Thực trạng sử dụng thuốc la trên the giới

II. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% ca bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tỷ lệ hút thuốc lá trên toàn thế giới khoảng 47% nam giới và 12% nữ giới. Ở các nước đang phát triển là 48% nam giới và 7% nữ giới hút thuốc lá, nghĩa là mỗi ngày có 10.000 người chết do thuốc lá. Ước tính ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc. Vào năm 2030, con số này sẽ tăng thành 70.000 ca mỗi năm.

          WHO đã công bố những số liệu cho thấy, bên cạnh những tiến bộ trong công tác kiểm soát thuốc lá đã đạt được, thì vẫn chưa có quốc gia nào thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các biện pháp và vạch ra một hướng tiếp cận để Chính phủ các nước áp dụng, nhằm ngăn chặn hàng chục triệu nạn nhân chưa trưởng thành sẽ chết vào giữa thế kỉ này.

          Ngày 21/8/2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1315/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá.

          Tại Đà Nẵng, ngày 22/02/2010, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (Ban hành kèm theo Quyết định số1338/UBND-QĐ ngày 22/02/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng) với mục tiêu hạ thấp tỷ lệ sử dụng thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá, nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng về việc thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá tại thành phố, xây dựng môi trường không khói thuốc tại những nơi công cộng, các cơ quan hành chính, các cơ sở y tế và các trường học trên địa bàn thành phố.

          Mặc dù đã có sự cam kết của Chính phủ đối với vấn đề kiểm soát thuốc lá và đặc biệt đã có sự thi hành chính sách không hút thuốc, nhưng hiệu lực và sự tuân thủ vẫn còn yếu. Việt Nam nằm trong số những nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Sự chấp nhận của xã hội đối với hành vi hút thuốc lá tại nơi công cộng, và tỷ lệ hút thuốc thụ động của Việt Nam tương đối cao. Thực trạng này vẫn sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi sự thực hiện và thi hành chính sách không khói thuốc được cải thiện.

III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mục tiêu chung

Mô tả thực trạng hút thuốc lá và việc thực hiện các chính sách về thuốc lá tại thành phố Đà Nẵng, đồng thời đề xuất các giải pháp kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá.

2. Mục tiêu cụ thể

          - Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá và nhận thức của người dân về các chính sách kiểm soát và phòng chống tác hại của thuốc lá;

          - Tìm hiểu các chính sách và thực hiện các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá bao gồm: Khả năng thực hiện, kết quả thực hiện, khó khăn, thuận lợi;

          - Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh công tác kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Nghiên cứu định lượng

          - Nội dung: Xác định tỷ lệ hút thuốc, thực trạng hút thuốc lá, đồng thời nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi của đối tượng về các chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá;

          - Công cụ: Bảng phỏng vấn cá nhân;

          - Chọn mẫu: Cỡ mẫu tính theo phương pháp phân 30 cụm:

n = n’ x 210%

2. Nghiên cứu định tính

          - Tổng hợp các văn bản về chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá;

          - Phỏng vấn sâu;

          - Thảo luận nhóm tập trung;

          - Quan sát thu thập các hình thức quảng cáo, tiếp thị thuốc lá…;

          - Công cụ: Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu, bảng kiểm quan sát, bảng hướng dẫn thảo luận;

          - Chọn mẫu: 36 cuộc phỏng vấn sâu và 10 cuộc thảo luận nhóm (8 – 10 người) tập trung.

V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

          - Người dân từ 18 tuổi trở lên (do nghiên cứu này đề cập đến chính sách nên phải tìm hiểu ở các đối tượng đủ khả năng tiếp cận và hiểu biết các nội dung liên quan đến chính sách);

          - Đại diện các sở ban ngành, tổ chức, đoàn thể tuyến thành phố và quận huyện, xã, phường.

2. Phạm vi nghiên cứu

          - Nghiên cứu được tiến hành tại 7 quận huyện thuộc thành phốĐà Nẵng;

          - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2011.

VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung 1: Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá và nhận thức của người dân về các chính sách kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá.

Nội dung 2: Tìm hiểu các chính sách và việc thực hiện các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá, bao gồm: Các kết quả thực hiện, khả năng thực hiện, khó khăn, thuận lợi.

Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh công tác kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, bao gồm:

          - Thông tin, giáo dục, truyền thông.

          - Xây dựng các mô hình “Cộng đồng không thuốc lá”.

          - Điều trị hỗ trợ cai nghiện thuốc lá.

          - Thực hiện chế tài đối với vi phạm liên quan đến hút thuốc lá.

VII. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá và nhận thức của người dân về các chính sách kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá tại thành phố Đà Nẵng
2. Việc thực hiện các chính sách hiện hành về phòng chống tác hại thuốc lá

Thực trạng sử dụng thuốc la trên the giới

Báo cáo toàn cầu của WHO về xu hướng sử dụng thuốc lá giai đoạn 2000-2025


Lần đầu tiên, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, tổng số nam giới hút thuốc lá đang giảm, điều đó cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong đại dịch thuốc lá toàn cầu. Các phát hiện từ báo cáo của WHO cho thấy, các hành động của Chính phủ có thể bảo vệ cộng đồng khỏi thuốc lá, cứu sống và ngăn chặn những người bị ảnh hưởng bởi tác hại liên quan đến thuốc lá.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết: “Tình trạng hút thuốc lá giảm ở nam giới đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chiến chống lại thuốc lá. Từ nhiều năm nay, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng số lượng nam giới sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây chết người. Nhưng bây giờ, lần đầu tiên, chúng ta đang chứng kiến tình trạng hút thuốc lá ở nam giới giảm, do các Chính phủ đang cứng rắn hơn đối với ngành công nghiệp thuốc lá. WHO sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước để duy trì xu hướng giảm này”.

Thực trạng sử dụng thuốc la trên the giới

Xu hướng toàn cầu về tỷ lệ sử dụng thuốc lá theo giới tính. Nguồn: WHO


Trong gần hai thập kỷ qua, tổng lượng sử dụng các sản phẩm thuốc lá toàn cầu đã giảm, từ 1,394 tỷ năm 2000 xuống còn 1,337 tỷ vào năm 2018, xấp xỉ khoảng 60 triệu người, theo báo cáo toàn cầu của WHO về xu hướng sử dụng thuốc lá giai đoạn 2000-2025, phiên bản thứ ba (WHO global report on trends in prevalence of tobacco use 2000-2025; third edition)

Sự sụt giảm phần lớn là số lượng phụ nữ sử dụng các sản phẩm thuốc lá giảm hơn 100 triệu người từ 346 triệu người - năm 2000 xuống 244 triệu người - năm 2018.

Trong cùng thời gian này, việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá của nam giới đã tăng khoảng 40 triệu, từ 1,050 tỷ - năm 2000 lên 1,093 tỷ - năm 2018 (tương đương 82% trong số 1,337 tỷ người hút thuốc lá trên thế giới hiện nay).

Báo cáo mới cho thấy số lượng nam giới hút thuốc lá đã ngừng tăng và dự báo sẽ giảm hơn 1 triệu người đến năm 2020 (tương đương 1,091 tỷ người) so với mức 2018 và giảm 5 triệu vào năm 2025 (1,087 tỷ người).

Đến năm 2020, WHO dự báo sẽ giảm 10 triệu người hút thuốc lá bao gồm cả nam giới và nữ giới, so với năm 2018 và giảm hơn 27 triệu người vào năm 2025 (1,299 tỷ người). Khoảng 60% các quốc gia đã giảm tình trạng hút thuốc lá kể từ năm 2010.

Mặc dù đã đạt được các thành tựu như vậy, tiến trình đáp ứng mục tiêu toàn cầu các quốc giá đặt ra là giảm hút thuốc lá 30% vào năm 2025 vẫn không được như ý. Với tốc độ như hiện tại, sẽ giảm 23% vào năm 2025. Chỉ có 32 quốc gia hiện đang đi đúng hướng để đạt mục tiêu giảm 30%.

Cũng theo báo cáo của WHO, khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất, hơn 45% nam và nữ từ 15 tuổi trở lên, nhưng xu hướng này được dự báo sẽ giảm nhanh xuống mức tương tự ở châu Âu và Tây Thái Bình Dương khoảng 25% vào năm 2025. Khu vực Tây Thái Bình Dương, bao gồm cả Trung Quốc, được dự đoán sẽ vượt qua Đông Nam Á để trở thành khu vực có tỷ lệ trung bình cao nhất ở nam giới…

Phương Linh