Tiêm 6 trong 1 bao lâu thì sốt

Trẻ đi tiêm phòng về bị sốt là một trong các phản ứng thường thấy sau khi trẻ tiêm chủng. Vì vậy, không ít bố mẹ xót con luôn tìm kiếm cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng hiệu quả. Bài viết của chuyên gia Hapacol sẽ làm rõ cho bạn nguyên nhân bé bị sốt sau khi tiêm phòng và cách phòng ngừa sau này

Trong vài trường hợp, sau khi được tiêm chủng, bé sẽ có dấu hiệu phát sốt.

Tình trạng này thường khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu. Do đó, lúc này, cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng là mối bận tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. 

1. Trẻ tiêm phòng bị sốt và Những tình trạng không mong muốn sau khi tiêm phòng

Vắc xin có thể giúp trẻ xây dựng “hệ thống phòng ngự” kiên cố trước các bệnh lý.

Tuy nhiên, đồng thời, loại thuốc này cũng có khả năng dẫn đến một số tác dụng phụ khó chịu ở trẻ trong vòng 48 giờ đầu kể từ lúc tiêm chủng, chẳng hạn như: 

  • Trẻ tiêm phòng bị sốt hoặc kích ứng
  • Buồn ngủ và ngủ nhiều
  • Khu vực tiêm sưng đỏ, kéo dài khoảng 3 – 4 ngày, thường phát sinh do xuất huyết dưới da

Tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao đại diện cho việc cơ thể đang đối phó với sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh.

Tiêm 6 trong 1 bao lâu thì sốt

Bố mẹ nên theo dõi, kiểm tra nhiệt độ của bé sau khi tiêm phòng

Trong khi đó, thành phần chính của vắc xin lại là virus. Vì vậy, sau khi tiêm phòng, trẻ có khả năng phát sốt. 

Thực tế, hầu hết trường hợp, cơn sốt sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Tuy nhiên, nó có thể khiến trẻ vô cùng khó chịu. Lúc này, không ít bố mẹ vì xót con sẽ cố gắng tìm cách hạ sốt và thắc mắc liệu trẻ có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng hay không.

2. Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng

Vấn đề được bố mẹ quan tâm nhiều nhất sau khi trẻ tiêm chủng là thân nhiệt của bé tăng cao.

Tiêm 6 trong 1 bao lâu thì sốt

Đảm bảo trẻ không có dấu hiệu sốt sau khi tiêm ngừa

Lúc này, tùy vào độ tuổi của bé, bạn có thể áp dụng một số cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng như sau:

Đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi

Rất khó để đảm bảo việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh không bị sốt, vì điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Nếu trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt, tắm hoặc lau người cho bé bằng nước ấm không chỉ góp phần hạ sốt cho trẻ mà còn giúp trẻ giảm đau cơ.

Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên thực hiện biện pháp này trong vòng 5 – 10 phút nhằm tránh tình huống bé bị cảm lạnh.

Sau đó, hãy cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Vải cotton là lựa chọn lý tưởng nhất trong trường hợp này.

Bên cạnh đó, bạn có thể giảm đau hạ sốt cho trẻ sau tiêm phòng bằng thuốc hạ sốt. Lúc này, tình trạng đau cơ và sốt ở trẻ sơ sinh sẽ thuyên giảm khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Tuy nhiên, trước khi cho bé dùng bất kỳ thuốc hạ sốt nào, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước, đặc biệt là khi bé sốt cao sau khi tiêm phòng. Đối với trường hợp sốt nhẹ, việc dùng thuốc là không cần thiết.

Mặt khác, bạn cần lưu ý không để trẻ uống aspirin để hạ sốt, vì loại thuốc này gây tăng nguy cơ phát sinh hội chứng Reye, một vấn đề sức khỏe hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bé. 

Ngoài ra, bố mẹ cũng đừng quên cung cấp dinh dưỡng cho bé. Cơn sốt sẽ làm tăng nguy cơ mất nước ở trẻ. Do đó, bạn nên khuyến khích bé uống sữa mẹ hoặc sữa dành cho trẻ sơ sinh. 

Sốt cao có nguy cơ là dấu hiệu cơ thể phản ứng nghiêm trọng với vắc xin. Vì vậy, nếu bé sốt cao sau khi tiêm phòng và nếu thân nhiệt của bé vượt mức 38ºC, bạn hãy lập tức liên hệ với bác sĩ để được tư vấn y tế.

Ngoài ra, bạn cũng cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu thấy bé có biểu hiện:

  • Khó thở
  • Sưng cổ họng
  • Nổi mề đay
  • Da xanh xao
  • Biếng ăn, không muốn ăn uống

Đối với trẻ từ 2 – 6 tháng

Khi bước vào giai đoạn 2 – 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch của trẻ đã được củng cố nhiều so với lúc mới sinh.

Vì vậy, bạn có thể cho bé uống paracetamol như một cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng, chỉ cần bé vẫn tỉnh táo và có thể bú sữa mẹ.

Tiêm 6 trong 1 bao lâu thì sốt

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Bạn sẽ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức, nếu trẻ rơi vào bất kỳ trường hợp nào dưới đây, bao gồm: 

  • Nhiệt độ cơ thể đo tại trực tràng trong khoảng 38ºC và kéo dài quá 24 giờ.
  • Bé cần thay tã ít nhất 6 giờ một lần, dù khối lượng thức ăn bé tiêu thụ ít hơn đáng kể so với trước khi tiêm chủng.
  • Trẻ bị khó thở, dẫn đến tình huống khó ăn và khó ngủ. 
  • Nhịp thở của bé tăng nhanh do sốt cao. Thông thường, trẻ ở độ tuổi này chỉ thở khoảng 40 nhịp trong một phút. 
  • Bé có dấu hiệu thờ ơ, không muốn ăn uống ngay cả khi đã hạ sốt.

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Theo bác sĩ, ngoài paracetamol, trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi còn có thể dùng thêm ibuprofen để hạ sốt. Thêm vào đó, bố mẹ hãy áp dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ giảm nhiệt độ cơ thể cho bé, ví dụ như:

  • Lau người bé bằng nước ấm
  • Cho trẻ uống nhiều nước
  • Để bé nghỉ ngơi nhiều
  • Chườm khăn đã thấm qua nước ấm hoặc mát và vắt khô lên trán trẻ

Mặt khác, nếu trẻ có những dấu hiệu sau, bạn nên mau chóng đưa bé đến bệnh viện, chẳng hạn như: 

  • Tình trạng sốt của bé (khoảng 38ºC) kéo dài 48 giờ hoặc hơn, kể cả khi không có sự hiện diện của các triệu chứng khác như sổ mũi, ho, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
  • Trẻ sốt liên tục trong 3 ngày, kèm theo dấu hiệu tiêu chảy, ho, chảy nước mũi và nôn.
  • Bé bị nghẹt mũi.
  • Cơn sốt đã thuyên giảm nhưng lại tái phát sau đó vài ngày.
  • Trẻ khó thở hoặc nhịp thở nhanh.
  • Bé có dấu hiệu mất nước, ví dụ như tã lâu đầy.
  • Trẻ vẫn còn biểu hiện thờ ơ, đờ đẫn dù đã uống thuốc hạ sốt.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Paracetamol là thuốc hạ sốt phổ biến và hiệu quả đối với mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ tuổi cũng như cân nặng của bé mà liều lượng thuốc được sử dụng cũng sẽ khác nhau, bao gồm:

Độ tuổi và cân nặngLiều lượng thuốc nên dùng
1 – 3 tháng tuổi (3 – 5kg)40mg paracetamol
4 – 11 tháng tuổi (5 – 8kg)80mg paracetamol
12 – 23 tháng tuổi (8 – 10kg)120mg paracetamol
2 – 3 tuổi (10 – 16kg)160mg paracetamol
4 – 5 tuổi (16 – 21kg)240mg paracetamol

Trẻ có thể dùng paracetamol với liều lượng 10 – 15mg/kg.

Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý khoảng thời gian giữa hai lần cho trẻ uống thuốc nên là 4 – 6 giờ. Bố mẹ cũng không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước khi chích ngừa, và luôn nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo:

What to do after the shots. https://www.abcdpediatrics.com/resources/what-to-do-after-the-shots/

My Infant Gets a Fever After Shots. https://www.livestrong.com/article/526764-my-infant-gets-a-fever-after-shots/

Vaccine Side Effects/Fever Management. https://www.nwcppediatrics.com/contents/vaccine-side-effectsfever-management.

An toàn tiêm chủng không chỉ là vấn đề chất lượng vắc xin hay tuân thủ quy trình kỹ thuật của nhân viên y tế, mà nó còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, theo dõi trẻ tại gia đình.

TS. Nguyễn Văn Cường, chuyên gia Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR) lưu ý các bậc cha mẹ về việc không nên làm sau tiêm chủng, đó là sử dụng thuốc không theo chỉ định của cán bộ y tế, bao gồm sử dụng thuốc hạ sốt; chườm, đắp, bôi thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm, kể cả thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Chuyên gia cũng lưu ý thêm, các bà mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Không có chống chỉ định tiêm vắc xin với các trẻ béo phì, các cháu suy dinh dưỡng. Cha mẹ cũng cần phải chủ động cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch.

Theo TS. Nguyễn Văn Cường, phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin là đau tại chỗ tiêm trong vòng 24 giờ, sốt nhẹ (dưới 38,5oC), một số vắc xin (như sởi - rubella có thể có phát ban 7 - 10 ngày sau tiêm chủng, chiếm khoảng 2% các trường hợp).

Hiếm gặp các phản ứng nặng: co giật, tím tái, khó thở sau tiêm vắc xin. Tuy nhiên, khi thấy có các biểu hiện bất thường khác nào về sức khỏe sau tiêm chủng hoặc khi phản ứng thông thường như: sốt, đau, hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc ...) kéo dài trên một ngày hoặc gia đình không yên tâm về sức khỏe của trẻ thì cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí.

Tiêm 6 trong 1 bao lâu thì sốt

 Bà mẹ cần lưu ý những hướng dẫn bảo đảm an toàn cho trẻ sau tiêm chủng

“Nguyên tắc chung” cho tiêm chủng an toàn

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib... Các bậc cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình. Các vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng là an toàn, 100% các lô sản phẩm được kiểm định. Để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng các bà mẹ, người chăm trẻ cần lưu ý:

-  Không để trẻ bị đói trước khi đi tiêm chủng. Cho trẻ ăn uống bình thường sau tiêm.

- Cần chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm chủng. Hỏi cán bộ y tế loại vắc xin trẻ được tiêm.

- Chú ý và thường xuyên theo dõi trẻ sau tiêm chủng: 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 24 giờ sau tiêm.

- Khi trẻ sốt, các bà mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

 - Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình sau khi tiêm cần liên lạc với cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.

-  Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái ... các bà mẹ cần đưa  ngay trẻ tới cơ sở y tế. Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.

Vì sự an toàn của trẻ các bà mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

Dự án TCMR