Tiếng thiên trong các từ Hán Việt sau đây có nghĩa là gì

Từ Hán Việt là một kiến thức khó thuộc phần Tiếng Việt nằm trong chương trình Ngữ Văn lớp 7.

Tiếng thiên trong các từ Hán Việt sau đây có nghĩa là gì

Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 7: Từ Hán Việt, mong rằng có thể giúp ích cho học sinh khi chuẩn bị bài.

Soạn văn 7: Từ Hán Việt

1. Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu (dùng độc lập), tiếng nào không?

- Nghĩa của các tiếng:

  • Nam: hướng Nam
  • quốc: đất nước
  • sơn: núi
  • hà: sông

- Tiếng Nam có thể dùng như một từ đơn để đặt câu, các tiếng quốc, sơn, hà không thể.

2. Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là “trời”. Tiếng thiên trong các từ trong các ví dụ ở SGK có nghĩa là gì?

- Thiên niên kỉ, thiên lí mã: chữ thiên có nghĩa là một nghìn.

- Thiên đô: chữ thiên có nghĩa là dời.

Tổng kết:

- Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn các từ Hán Việt. Các tiếng để cấu tạo nên từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt.

- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không thể dùng độc lập mà dùng để cấu tạo từ ghép.

- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa.

1. 

- Sơn hà: sơn có nghĩa là núi, hà có nghĩa là sông; xâm phạm: xâm là lấn chiếm, phạm: lấn đến; giang san: giang là sông, san là núi.

- Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc Sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép đẳng lập.

2. 

a.

- Ái quốc (ái: yêu, quốc: đất nước); thủ môn (thủ: tay, môn: bắt); chiến thắng (chiến: đánh nhau, thắng: thắng lợi).

- Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ.

- Trật tự của các yếu tố trong các từ này: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

- Giống với các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại

b.

- Thiên thư (thiên: trời, thư: sách); thạch mã (thạch: đá, mã: ngựa), tái phạm (tái: lặp lại; phạm: lỗi lầm).

- Các từ thiên thư (Nam quốc sơn hà), thạch mã (Tức sự), tái phạm (Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép chính phụ.

- Trật tự của các yếu tố trong các từ này; yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

- Không giống với các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại.

Tổng kết:

- Từ ghép Hán Việt có hai loại chính: chính phụ và đẳng lập.

- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

  • Giống với từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
  • Khác với từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

Câu 1. Phân biệt ý nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau:

- hoa:

  • hoa 1: hoa quả, hương hoa có nghĩa là một bộ phận và cơ quan sinh sản của cây
  • hoa 2: hoa mĩ, hoa lệ có nghĩa là đẹp đẽ

- phi:

  • phi 1: phi công, phi đội có nghĩa là bay
  • phi 2: phi pháp phi nghĩa có nghĩa là không
  • phi 3: cung phi, vương phi có nghĩa là vợ của vua

- tham:

  • tham 1: tham vọng, tham lam có nghĩa là ham muốn
  • tham 2: tham gia, tham chiến có nghĩa là đóng góp

- gia:

  • gia 1: gia chủ, gia súc có nghĩa là nhà
  • gia 2: gia vị, gia tăng có nghĩa là thêm vào

Câu 2. Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt quốc, sơn, cư, bại (đã được chú nghĩa dưới bài Nam quốc sơn hà)

- Quốc: quốc gia, quốc kỳ, quốc huy, quốc hiệu, quốc ca, quốc hoa…

- Sơn: sơn thủy, sơn hà, xuất sơn, sơn lâm...

- Cư: an cư, dân cư, cư trú, nhập cư...

- Bại: thất bại, thành bại, bại trận, bại tướng…

Câu 3. Xếp các từ hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân bin, hậu đãi, phòng hỏa vào nhóm thích hợp:

- Giải nghĩa:

  • hữu ích: hữu là có, ích là ích lợi
  • thi nhân: thi là thơ, nhân là người
  • đại thắng: đại là lớn; thắng là thắng lợi
  • phát thanh: phát là phát ra, bắn ra, thanh là tiếng
  • bảo mật: bảo là giữ gìn, mật là kín đáo
  • tân binh: tân là mới, binh là lính
  • hậu đãi: hậu là sau, đãi là cư xử, đối đãi
  • phòng hỏa: phòng là ngăn ngừa; hỏa là lửa

a. Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa

b. Từ có yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước: thi nhân, đại thắng, tân binh,

Câu 4. Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau; 5 từ ghép có yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước.

- 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: hữu dụng, vô ích, động tâm, hạ thổ, nhập ngũ, xuất sơn...

- 5 từ ghép có yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước: nữ nhân, khổ công, nguyệt báo, nam nhân, văn nhân, tân lang…

IV. Bài tập ôn luyện

Câu 1. Thi tìm nhanh các từ Hán Việt có các yếu tố sau: nhân (người), đại (lớn).

Câu 2. Phân loại các từ ghép Hán Việt sau: phụ tử, hữu duyên, nhật nguyệt, thiên địa, kim chi, huynh đệ, ngọc diệp, nhân mã, minh nguyệt, thảo mộc, hậu cung, long bào, tâm can, thất nghiệp.

Gợi ý:

Câu 1.

- Nhân: thi nhân, văn nhân, nhân mã, nhân ngư, danh nhân, doanh nhân, thành nhân, nam nhân, nữ nhân, nhân loại, nhân cách, nhân tính, chúng nhân, nhân tài, cố nhân, cổ nhân,

- Đại: đại thắng, đại bại, đại tướng, đại tá, đại úy, đại thủy, đại gia, đại vương, đại đế, đại nghiệp, đại ca, đại huynh, đại tỷ, đại bá, đại hà, đại san, đã vũ, đại nạn, đại dịch, đại nhân…

Câu 2.

- Từ ghép chính phụ: hữu duyên (có duyên), kim chi (cành vàng), ngọc diệp (lá ngọc), nhân mã (nửa người nửa ngựa), hậu cung (phía sau cung, nơi ở của vợ vua), long bào (áo vua), thất nghiệp (không có việc), minh nguyệt (trăng sáng).

- Từ ghép đẳng lập: phụ tử (cha con), nhật nguyệt (mặt trời và mặt trăng), thiên địa (trời đất), huynh đệ (anh em), thảo mộc (cỏ cây), tâm cam (tim gan).

Soạn bài Từ Hán Việt - Mẫu 2

I. Luyện tập

Câu 1. Phân biệt ý nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau:

- hoa:

  • hoa 1: hoa quả, hương hoa có nghĩa là một bộ phận và cơ quan sinh sản của cây
  • hoa 2: hoa mĩ, hoa lệ có nghĩa là đẹp đẽ

- phi:

  • phi 1: phi công, phi đội có nghĩa là bay
  • phi 2: phi pháp phi nghĩa có nghĩa là không
  • phi 3: cung phi, vương phi có nghĩa là vợ của vua

- tham:

  • tham 1: tham vọng, tham lam có nghĩa là ham muốn
  • tham 2: tham gia, tham chiến có nghĩa là đóng góp

- gia:

  • gia 1: gia chủ, gia súc có nghĩa là nhà
  • gia 2: gia vị, gia tăng có nghĩa là thêm vào

Câu 2. Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt quốc, sơn, cư, bại (đã được chú nghĩa dưới bài Nam quốc sơn hà)

- quốc: quốc gia, quốc kì, quốc ca…

- sơn: sơn lâm, sơn thủy, sơn thần…

- cư: cư dân, an cư, cư trú...

- bại: bại tướng, bại trận, bất bại…

Câu 3. Xếp các từ hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân bin, hậu đãi, phòng hỏa vào nhóm thích hợp:

a. Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa

b. Từ có yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước: thi nhân, đại thắng, tân binh,

Câu 4. Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau; 5 từ ghép có yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước.

- 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: vô dụng, bất tử, bảo mật, phóng hỏa, hữu hạn…

- 5 từ ghép có yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước: thi nhân, đại thắng, tân binh, học viên, tri thức….

II. Bài tập ôn luyện

Viết một đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt.

Gợi ý:

Tình mẫu tử là thứ tình cảm xuất phát từ hai phía - con và mẹ. Đó là sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Cũng như đó là sự tôn trọng, yêu thương của đứa con dành cho mẹ. Có lẽ, trong cuộc đời mỗi con người không có thứ tình cảm nào thiêng liêng bằng tình mẫu tử. Từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên, người mẹ có một vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Chúng ta sinh ra nếu may mắn được sống trong vòng tay yêu thương của những người thân, đặc biệt là người mẹ sẽ còn gì hạnh phúc bằng. Từ khi thơ bé vẫn còn nằm trong bụng mẹ và được mẹ bao bọc che chở. Đến khi sinh ra người đầu tiên ôm ấp ta vào lúc cũng là mẹ. Nhờ có bầu sữa ngọt ngào của mẹ mà chúng ta lớn lên từng ngày. Và trên hành trình trưởng thành từ những bước đi nhỏ bé đầu tiên đến những bước đi lớn lao vĩ đại, người mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước. Ngay cả khi chúng ta vấp ngã, chỉ có mẹ là vẫn luôn dang rộng vòng tay chào đón chúng ta. Chính vì vậy, mỗi người cần phải biết ơn công ơn dưỡng dục của mẹ. Cũng như không làm những điều khiến mẹ phải buồn lòng, đau khổ. Con người hãy luôn trân trọng tình cảm đáng quý này.

Từ Hán Việt: mẫu tử, vĩ đại

Tiếng thiên trong thiên niên kỉ, thiên lí mã: có nghĩa là ngàn/nghìn

- Tiếng thiên trong thiên đô về Thăng Long: là dời chuyển

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 18

Câu hỏi: Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là “trời”. Tiếng thiên trong các từ Hán Việt sau đây có nghĩa là gì?

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Soạn văn lớp 7 Bài 5 Tập 1 !!