Tiêm 2 mũi vacxin cách nhau bao lâu

Thông tin mới
  • Tiêm 2 mũi vacxin cách nhau bao lâu
    Mục đích và ý nghĩa khi thực hiện : Test kháng thể Covid là gì?

    1. Test kháng thể Covid là gì? Test kháng thể

  • Tiêm 2 mũi vacxin cách nhau bao lâu
    2 trong các dấu hiệu sau được xem là ca nghi mắc COVID-19

    Thay vì phải đáp ứng 2 yếu tố về biểu hiện lâm sà

  • Tiêm 2 mũi vacxin cách nhau bao lâu
    Bổ sung dinh dưỡng sau khi khỏi sốt xuất huyết

    Sau khi khỏi sốt xuất huyết bổ sung dinh dưỡng ch

  • Tiêm 2 mũi vacxin cách nhau bao lâu
    Mức độ nguy hiểm của hai biến thể nhánh Delta

    Hai biến thể AY.25 và AY.27 dường như dễ lây

  • Tiêm 2 mũi vacxin cách nhau bao lâu
    5 triệu chứng COVID-19 phổ biến nhất ở người tiêm vaccine: Rất khác dấu hiệu cũ

    Các chuyên gia cảnh báo rằng các triệu chứng COVI

  • Tiêm 2 mũi vacxin cách nhau bao lâu
    Chăm sóc và nhận biết Covid-19 tăng nặng ở trẻ nhỏ

    Theo Bộ Y tế,trẻ mắc Covid-19 nhẹ có thể được đi

  • Tiêm 2 mũi vacxin cách nhau bao lâu
    Gan nhiễm mỡ và những điều cần biết

    1. Gan nhiễm mỡ là gì? Ganlà một c

  • Câu Hỏi Thường Gặp
  • Chưa phân loại
  • Covid19
  • Dinh Dưỡng
  • Mẹ bầu
  • Người cao tuổi
  • Sức khỏe
  • Thiết bị
  • Tin Tức
  • Trẻ em
  • Ung thư
  • Vaccine Covid-19
  • Xét nghiệm
27 Tháng Chín, 2021
Tiêm 2 mũi vacxin cách nhau bao lâu

Tiêm Vaccine là lá chắn an toàn bảo vệ bạn và gia đình trước dịch bệnh Covid-19. Tại Việt Nam hiện nay có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng bao gồm: Vaccine Moderna (Mỹ), Astra Zecera (Anh), Pfizer (Mỹ Đức), Sinopharm Sinovax Vero cell(Trung Quốc), Sputnik (Nga)

Tiêm cùng loại hay khác loại vắc xin cho hiệu quả tốt hơn?

Theo hướng dẫn tại Công văn 6030/BYT-DP 2021 của Bộ Y tế thì những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất nếu người được tiêm chủng đồng ý. Không sử dụng vắc xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca.

Cụ thể:

Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 AstraZeneca hoặc Pfizer (nếu người tiêm đồng ý)

Mũi 1 Sinopharm + Mũi 2 Sinopharm

Mũi 1 Pfizer + Mũi 2 Pfizer

Mũi 1 Moderna + Mũi 2 Moderna.

Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 không được phép sử dụng Moderna.

Khoảng cách 2 mũi tiêm là bao lâu?

Cả 06 loại vắc xin được cấp phép đều cần 2 mũi tiêm để tạo miễn dịch cho cơ thể. Theo Quyết định 3588/QĐ-BYT, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm như sau:

Vaccine AstraZeneca: Mũi 1 cách mũi 2: 8-12 tuần.

Vaccine Gam-COVID-Vac (Tên gọi khác là SPUTNIK V): Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần.

Vaccine Comirnaty Pfizer: Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần

Vaccine SARSCoV-2 Vaccine (Tên gọi khác là Vero Cell): Mũi 1 cách mũi 2: 3-4 tuần.

Vaccine Moderna: Mũi 1 cách mũi 2: 4 tuần

Đây là khoảng cách mũi tiêm thứ 2 cho tác dụng vắc xin đạt hiệu quả nhất.

Phụ nữ mang thai có nên tiêm ?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người mang thai từ 13 tuần trở lên có thể cân nhắc tiêm vaccine Covid-19, tiêm ở cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Các loại vaccine hiện có ở Việt Nam đều có thể tiêm cho thai phụ và người đang cho con bú, trừ vaccine Sputnik V chống chỉ định với nhóm này.

Những lưu ý quan trọng sau khi tiêm vắc xin

Tại Quyết định 3588/QĐ-BYT Bộ Y tế đưa ra những lưu ý quan trọng đối với người sau khi tiêm vắc xin, cụ thể:

Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng phòng COVID-19.

Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng.

Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

+ Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

+ Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Đăng trong Covid19, Vaccine Covid-19 | Tags: Covid-19, Phụ nữ mang thai có nên tiêm, VẮC XIN COVID-19, Vaccine covid-19