Tiền trảm hậu tấu nghĩa là gì

(PL)- Thói quen “tiền trảm hậu tấu” ảnhhưởng nghiêm trọng đến nền tảng của xã hội, đến hệ thống hành chính. Đóchính là kỷ cương.

Bạn đang xem: Tiền trảm hậu tấu là gì


Gần đây, dư luận rất bất bình trước việc nhiều địa phương rộ lên tình trạng “tiền trảm hậu tấu”, mà gần nhất là việc Phú Yên cho phá hàng trăm hecta rừng phòng hộ để làm dự án sân golf mà chưa xin Thủ tướng chuyển mục đích sử dụng đất.

Về vấn đề này, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS Nguyễn Sĩ Dũng (ảnh), nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nói: “Tiền trảm hậu tấu là việc ngày xưa các quan chức phong kiến trung thành và quyết đáp thường chém đầu nghịch thần trước rồi trình báo vua sau. Ngày nay, việc “chém đầu” trước rồi mới trình báo “vua” sau là chuyện không còn được ai chấp nhận”.

Rủi ro, hậu quả có khi không thể khắc phục

. Phóng viên: Thưa ông, nhưng xem xét những vụ việc tôi vừa đề cập ở trên, ông nhận xét gì về tình trạng “tiền trảm hậu tấu” này?


Tiền trảm hậu tấu nghĩa là gì


+ TS Nguyễn Sĩ Dũng

: Đúng là trong cách hành xử của rất nhiều cấp chính quyền thì mô thức “tiền trảm hậu tấu” vẫn còn đó. Chúng ta hiểu đó là tình trạng cứ làm trước đã rồi xin phép sau.

Cứ phá rừng trước rồi xin phép hoặc báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng. Cứ cho thuê đất 70 năm trước rồi xin phép sau. Cách làm theo kiểu “tiền trảm hậu tấu” kiểu như thế ngày nay rất rủi ro.

. Những rủi ro ấy là gì, thưa ông?

+ Trước hết, “trảm” rồi mà “tấu” lên, Chính phủ không đồng ý thì sao? Không đồng ý thì rừng cũng đã bị chặt phá rồi. Chi phí khắc phục hậu quả sẽ là rất lớn. Thậm chí có những trường hợp không thể khắc phục hậu quả được. Nhiều khi đã “trảm” rồi thì Chính phủ không đồng ý cũng khó. Ví dụ, đã cam kết với đối tác nước ngoài thì Chính phủ không đồng ý có thể sẽ là vấn đề rất lớn về đối ngoại, cũng như về môi trường đầu tư.

. Nhưng theo tôi, có lẽ vấn đề không chỉ dừng lại ở những rủi ro ấy?

+ Quả đúng là như vậy! Thói quen “tiền trảm hậu tấu” ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền tảng của xã hội, đến hệ thống hành chính. Đó chính là kỷ cương. Mà kỷ cương không được bảo đảm thì công việc sẽ rối loạn, trật tự xã hội sẽ bị đảo lộn.

Tiền trảm hậu tấu nghĩa là gì

Tính lợi ích riêng, chưa nhìn thấu cái chung

. Nếu xem xét các vụ việc “tiền trảm hậu tấu”, chỉ trong lĩnh vực phát triển kinh tế, thực tế là vấn đề này đã diễn ra quá lâu, thường xuyên và rất khó khắc phục, thưa ông?

+ Trước tiên, ta phải nhìn nhận rằng: Nhiều địa phương mong muốn thúc đẩy kinh tế phát triển thật nhanh. Các nhà lãnh đạo địa phương đã hành xử theo cách cái gì có lợi cho dân, cho nước thì làm. Sự quyết đoán như vậy, không phải là không mang lại những kết quả tích cực cho địa phương.

Để giảm thiểu rủi ro, các địa phương này thường đưa vấn đề ra thường vụ quyết. Thường vụ nhất trí cao là họ làm. Những nhà lãnh đạo làm như vậy có trường hợp có cái tâm sáng. Tuy nhiên, tầm nhìn của họ lại bị hạn chế trong khuôn khổ của địa phương. Những cố gắng của họ vì vậy chưa chắc đã bổ sung được giá trị cho định hướng phát triển chung của đất nước.

Xem thêm: Huyết Áp Là Gì Sinh Học 8 - Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8


. Tôi thì cho rằng vấn đề không chỉ nằm ở địa phương. Phải có những bên khác chi phối hoặc liên quan.

+ Thực ra đằng sau mỗi dự án là các nhà đầu tư và các lực lượng khác có lợi ích liên quan. Lãnh đạo các địa phương có thể bị vận động bằng nhiều cách, từ những cách hợp pháp đến những cách hợp pháp vừa phải và thậm chí đến cả những cách hoàn toàn bất hợp pháp.

Việc “tiền trảm hậu tấu” ở đây có vẻ là một hành vi hết sức tiêu cực, vì nó bị các nhóm lợi ích tác động rất nặng nề.

Phải tính lại việc phân quyền

. Nhưng cũng có những quy định rất tường minh rằng những dự án, chủ trương, quyết sách mà vượt thẩm quyền thì phải xin ý kiến Thủ tướng, Chính phủ, thậm chí là Quốc hội?

+ Công bằng mà nói, xin ý kiến Chính phủ nhiều khi rất mất thời gian. Nói là xin ý kiến Chính phủ nhưng thực chất là xin ý kiến cho bằng hết tất cả bộ, ngành có liên quan.

Thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp, Chính phủ chỉ phê duyệt hoặc trả lời sau khi đã có ý kiến đầy đủ của tất cả bộ, ngành hữu quan. Mà như vậy thì nhiều khi phải “chạy” cả các bộ, ngành nữa.

Công văn xin ý kiến bộ, ngành là do Văn phòng Chính phủ trực tiếp gửi nhưng nếu các tỉnh không tìm cách tác động thì cũng khó được câu trả lời đúng hạn.

. Như thế có nghĩa là chúng ta cần phải phân quyền tốt hơn cho các địa phương, hay phải có cách thức gì khác để không xảy ra “tiền trảm hậu tấu” như vừa qua?

+ Mặc dù Hiến pháp năm 2013 đã tạo tiền đề rất quan trọng để chúng ta phân chia quyền lực giữa các cấp chính quyền. Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã chưa thành công trong công việc này.

Công bằng mà nói Chính phủ đã cố gắng phân quyền nhiều hơn cho các địa phương. Tuy vậy, việc phân quyền thường triển khai theo nhu cầu thực tế và chưa đi kèm với các thiết chế giám sát phù hợp nên sự tự tung tự tác đã xảy ra ở khá nhiều nơi.

Hiến pháp đã quy định: “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương” (khoản 2 Điều 112). Nhưng thực tế cho thấy Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã không cụ thể hóa thành công quy định nói trên.

Vì vậy, về lâu về dài, để khắc phục tình trạng “tiền trảm hậu tấu”, quan trọng nhất vẫn là phân chia quyền lực giữa các cấp chính quyền cho rõ.

Hướng dẫn

Tiền trảm hậu tấu có nghĩa là chém trước tâu sau (tiền: trước, trảm: chém, hậu: sau, tấu: tâu, thưa). Trong tiếng Việt thành ngữ tiền trảm hậu tấu thường dùng để chỉ những việc làm không chờ đợi cấp trên, cứ làm, cứ hành động trước, xong xuôi mọi chuyện rồi mới báo cáo, thưa gửi.

Đối với việc chém giết một nhân mạng, một con người mà không cần chờ cấp trên y án, cứ thế mà hành quyết rồi mới tâu thưa, đó là một quyền chỉ được trao cho trong những hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Cho nên, hành vi tiền trảm hậu tấu được coi là hành vi tự quyền ứng phó linh hoạt trong điều kiện không thể chờ lệnh cấp trên.

Song khi không được trao quyền đó mà cứ tiền trảm hậu tấu thì đó lại là hành vi tuỳ tiện, liều lĩnh, vô tổ chức.

Nhấn mạnh ý nghĩa “làm trước, báo cáo sau” thành ngữ tiền trảm hậu tấu trong nhiều trường hợp đồng nhất với hành vi đặt mọi chuyện vào sự đã rồi, đẩy người ta vào thế buộc phải chấp nhận kết quả đó không thể thay đổi, đảo ngược tình thế được nữa.

  • ← Sức dài vai rộng
  • → Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương

Nhiều người thắc mắc Giải thích ý nghĩa tiền trảm hậu tấu là gì? Bài viết hôm nay chiêm bao 69 sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Ý nghĩa tiền trảm hậu tấu:

  • Tiền trảm có nghĩa là đánh – chém trước mắt.
  • Hậu tấu có nghĩa là báo cáo sau khi đã làm được việc trước đó.

Tiền trảm hậu tấu nghĩa là gì

Tiền trảm hậu tấu có nghĩa là ám chỉ việc làm việc gì đó trước khi chưa được thông qua – cho phép rồi hẵng báo cáo sau khi việc đã hoàn thành. Đây là 1 câu từ thường thấy trong các bộ phim trung quốc khi mà chém – giết người trước hòng che lấp mưu đồ của mình rồi hẵng báo cáo sau thì trước sau gì mọi việc cũng đã trót lọt, việc bịt đầu mối như vậy thường có người đứng sau chống lưng nên ít khi bị hỏi tội.

Thế nên câu thành ngữ này được áp dụng đến tận sau này khi mà cuộc sống xã hội ngày càng bon chen nhau – người mưu đồ hãm hại nhau hòng chiếm đoạt tài sản – tranh giành địa vị.

Đồng nghĩa – Trái nghĩa tiền trảm hậu tấu:

Qua bài viết Giải thích ý nghĩa tiền trảm hậu tấu là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

tiền trảm hậu tấu có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu tiền trảm hậu tấu trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ tiền trảm hậu tấu trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ tiền trảm hậu tấu nghĩa là gì.

Chém trước tấu sau. Quyền của kẻ quyền thần; qua rồi, coi như chuyện đã rồi.
  • bán anh em xa, mua láng diềng gần là gì?
  • làm cỗ không lo mất phần là gì?
  • chân trong chân ngoài là gì?
  • ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười, ở hẹp người chê là gì?
  • tốt gỗ hơn tốt nước sơn là gì?
  • nam mô a di đà phật, đổ mật vào nồi, chửa sôi đã nếm là gì?
  • khôn thì trong trí lượng ra, dại thì học lỏm người ta bề ngoài là gì?
  • lá lành đùm lá rách là gì?
  • tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "tiền trảm hậu tấu" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

tiền trảm hậu tấu có nghĩa là: Chém trước tấu sau. Quyền của kẻ quyền thần; qua rồi, coi như chuyện đã rồi.

Đây là cách dùng câu tiền trảm hậu tấu. Thực chất, "tiền trảm hậu tấu" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ tiền trảm hậu tấu là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.