Tiêm thuốc kháng sinh nhiều có sao không

Trước hết phải nhắc lại rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bên cạnh những lợi ích để phòng ngừa và điều trị bệnh, thuốc cũng có thể gây ra những phản ứng bất lợi, những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho người dùng thuốc. 

Tiêm thuốc Kháng sinh phải đề phòng sốc phản vệ

Loại thuốc nào cũng có thể gây ra những tác hại như vậy, nhưng riêng thuốc Kháng sinh (KS) thì mức độ nguy hiểm lại càng cao. Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong ngay sau khi tiêm thuốc KS mặc dù nhân viên y tế đã tuân thủ nghiêm chỉnh quy tắc điều trị khi dùng thuốc. Đó là những ca SPV, một dạng dị ứng thuốc nghiêm trọng và đặc biệt nguy hiểm, nhiều khi là bất khả kháng do cơ địa dị ứng của người được dùng thuốc. Nguy hiểm hơn, SPV có thể xảy ra ở liều dùng rất nhỏ (tức là SPV có thể xảy ra ngay khi thử test), không có dấu hiệu báo trước và mọi phương tiện cấp cứu sau khi đã đưa thuốc vào người đều không cứu được bệnh nhân. Đó là rủi ro không ai mong muốn mà người dùng thuốc cần biết để chia sẻ với ngành y tế nếu có phản ứng có hại nguy hiểm xảy ra trong quá trình dùng thuốc. Tại nhiều địa phương, dị ứng thuốc chiếm tỷ lệ hơn 8,5% dân số, trong đó nguy hiểm nhất là SPV, chiếm khoảng 10% trong số các ca dị ứng thuốc. Trong số người bị SPV, khoảng 10% tử vong. Trong ngành y, SPV được coi là một tai biến kinh hoàng, một dạng dị ứng cấp tính với những biểu hiện rất rầm rộ: người bệnh choáng váng, nổi mày đay, huyết áp tụt, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, mất ý thức...

Chỉ tiêm thuốc KS khi thật sự cần thiết

Tiêm thuốc KS có những ưu điểm là thuốc được hấp thu trực tiếp và trọn vẹn vào máu nên có tác dụng nhanh và hiệu quả cao, đồng thời thuốc không qua hệ tiêu hóa nên không bị dịch tiêu hóa hoặc gan chuyển hóa. Tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch thuốc KS cho phép thuốc nhanh chóng đến ổ nhiễm khuẩn để hoạt chất phát huy tác dụng giúp tăng hiệu quả chữa bệnh. Tuy vậy, khi tiêm thuốc KS cũng cần phải lưu ý một số nhược điểm như phải có dụng cụ thích hợp (ống tiêm, kim tiêm...). Truyền dịch KS thì phải có bộ dây truyền và phải tuyệt đối vô trùng, nếu không sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng (như áp-xe, nhiễm virut viêm gan B, C). Người tiêm thuốc phải là nhân viên y tế đã qua đào tạo biết các kỹ thuật tiêm đúng cách. Tuy nhiên, thuốc tiêm KS dễ gây phản ứng toàn thân hay tại chỗ khi cơ thể không dung nạp thuốc. Khi tiêm các dung dịch thuốc KS có khi gây SPV trầm trọng, vì vậy chỉ dùng thuốc tiêm KS thay cho thuốc uống trong trường hợp cấp cứu, bệnh nhiễm trùng nặng, người bệnh không thể hợp tác uống thuốc hoặc khi dược chất cần sử dụng không có dạng thuốc uống. Khi phải dùng dạng thuốc KS tiêm, cần có sự cân nhắc bởi nếu có tác dụng không mong muốn tiêm thuốc sẽ nguy hiểm hơn uống thuốc và nguy cơ SPV có thể xảy ra ngay ở liều rất nhỏ hoặc xảy ra chậm, tức là có khi đến mũi tiêm thứ hai, thứ ba phản ứng SPV mới xảy ra.

Cách nào để bệnh nhân biết mình bị phản ứng thuốc?

- Phản ứng dị ứng thuốc ngay tức thì, nặng nhất là phản ứng phản vệ mà biểu hiện lâm sàng thường gặp là SPV. Nhẹ hơn thì có thể phản ứng trên da: ngứa, nổi mẩn đỏ da (có thể khu trú tại chỗ hoặc lan ra toàn thân). Phản ứng chậm hơn ở ngoài da sau vài giờ đến vài ngày như hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng Lyell - bong da, tróc niêm mạc toàn thân, bệnh nhân cũng có thể tử vong sau đó vì nhiễm trùng da và nhiễm trùng huyết. Sau khi dùng thuốc, nếu bị các triệu chứng kể trên thì nên đến bệnh viện ngay và thông báo cho bác sĩ biết thuốc mình đã sử dụng thật đầy đủ. Có nhiều triệu chứng mà người bệnh không thể nào biết, như uống thuốc xong bị rối loạn tiền đình, suy thận, mất tế bào máu... thì phải theo dõi nhiều ngày sau dùng thuốc mới nhận biết được bởi những cán bộ có chuyên môn.

- Cần lưu ý các biện pháp dân gian như uống nước đậu xanh, uống nước chanh, lòng trắng trứng... đều không có cơ sở khoa học và không cấp cứu được dị ứng thuốc. Khi đi khám, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ thuốc mình đã bị dị ứng hay phản ứng trước đó (nếu biết). Nên báo cho thầy thuốc tình trạng cơ thể trước đó có dị ứng với thức ăn hay chất lạ như bụi phấn, hoá chất... để có cơ sở đề phòng và hạn chế sử dụng những loại thuốc có nguy cơ cao gây dị ứng hoặc SPV. Không nên lạm dụng thuốc và đặc biệt không tự mua thuốc để điều trị, nhất là KS và một số thuốc chuyên khoa đặc trị, kể cả thuốc nhỏ mắt, bôi ngoài da có chứa KS cũng phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc.     

ThS. LÊ QUỐC THỊNH

Kháng sinh được phân làm nhiều nhóm như nhóm penicillin, cephalosporin, tetracyclin, quinolon. Mỗi nhóm có một số kháng sinh khác nhau. Những kháng sinh thường được sử dụng hiện nay: penicillin, amoxycillin, ampicillin, cephalosporin, erythromicin, tetracylin, doxycyclin, ciprofloxacin, chloramphenicol.

Tiêm thuốc kháng sinh nhiều có sao không

Kháng sinh thường được sử dụng như thế nào?

Phần lớn các nhiễm khuẩn thông thường trong sinh hoạt được chữa bằng uống thuốc kháng sinh. Một số thuốc kháng sinh dùng cho mắt, tai được sử dụng bằng dung dịch, nhỏ giọt. Đối với những nhiễm khuẩn nặng phải sử dụng kháng sinh qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc có khi qua đường truyền dịch nếu cần. Muốn có tác dụng tốt, thầy thuốc phải làm kháng sinh đồ để xác định loại vi khuẩn gây bệnh và chọn kháng sinh thích hợp để có tác dụng tốt; trường hợp xét nghiệm như vậy có thể dùng kháng sinh phổ hẹp (narrow spectrum). Thông thường có thể sử dụng kháng sinh phổ rộng.

Dùng kháng sinh phải dùng đủ liều, đủ thời gian có tác dụng và theo dõi tác dụng của kháng sinh đối với nhiễm khuẩn, như vậy mới có kết quả chắc chắn, tác dụng phụ của kháng sinh thông thường cũng được giảm nhẹ. Một số tác dụng phụ hay gặp là tiêu chảy vì kháng sinh có thể làm thay đổi cân bằng giữa vi khuẩn bình thường và các loại men, nấm (như Candida Albicans).

Dị ứng penicillin có thể gây mẩn đỏ, trường hợp phản ứng phản vệ (sốc phản vệ) có thể đe dọa tính mạng người bệnh cho nên phải hết sức thận trọng, biết được phản ứng dị ứng do thuốc mà tránh dùng loại thuốc đó.

Lạm dụng kháng sinh có hại gì?

Dùng kháng sinh không đúng rất có hại:

Gây lãng phí: Các bệnh do virut không chữa được bằng kháng sinh mà vẫn dùng kháng sinh.

Gây khó khăn cho chẩn đoán: bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp mà dùng kháng sinh sẽ làm cho lu mờ các triệu chứng gây khó chẩn đoán.

Có khi có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây ra phản ứng dị ứng, mẫn cảm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có khả năng gây suy tủy, nhất là trường hợp sử dụng chloramphenicol nhiều.

Một số kháng sinh như streptomycine, kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận.

Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn. Ngày nay các tụ cầu trùng kháng thuốc cephalosporin càng nhiều. Một số vi khuẩn khác cũng kháng thuốc do đó tác dụng chữa trị của kháng sinh ngày càng hạn chế.

Các lý do dẫn đến lạm dụng kháng sinh

Do bệnh nhân: Nhiều người tưởng rằng kháng sinh chữa được bách bệnh, nên hễ bị bệnh là dùng kháng sinh, vì ở ta việc mua bán kháng sinh còn dễ dàng. Khuynh hướng tự mua thuốc, tự chữa bệnh ngày càng phổ biến - đó là lý do dễ lạm dụng kháng sinh.

Do thầy thuốc: Trong thực tế hằng ngày, việc sử dụng kháng sinh cũng rộng rãi. Ví dụ, khi chưa xác định được loại vi khuẩn nào và nên dùng loại kháng sinh nào là thích hợp, nhưng theo yêu cầu của bệnh nhân, một số thầy thuốc cũng dễ chỉ định sử dụng kháng sinh. Biết là chưa thật xác đáng, nhưng một số thầy thuốc vẫn kê đơn kháng sinh. Đó cũng là một cách lạm dụng kháng sinh.

Việc sử dụng thuốc, việc bán thuốc ở nước ta cũng chưa thật chặt chẽ theo quy định nên vẫn xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc trong điều trị. Về vấn đề lạm dụng kháng sinh, từ năm 2001, Tổ chức Y tế Thế giới đã có “Kế hoạch toàn cầu để kiểm soát sự đề kháng kháng sinh” và cấm lạm dụng kháng sinh. Ở nước ta, Bộ Y tế cũng đã có những quy định cụ thể về sử dụng kháng sinh và cấm lạm dụng kháng sinh.

Để hạn chế lạm dụng kháng sinh, trước hết các thầy thuốc phải có trách nhiệm và nêu cao vai trò của người thầy thuốc để hạn chế việc lạm dụng kháng sinh mới mong có tác dụng.

Theo GS. Lê Sĩ Liêm - Báo Sức khỏe & đời sống

Phát minh ra thuốc kháng sinh là 1 trong những cuộc cách mạng trong y học. Loại thuốc này giúp chữa bệnh hiệu quả. Nhưng khi lạm dụng chúng,  tác hại của thuốc kháng sinh thực sự là rất nghiêm trọng. Vậy cụ thể thì thuốc kháng sinh có những tác hại gì? Khi sử dụng thì cần lưu ý gì để giảm bớt tác hại từ thuốc? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

16 tác hại của thuốc kháng sinh đối với sức khỏe

Nếu không được dùng đúng cách, tác hại của thuốc kháng sinh đối với sức khỏe người dùng là cực kỳ nghiêm trọng. Trong đó mỗi một tác hại đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dùng. Vậy để hiểu rõ lý do vì sao nên cẩn trọng khi dùng thuốc kháng sinh thì bạn không thể bỏ qua 16 tác hại của thuốc kháng sinh sau đây.

Tiêm thuốc kháng sinh nhiều có sao không

Thuốc kháng sinh

Tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột

Có thể nói, kháng sinh có sức tàn phá cơ thể người dùng rất là lớn. Trong đó nó có khả năng hủy hoại các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột một cách nhanh chóng. Từ đó gây ra rối loạn tiêu hóa. Nhẹ thì chỉ bị tiêu chảy, táo bón. Nặng thì nó gây ra các bệnh về đường ruột.

Theo phân tích từ các chuyên gia thì tác hại nghiêm trọng nhất của thuốc kháng sinh đối với đường ruột chính là làm gia tăng bệnh tự miễn đường ruột. Những bệnh này xảy ra khi hệ miễn dịch cơ thể không làm đúng chức năng của mình. Thuốc kháng sinh sử dụng trong một thời gian dài sẽ phá vỡ sự cần bằng này. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch. Đồng thời nó sẽ khiến cơ thể phát sinh bệnh mãn tính, nhiễm trùng,….

Gia tăng bệnh hen suyễn

Đây cũng là một trong những tác hại của thuốc kháng sinh mà bạn nên biết. Bởi vì khi mắc bệnh này thì người bệnh rất dễ tử vong. Trong đó trẻ nhỏ chiếm tỷ lệ tử vong càng cao.

Tiêm thuốc kháng sinh nhiều có sao không

Tác hại của thuốc kháng sinh

Theo kết quả của một số công trình nghiên cứu thì việc sử dụng thuốc kháng sinh khi còn sẽ dễ khiến bạn bị hen suyễn. Ngoài ra, các bệnh như viêm màng mũi, eczema cũng rất dễ mắc phải nếu dùng kháng sinh không đúng cách. Những người thường xuyên phải dùng thuốc kháng sinh bị mắc các bệnh này chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với những người không dùng thuốc.

Gây tổn thương gan

Tác hại tiếp theo mà thuốc kháng sinh gây ra cho sức khỏe của người dùng chính là làm tổn thương gan. Và nếu bạn là người từng được bác sĩ kê thuốc kháng sinh thì sẽ biết phải làm các xét nghiệm gan rồi mới được cấp thuốc. Qua việc này đủ để thấy, thuốc kháng sinh có hại như thế nào đối với gan.

Làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Tác hại của thuốc kháng sinh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Có nhiều nhà khoa học đã tiến hành các cuộc khảo sát so sánh dữ liệu của người dùng thuốc kháng sinh với người bị ung thư. Sau quá trình phân tích, so sánh thì họ phát hiện ra nhiều điểm bất thường. Một trong số đó là tác hại từ việc sử dụng thuốc kháng sinh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Tiêm thuốc kháng sinh nhiều có sao không

Thuốc kháng sinh gây nhiều tác hại nghiêm trọng

Hơn nữ tỷ lệ mắc các bệnh ung thư giữa người dùng thuốc và người thường cũng cao hơn. Những căn bệnh ung thư có thể mắc phải khi bạn sử dụng 1 số loại thuốc kháng sinh trong một thời gian dài.

  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Ung thư vú
  • Ung thư ruột kết
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung  thư da
  • Ung thư tuyến giáp
  • Ung thư thận cao gấp 1,5 lần,…

Tăng cân

Sẽ không ai nghĩ rằng việc dùng thuốc kháng sinh lại có thể làm tăng cân. Tuy nhiên trên thực tế thì việc tăng cân này là tác hại mà thuốc gây ra. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh hay những bé mới biết đi càng dễ gặp phải vấn đề này.

Sản sinh ra nhiều loại siêu vi khuẩn cho cơ thể

Sử dụng thuốc kháng sinh một cách tùy ý là điều cần tránh. Việc tự ý sử dụng thuốc mà không theo sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ khiến bạn gặp họa lớn. Mối hiểm họa khôn lường nhất chính là nó sẽ giúp tạo ra hiện tượng siêu vi khuẩn kháng thuốc. Lúc này việc sử dụng thuốc không còn có tác dụng điều trị bệnh. Thay vào đó nó tích tụ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người dùng.

Loại siêu vi khuẩn được hình thành do tác dụng của thuốc kháng sinh có thể làm cơ thể bạn nhờn thuốc. Bất kể loại thuốc nào mà nó tiếp xúc cũng sẽ bị mã hóa. Như vậy khi bạn cần sử dụng thuốc để điều trị bệnh sẽ không còn tác dụng. Từ đó không thể đáp ứng được nhu cầu điều trị như đối với người bình thường. Tình trạng này còn được biết đến với tên gọi "kháng thuốc kháng sinh".

Tiêm thuốc kháng sinh nhiều có sao không

Tác hại của thuốc kháng sinh – Gây tăng cân

Gây độc thính giác, giảm khả năng nghe

Trong nhiều loại thuốc kháng sinh có chứa thành phần gây độc với thính giác. Do đó việc sử dụng 1 số loại thuốc kháng sinh thường xuyên sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng cho thính giác, làm giảm khả năng nghe. Tác hại này có thể hình thành ngay sau khi bạn sử dụng thuốc. Trong một số trường hợp thì có thể sẽ mất vài tuần, vài tháng mới bị.

Biểu hiện đầu tiên là ù tai. Lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng mất thính lực. Một khi thính lực đã bị tổn thương sẽ khó thể bình phục và việc điều trị chẳng hề dễ dàng.

Gây suy tủy và các bệnh khác

Tác hại của thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng như thế nào? Đó chính là khả năng gây suy tủy và các bệnh khác. Trong đó việc bạn sử dụng chloramphenicol nhiều sẽ khiến rủi ro này tìm đến bạn nhanh hơn.

Ngộ độc thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh như con dao hai lưỡi. Một mặt nó giúp chữa trị bệnh hiệu quả. Mặt khác nó gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Và trong số rất nhiều tác hại của thuốc kháng sinh thì có tác hại gây ngộ độc. Ngộ độc thuốc xảy ra khi bạn quá lạm dụng và sử dụng nhiều trong một lần. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc với nhau mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ sẽ rất dễ bị ngộ độc.

Tiêm thuốc kháng sinh nhiều có sao không

Lạm dụng thuốc gây ngộ độc

Thuốc khi được đưa vào cơ thể đều dễ dàng hấp thụ một cách nhanh chóng. Chỉ cần 5 đến 10 phút là nó sẽ được chuyển hóa ở gan, đào thải qua thận. Vì vậy đối với những người có thể trạng yếu ớt hay trẻ nhỏ thì việc dùng nhiều thuốc kháng sinh rất nguy hiểm. Gan, thận hoạt động chậm chạp nên gây nên hiện tượng tích tụ và ngộ độc thuốc.

Gây dị ứng

Một số nhóm thuốc khánh sinh có tác dụng phụ là gây dị ứng. Tình trạng di ứng sau khi dùng thuốc sẽ là ngứa, xuất hiện các đốm đỏ trên da. Nếu tình trạng dị ứng thuốc nghiêm trọng thì nó có thể gây viêm da nặng. Hoặc có thể xuất hiện hội chứng Stevens – Johnson. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như:

  • Khó thở
  • Sưng lưỡi
  • Sưng họng
  • Nổi mề đay,…

Gây dị tật cho thai nhi

Trong thuốc kháng sinh có chứa nhiều thành phần có thể gây dị tật cho thai nhi. Đặc biệt là sử dụng thuốc với số lượng ngoài mức cho phép sẽ dễ khiến thai nhi bị dị tật. Vì vậy trong giai đoạn mang thai các bác sĩ thường khuyến cáo các mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh.

Tiêm thuốc kháng sinh nhiều có sao không

Thuốc kháng sinh không tốt cho mẹ bầu

Tác hại của thuốc kháng sinh có thể gây co giật

Đây là một trong những tác hại của thuốc kháng sinh đã được ghi nhận ở nhiều trường hợp. Trong đó những người mắc các bệnh như: bị động kinh, có tiền sử co giật sẽ rất dễ gặp phải tình trạng này khi dùng thuốc kháng sinh không đúng cách. 

Còn đối với những người không mắc các chứng bệnh này nhưng có thói quen lạm dụng thuốc càng nghiêm trọng hơn. Bởi vì việc sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trong 1 số trường hợp dẫn đến co giật, hôn mê.

Gây buồn ngủ

Uống thuốc kháng sinh gây buồn ngủ là tác hại ít nghiêm trọng nhất. Có 1 số loại thuốc có tác dụng phụ là gây buồn ngủ sau khi uống, có thể là do chúng có tác dụng an thần. Với những loại thuốc này, người bệnh cần lưu ý thời điểm uống, Không uống nếu phải lái xe đường dài để tránh hậu quả nguy hiểm.

Gây stress

Gây stress là một trong những tác hại của thuốc kháng sinh rất phổ biến. Tác hại này vẫn chưa được kiểm nghiệm một cách chính xác. Tuy nhiên ý kiến của các nhà khoa học cho rằng:

Tiêm thuốc kháng sinh nhiều có sao không

Stress – Tác hại từ thuốc kháng sinh

  • Một số thuốc kháng sinh có chứa thành phần gây ức chế hoạt động của dây thần kinh.
  • Một số loại thuốc khác gây độc tế bào. Vì vậy nó làm ảnh hưởng quá trình trao đổi chất trong cơ thể khiến người dùng căng thẳng, mệt mỏi.

Gây đột quỵ

Nếu dựa theo những tác hại của thuốc kháng sinh được nêu ở trên có thể thấy rõ một số điểm như:

  • Thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho hệ thần kinh
  • Tim mạch cũng bị ảnh hưởng khi dùng các loại thuốc này.
  • Dùng thuốc quá nhiều còn dễ gây đột quỵ,…

Gây rối loạn kinh nguyệt

Tác hại tiếp theo của việc dùng thuốc kháng sinh là gây rối loạn kinh nguyệt. Nếu uống thuốc kháng sinh trước kỳ hành kinh thì ngày hành kinh sẽ bị đẩy xa ra khoảng 3 đến 4 ngày hoặc nhiều hơn thế. Trường hợp nghiêm trọng thì có thể gây mất kinh trong kỳ đó.

Tiêm thuốc kháng sinh nhiều có sao không

Dùng thuốc kháng sinh gây rối loạn kinh nguyệt

6 Lưu ý để giúp giảm tác hại của thuốc kháng sinh

Những tác hại của thuốc kháng sinh nhẹ hay nghiêm trọng đều tồn tại ngay khi bạn sử dụng. Vì vậy để bảo vệ cơ thể một cách an toàn bạn cần biết cách để làm giảm những tác hại này. Sau đây là 7 lưu ý để giúp giảm tác hại của thuốc mà bạn không nên bỏ qua.

Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh

Việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng mà ta không thể nào lường trước được. Bởi vì:

  • Bạn sẽ không thể nào nhận biết được đâu là loại thuốc đúng để điều trị bệnh mà mình gặp phải.
  • Liều lượng thuốc uống là bao nhiêu
  • Thuốc có tác dụng phụ gì khi sử dụng
  • Mua thuốc bừa bãi còn dễ sử dụng phải loại thuốc kém chất lượng
  • Bạn không biết được loại thuốc nào bị cấm
  • Dùng sai thuốc còn dễ dàng bị ngộ độc,….

Đây chính là lý do mà bạn không nên tự ý quyết định sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào. Thay vào đó bạn cần phải thăm khám kỹ càng để được bác sĩ chẩn đoán bệnh. Sau đó uống thuốc theo đơn mà bác sĩ kê.

Không ngưng sử dụng thuốc kháng sinh nửa chừng hoặc kéo dài quá chỉ định

Thông thường, khi bạn sử dụng thuốc cần phải có một quá trình để thuốc phát huy hết tác dụng. Trong một số trường hợp thì thời gian dùng thuốc có thể phải cần một thời gian dài. Nếu tuân thủ đúng thì bạn sẽ hạn chế được những tác hại mà thuốc có thể gây ra.

Tiêm thuốc kháng sinh nhiều có sao không

Uống thuốc đúng quy định giảm tác hại

Bạn tuyệt đối không được tự ý ngưng dùng thuốc khi thấy bệnh tình đã thuyên giảm. Hoặc tự ý kéo dài thời gian sử dụng thuốc. Bởi vì nó không chỉ làm bệnh không khỏi mà còn có thể gây phát sinh ra nhiều bệnh. Hậu quả để lại cũng rất nặng nề với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Không dùng các thuốc kháng sinh đã hết hạn sử dụng

Những tác hại của thuốc kháng sinh nhiều phần cũng đến từ việc sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng. Bởi khi hết hạn, một số chất có trong thuốc sẽ chuyển thành chất độc tính gây hại. Do đó sử dụng phải những loại thuốc này sẽ cực kỳ nguy hiểm.

Vậy nên cách giảm thiểu những tác hại của thuốc kháng sinh là lựa chọn thuốc còn thời hạn. Những sản phẩm gần thời hạn cho phép cũng nên hạn chế sử dụng. Điều này sẽ tốt sức khỏe,  an toàn cho tính mạng của bạn.

Không tự kê đơn hoặc sử dụng thuốc của người khác

Thuốc kháng sinh để sử dụng hiệu quả phải đúng người đúng bệnh. Vì vậy để hạn chế những tác hại của thuốc thì bạn nên tuân thủ vấn đề này. Hơn nữa bạn tuyệt đối không tự ý kê đơn theo ý của mình.

Tiêm thuốc kháng sinh nhiều có sao không

Uống thuốc kháng sinh theo bác sĩ

Ngoài ra bạn cũng không được sử dụng thuốc của người khác. Vì mỗi người có biểu hiện và giai đoạn phát triển của bệnh là khác nhau. Các loại thuốc chỉ định cũng khác nhau. Do đó nếu dùng bừa thuốc người khác để lại sẽ dễ gây ra những tác hại nghiêm trọng.

Uống thuốc kháng sinh đúng theo liều lượng chỉ dẫn của bác sĩ

Đây là cách giúp giảm thiểu tác hại của thuốc kháng sinh tốt nhất. Bởi vì bác sĩ kê đơn thuốc dựa trên tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải. Do đó khả năng gây hại cho người dùng là hoàn toàn được loại bỏ. Vì vậy bạn có thể yêu tâm sử dụng thuốc mà không phải lo lắng bất cứ điều gì. Quá trình điều trị cũng an toàn, hiệu quả hơn.

Uống thuốc kháng sinh đúng thời gian quy định

Dùng thuốc kháng sinh đủ liều, đủ thời gian là điều quan trọng. Trong đơn quy định thời gian sử dụng thuốc trong bao lâu? Điều này bạn phải nắm thật rõ để thực hiện cho đúng. Nếu thực hiện đúng yêu cầu về thời gian sử dụng thuốc thì quá trình điều trị sẽ thu được kết quả tích cực. Đây được xem là một trong những cách đơn giản giúp bạn giảm tác hại của thuốc kháng sinh.

Tiêm thuốc kháng sinh nhiều có sao không

Tuân thủ thời gian uống thuốc

6 Lưu ý khác khi uống thuốc kháng sinh

Ngoài những lưu ý trên thì để giảm thiểu được những tác hại của thuốc kháng sinh vẫn có nhiều điểm bạn phải để ý. Trong đó 6 lưu ý tiếp theo đây chắc chắn sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng thuốc mà không phải lo lắng gì.

Tiêm thuốc kháng sinh nhiều có sao không

Không dùng thuốc kháng sinh cho người chống chỉ định

Không sử dụng thuốc kháng sinh cho người bị chống chỉ định với thành phần thuốc

Trên bao bì, giấy hướng dẫn luôn ghi rõ những người bị chống chỉ định sử dụng thuốc. Vậy nên bạn cần xác định xem mình có thuộc những đối tượng này hay không. Đối với những người được chống chỉ định thì nên tránh xa các loại thuốc kháng sinh. Đây là cách để bạn bảo vệ sức khỏe của bạn thân và hạn chế gây ra các tác hại của thuốc kháng sinh.

Không dùng các loại thuốc kháng sinh mạnh khi chưa cần thiết

Thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn có lợi. Điều này sẽ khiến cơ thể bị tổn hại rất lớn. Mặt khác nó cũng dễ làm cơ thể sản sinh ra nhiều siêu vi khuẩn kháng thuốc. Vì vậy để an toàn bạn không nên sử dụng thuốc một cách bừa bãi.

BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC