm tiêu chảy, buồn nôn. Nguyên nhân của tình trạng đó là do niêm mạc ruột bị tổn thương nên khả năng hấp thu thức ăn trở nên kém đi, các chất dinh dưỡng bị dồn nén trong hệ tiêu hóa và kích thích phản ứng tiêu chảy, cứ ăn vào là bị đau bụng quặn từng cơn.

Bị nhiễm khuẩn tiêu hóa có thể gặp triệu chứng đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy, buồn nôn

2.3. Rối loạn tiêu hóa

Người bị rối loạn tiêu hóa rất hay có hiện tượng đau bụng quặn từng cơn ở một vị trí ở vùng bụng. Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ hoặc đau thành từng đợt ngắn. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ bị chướng bụng, đầy hơi, tăng tần suất đi ngoài nhưng sau khi đi ngoài sẽ giảm đau bụng. Khi đi ngoài phân có dạng nát hoặc dạng phân sống.

2.4. Bệnh tiêu chảy

Dù bị tiêu chảy cấp hay mạn tính thì bệnh lý này cũng dễ gây đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy, buồn nôn. Cơn đau quặn sẽ tăng mức độ khi có nhu cầu đại tiện.

Ở người bị tiêu chảy, số lần đi ngoài sẽ có chiều hướng tăng lên, đi ngoài lỏng hoặc ra nước, có bọt trong phân,... Càng kéo dài người bệnh càng mệt mỏi, kiệt sức, bị mất nước,...

2.5. Viêm loét dạ dày

Khi bị viêm loét dạ dày người bệnh thường có các triệu chứng:

- Buồn nôn, bị nôn.

- Có cơn đau bụng âm ỉ, đau quặn, bụng cảm thấy ồn ào khi đói và sau khi ăn xong.

- Đau bụng đi ngoài kèm tiêu chảy.

- Sụt cân nhanh chóng.

- Chán ăn.

2.6. Viêm đại tràng

Bị viêm đại tràng mạn có thể gặp tình trạng đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy buồn nôn. Tần suất đi ngoài của người bệnh khoảng 3 - 4 lần/ngày. Người bệnh cũng sẽ có triệu chứng: đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài phân lỏng,...

2.7. Bệnh Polyp đại tràng

Tuy đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy, buồn nôn không đủ căn cứ để xác định bệnh Polyp đại tràng; nhưng đây lại là những triệu chứng mà người mắc bệnh lý này hay gặp phải. Vì thế, để tránh nhầm lẫn, nếu gặp các tình trạng kể trên, nên đến khám bác sĩ tiêu hóa làm các kiểm tra chuyên sâu giúp chẩn đoán đúng bệnh.

Bị đau bụng quặn từng cơn, buồn nôn, tiêu chảy có thể là dấu hiệu cảnh báo polyp đại tràng

2.8. Hội chứng ruột kích thích

Đặc trưng của hội chứng ruột kích thích chính là những cơn đau bụng quặn sau khi ăn. Để chẩn đoán hội chứng này với triệu chứng đau bụng quặn từng cơn cần đảm bảo thời gian khởi phát cơn đau trên 6 tháng.

Với triệu chứng tiêu chảy thì người mắc hội chứng ruột kích thích sẽ bị đi ngoài phân lỏng sau ăn 15 - 20 phút. Điều này khác hơn so với triệu chứng đau bụng ở các bệnh lý đường tiêu hóa khác.

3. Cách xử lý khi bị đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy, buồn nôn

Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy, buồn nôn là hiện tượng hầu như ai cũng sẽ gặp phải ít nhất 1 lần nhưng khi nó thường xuyên diễn ra và kéo dài thì không thể chủ quan. Những trường hợp bị trong thời gian ngắn với mức độ nhẹ thì có thể khắc phục tại nhà nhưng khi gặp các triệu chứng sau thì nên đến cơ sở y tế ngay:

- Bỗng nhiên bị đau bụng quặn từng cơn với mức độ dữ dội.

- Cơn đau ở nhiều vị trí: bụng, cổ, ngực, vai.

- Đi đại tiện trong phân thấy có chất nhầy và máu.

- Nôn ra máu.

- Khó đại tiện.

- Bụng bị đau cứng.

- Đau quặn bụng kèm đầy hơi, chướng bụng trên 2 ngày.

- Tiêu chảy trên 5 ngày.

- Sốt trên 38.5 độ C.

Không ai có thể biết chính xác được mình bị đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy buồn nôn là do đâu, có nguy hiểm hay không. Vì thế, bằng việc đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện những kiểm tra phù hợp để bác sĩ có căn cứ đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị hiệu quả.

Quý khách hàng đang gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa trong đó có tình trạng đau bụng kèm các triệu chứng kể trên có thể đến khám tại Chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, các bác sĩ tiêu hóa đầu ngành sẽ chỉ định những xét nghiệm cần thiết và giúp quý khách tìm ra căn nguyên, giải pháp khắc phục tối ưu.

Tiêu chảy buồn nôn là biểu hiện của bệnh gì?

Buồn nôn và tiêu chảy rất có thể bắt nguồn từ các bệnh lý sau:.

Viêm đại tràng. Viêm đại tràng là hiện tượng viêm nhiễm ở đại tràng. ... .

Viêm loét dạ dày. ... .

Ngộ độc thức ăn. ... .

Hệ tiêu hóa bị rối loạn. ... .

Bệnh Crohn. ... .

Lạm dụng thuốc kháng sinh. ... .

Tâm lý căng thẳng. ... .

Bị buồn nôn và tiêu chảy nên ăn gì?.

Nôn và tiêu chảy ở người lớn nên ăn gì?

Các loại thực phẩm nên dùng là gạo, bột gạo, khoai tây, cà rốt. Với nhóm thực phẩm bổ sung đạm, người bệnh tiêu chảy nên chọn thịt gà, lợn nạc, dầu thực vật. Ngoài ra, nên ăn các loại trái cây như chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo... Chuối có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu bao tử ngay lập tức.

Tiêu chảy buồn nôn uống thuốc gì?

Bị tiêu chảy uống gì chính là thắc mắc của nhiều người bệnh. Khi bị tiêu chảy, bạn nên uống nước lọc, nước bổ sung điện giải oresol, hoặc có thể uống một số loại trà như trà hoa cúc, trà gừng, nước gạo rang,…

Bị tiêu chảy nên uống gì để cấm?

Để trị tiêu chảy cấp, người bệnh nên bổ sung chất lỏng và các chất điện giải bị mất đi bằng cách uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây không thêm đường, nước súp hoặc nước uống thể thao giàu các chất điện giải. Đồng thời, bệnh nhân nên tuyệt đối tránh thức uống có chứa caffeine, đồ uống có đường, nước ép mận, rượu,...

Chủ đề