Tiền bảo hiểm xã hội được tính như thế nào năm 2024

Bạn đọc hỏi: Lương của tôi là 5 triệu đồng/tháng, vậy mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mỗi tháng của tôi bao nhiêu?

Ảnh minh hoạ: BHXH Việt Nam.

Theo Công ty Luật TNHH YouMe: Quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013, Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động được xác định như sau:

Bảo hiểm xã hội: 8% (Áp dụng với người ký hợp đồng từ đủ 1 tháng trở lên);

Bảo hiểm thất nghiệp: 1% (Áp dụng với người ký hợp đồng từ đủ 03 tháng trở lên);

Bảo hiểm y tế: 1,5% (Áp dụng với người ký hợp đồng từ đủ 03 tháng trở lên).

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là 10.5%. Hiện nay, công thức tính tiền đóng bảo hiểm xã hội được xác định như sau:

Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nếu tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 5 triệu đồng thì mức tiền đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng như sau:

Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x 5 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng. Cách tính này chỉ áp dụng trong trường hợp 5 triệu đồng đó là mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (bao gồm lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác thuộc diện tính đóng bảo hiểm xã hội).

Trường hợp trong 5 triệu đồng đó có các khoản tiền khác không thuộc diện tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải trừ ra.

Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần?

Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần căn cứ theo khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Bảo hiểm xã hội một lần
...
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Và theo khoản 2 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có hướng dẫn thêm như sau:

Bảo hiểm xã hội một lần
1. Bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động và Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP .
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Theo đó, cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau:

* Công thức tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần:

Mức hưởng BHXH 1 lần = {(1,5 x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)} x Mbqtl

Trong đó: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

* Với trường hợp đóng BHXH chưa đủ 01 năm thì sử dụng công thức sau:

Mức hưởng BHXH 1 lần = 22% x số tháng x tiền lương đóng theo tháng

Tuy nhiên mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Công cụ tính bảo hiểm xã hội một lần: Tại đây.

Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần? (Hình từ Internet)

Số tháng lẻ khi đóng bảo hiểm xã hội được tính như thế nào?

Tại khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định:

Bảo hiểm xã hội một lần
...
4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
...

Theo đó, để thuận tiện cho việc tính toán số tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần, hiện nay thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động có tháng lẻ sẽ được làm tròn theo nguyên tắc sau:

Từ 01 đến 06 tháng được tính là nửa năm = 0,5 năm

Từ 07 đến 11 tháng được tính là một năm = 1 năm

Lưu ý: Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi.

Để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần cần chuẩn bị hồ sơ gì?

Căn cứ Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cụ thể như sau:

Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Theo đó, để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ được nêu trên.

Tiền đóng bảo hiểm xã hội được tính như thế nào?

BHXH Việt Nam trả lời như sau: Mức đóng BHXH 26% trong đó: người lao động đóng 8%, đơn vị đóng 18%. 18% đơn vị đóng bao gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% trong đó: người lao động đóng 1,5%, đơn vị đóng 3%.

1 năm đóng bảo hiểm xã hội được bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 2 điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Mức hưởng BHXH 1 lần của người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

20 năm đóng bảo hiểm xã hội nhận được bao nhiêu tiền?

Theo Luật BHXH 2014 quy định, số năm đóng BHXH tối thiểu để được nghỉ hưu là 20 năm; tối đa với nam là 35 năm sẽ đạt 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, nữ 30 năm đạt 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; nếu vượt trên mức 75% sẽ được tính trợ cấp một lần.

Đóng bảo hiểm xã hội 25 năm được bao nhiêu tiền?

Như vậy, lao động nữ nghỉ hưu năm 2024, nếu đóng đủ 25 năm BHXH sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 65% tiền lương tháng đóng BHXH. Còn đối với lao động nam, từ năm 2022, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH.

Chủ đề