Tại sao hiv không có vaccine

Tại sao hiv không có vaccine

Một cuộc thử nghiệm lớn về một loại vaccine khả dĩ cho HIV đã kết thúc với sự thất vọng của các nhà nghiên cứu.

Những kết quả ban đầu từ cuộc thử nghiệm AIDSVAX tại Thái Lan cho thấy loại vaccine này không có hiệu nghiệm, hãng sản xuất VaxGen cho biết.

Những người được thử loại vaccine này không thấy có chiều hướng giảm khả năng nhiễm HIV, và mũi tiêm phòng cũng không hề giúp họ làm chậm đi tiến triển của bệnh.

Chủ tịch của VaxGen, Donald Francis, cho biết thất bại này đã kêu gọi cộng đồng nghiên cứu phải "tăng gấp đôi" nỗ lực nhằm tìm ra một loại vaccine hữu hiệu.

Trong khi các cuộc thử nghiệm trước đây chưa đưa ra bằng chứng mạnh mẽ gì cho thấy AidsVax có khả năng thành công, cuộc thử nghiệm vaccine này tại Thái Lan là ở trong "giai đoạn cuối", mà qua đó, rất nhiều người đã được tiêm phòng để xem nó có tác động ra sao tới số đông người.

Tuy nhiên, tuyên bố từ VaxGen tuần này khẳng định rằng những dấu hiệu ban đầu từ vùng Viễn Đông đã cho thấy khó có khả năng thành công.

Mặc dù không đưa ra tác động phụ gì, người ta nhận thấy không có sự khác biệt giữa những người được tiêm phòng và những người không tiêm phòng, nếu xét tới khả năng dễ bị nhiễm HIV.

Không khác biệt

Hơn 2.500 người sử dụng ma túy tại Bangkok đã tham gia cuộc thử nghiệm, mà một nửa được đưa cho loại vaccine thật, một nửa chỉ là vaccine giả không có tác dụng gì.

Trong suốt cuộc thử nghiệm, 105 người dùng vaccine giả bị nhiễm HIV, trong khi số người được tiêm vaccine thật mà vẫn bị nhiễm HIV là 106.

Việc chuẩn bị rất kỹ càng cho cuộc thử nghiệm này cho thấy các kết quả này là tin cậy được, do đó, sự chú ý của các nhà nghiên cứu giờ đây lại hướng về các dự án vaccine Aids khác hiện đang được thực hiện tại châu Phi và các nơi khác.

Nhiều loại vaccine tiềm năng khác hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm cấp cao, mặc dù các kết quả cuối cùng sẽ chưa được đưa ra trong thời gian tới.

Các kết quả về vaccine phòng Aids đưa ra vào tháng Hai năm nay cho thấy trong 5000 người được thử, vaccine không có tác dụng đối với người da trắng, nhưng lại có một số biểu hiện tích cực ở người da đen và người châu Á.

Kết quả cuộc thử nghiệm tại Thái Lan lần này thực sự là một cú đòn giáng vào những hi vọng từ kết quả của cuộc thử nghiệm hồi tháng Hai vừa rồi.

Ảnh chụp bằng kính hiển vi điện tử quét tế bào T H9 nhiễm HIV. Ảnh: NIAID

Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Medicine hôm 9/12 của các nhà khoa học ở Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) cho thấy vaccine mới an toàn, tạo kháng thể và phản ứng miễn dịch ở tế bào đối với virus giống HIV. Khỉ vàng được tiêm mũi vaccine cơ bản, theo sau là nhiều mũi tăng cường, có nguy cơ phơi nhiễm thấp hơn 79% trước virus gây suy giảm miễn dịch ở khỉ (SHIV) so với động vật chưa tiêm chủng. Nghiên cứu được tiến hành bởi tiến sĩ Paolo Lusso ở Phòng thí nghiệm giám sát miễn dịch thuộc NIAID cùng với nhiều nhà khoa học ở cùng viện và công ty Moderna.

"Bất chấp nỗ lực của cộng đồng nghiên cứu trên toàn cầu trong gần 4 thập kỷ, vaccine hiệu quả ngăn ngừa HIV vẫn là mục tiêu xa vời", Anthony S. Fauci, giám đốc NIAID, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết. "Vaccine mARN thử nghiệm này kết hợp một số đặc điểm có thể khắc phục nhiều hạn chế của các vaccine HIV thử nghiệm khác, do đó đây là một phương pháp đầy hứa hẹn".

Vaccine mới hoạt động giống vaccine mARN Covid-19. Tuy nhiên, thay vì mang thông tin mARN đối với protein hình gai của nCoV, vaccine này cung cấp thông tin mã hóa để tạo ra hai protein HIV chủ chốt là Env and Gag. Tế bào cơ bắp ở động vật được tiêm chủng lắp ráp hai protein này để tạo ra hạt giống virus (VLP) với nhiều bản sao của Env trên bề mặt. Dù không thể lây nhiễm do thiếu mã di truyền hoàn chỉnh của HIV, những VLP này tương tự virus HIV về mặt kích thích phản ứng miễn dịch phù hợp.

Trong nghiên cứu với chuột nhắt, hai liều vaccine mARN tạo ra kháng thể vô hiệu hóa virus ở mọi con vật. Protein Env sinh ra ở chuột nhắt từ thông tin mARN rất gần với protein ở virus hoàn chỉnh. Đây là cải tiến lớn so với những vaccine HIV thử nghiệm trước đây. Theo tiến sĩ Lusso, sự hiện diện của nhiều bản sao protein lớp vỏ của virus HIV thật ở mỗi VLP là một trong những điểm đặc biệt mô phỏng sát sao cơ chế lây nhiễm tự nhiên, có thể góp phần tạo ra phản ứng miễn dịch mong muốn.

Nhóm nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm vaccine mARN Env-Gag VLP ở khỉ vàng. Liều tiêm vaccine khác biệt giữa các nhóm khỉ nhưng đều bao gồm mũi cơ bản và nhiều mũi tăng cường trong thời gian một năm. Vaccine tăng cường chứa Gag mARN và Env mARN từ hai nhóm virus HIV thay vì một như ở mũi tiêm cơ bản. Nhóm nghiên cứu sử dụng nhiều biến chủng virus để kích hoạt kháng thể.

Dù liều vaccine mARN khá cao, sản phẩm chỉ tạo ra tác dụng phụ tạm thời rất nhẹ ở khỉ vàng như mất vị giác. Đến tuần 58, tất cả khỉ tiêm vaccine đều phát triển nồng độ kháng thể vô hiệu hóa nhằm vào những chủng phổ biến nhất trong số 12 chủng virus HIV dùng trong thử nghiệm. Ngoài kháng thể, vaccine mARN VLP còn sản sinh phản ứng tế bào T cực mạnh.

Bắt đầu tuần 60, động vật đã miễn dịch và một nhóm khỉ vàng chưa tiêm chủng tiếp xúc hàng tuần với SHIV qua dịch nhầy ở trực tràng. Do linh trưởng không bị ảnh hưởng bởi chủng HIV-1, các nhà khoa học sử dụng một loại SHIV lai trong thí nghiệm do virus đó nhân lên ở khỉ vàng. Sau 13 tuần tiêm chủng, 2 trong số 7 con khỉ đã tiêm miễn dịch không bị ảnh hưởng bởi virus. Những con vật còn lại bị lây nhiễm chậm hơn (trung bình là 8 tuần). Ngược lại, động vật chưa tiêm chủng nhiễm bệnh trung bình sau 3 tuần.

"Chúng tôi đang cải tiến vaccine để nâng cao chất lượng và số lượng của VLP. Điều này có thể làm tăng hiệu quả của vaccine, qua đó hạ thấp số mũi tiêm cần thiết để tạo phản ứng miễn dịch mạnh. Nếu được xác nhận an toàn và hiệu quả, chúng tôi đã lên kế hoạch thử nghiệm vaccine giai đoạn 1 ở tình nguyện viên trưởng thành khỏe mạnh", tiến sĩ Lusson chia sẻ.

An Khang (Theo Sci Tech Daily)

Bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng kinh niên như HIV, viêm gan B và viêm gan C thường phải trải qua một thời gian dài điều trị bằng thuốc chống virus để ức chế virus.

Tuy nhiên, thuốc kháng virus không có hiệu quả tuyệt đối để có thể chống lại một số chủng virus gây ra những căn bệnh đó.

Nhưng một phát hiện gần đây của các nhà khoa học Singapore đã đưa ra hy vọng lớn lao cho một phương pháp mới điều trị bệnh được cá nhân hóa. Cụ thể là, phương pháp này sẽ sử dụng chính máu của bệnh nhân để điều trị bệnh cho họ.

Các nhà khoa học ở Viện Khoa học làng Singapore (SICS) đã phối hợp chặt chẽ với các nhà nghiên cứu thuộc Mạng lưới Miễn dịch Singapore tiến hành một nghiên cứu khoa học, họ phát hiện ra rằng bạch cầu đơn nhân - một loại tế bào bạch cầu - có thể sản sinh ra phản ứng miễn dịch để khống chế virus ở bệnh nhân bị nhiễm trùng mạn tính và lợi dụng virus bị khống chế để thúc đẩy phản ứng miễn dịch của các bệnh nhân.

Bằng cách sử dụng các kháng nguyên sẵn có trong máu của bệnh nhân mắc nhiễm trùng kinh niên, phương pháp này sẽ giảm bớt thời gian và các khoản chi phí không cần thiết để cô lập đặc biệt protein virus từ bệnh nhân, làm sạch loại protein này và sau đó vô hiệu hóa nó để tạo ra vaccine.

Tất cả các loại protein trong cơ thể mỗi người có thể được sử dụng để điều chế ra vaccine cho từng người. Điều này cũng đồng nghĩa với nhiều vấn đề nan giải có liên quan đến liệu pháp vaccine hiện tại để chống lại các bệnh nhiễm trùng mạn tính có thể được khắc phục, chẳng hạn khắc phục tính đa dạng di truyền của virus để làm ra những loại vaccine an toàn và có tác dụng tốt nhất.

Đặc biệt, phát hiện này của các nhà khoa học Singapore sẽ là hi vọng tốt đẹp dành cho người nghèo. Vì bằng cách điều chế vaccine để xác định cụ thể từng loại virus và bệnh cho từng bệnh nhân, nên việc sản xuất vaccine có thể được đơn giản hóa và chi phí ít tốn kém hơn. Nhóm nghiên cứu vui mừng chia sẻ rằng vaccine được sản xuất thông qua phát hiện này cũng có thể cải thiện khả năng tiếp cận phương pháp điều trị như vậy.

Vắc xin thường là một biện pháp hiệu quả đầy tiềm năng để điều trị các bệnh nhiễm trùng virus mạn tính, vì vắc xin có thể loại bỏ virus một cách tự nhiên. Tuy nhiên, khi sản xuất những loại vaccine này, y học gặp rất nhiều khó khăn vì vắc xin có thể làm cho phản ứng miễn dịch của bệnh nhân ngày càng yếu đi, hoặc không có tác dụng do tính đa dạng di truyền giữa các loại virus.

Nguồn: Báo Lao động