Thông tư kế hoạch lựa chọn nhà thầu là gì

Thông tư kế hoạch lựa chọn nhà thầu là gì
Hỏi:

Kính gửi Bộ Tài chính! Tôi xin có 2 câu hỏi liên quan đến quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính, như sau: 1. Theo quy định tại khoản 2, Điều 11 Thông tư số 58/2016/TT-BTC, khi lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần căn cứ vào ít nhất một trong 05 tài liệu quy định tại khoản này. Trong trường hợp gói thầu thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở giá thấp nhất trong 3 báo giá của 3 đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau (03 báo giá đầy đủ thông tin, hợp lệ). Như vậy, khi thực hiện thẩm định nội dung giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu có bắt buộc phải thẩm định giá đối với các báo giá này không? Khi nghiên cứu Thông tư 58/2016/TT-BTC tôi không thấy quy định, hướng dẫn cụ thể đối với nội dung này. Trong trường hợp không thực hiện thuê đơn vị tư vấn thẩm định lại giá hoặc lấy 03 báo giá khác để đối chiếu có xem là vi phạm pháp luật không? 2. Căn cứ khoản 3, Điều 12 của Thông tư số 58/2016/TT-BTC, tài liệu kèm theo khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được gửi đến cơ quan thẩm định có bao gồm 3 bảng báo giá không (trong trường hợp giá gói thầu được xác định trên cơ sở 3 bảng báo giá của 3 nhà cung cấp khác nhau) hay báo giá phải do cơ quan thẩm định tự lấy đẻ làm cơ sở xác định giá gói thầu?

05/07/2023

- Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37 Luật Đấu thầu quy định về nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu, trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

- Chương III Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 26/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp quy định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trong đó: Điều 9 về nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Điều 10 về căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ; Điều 11 về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng gói thầu; Điều 12 về trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Điều 13 về thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Điều 14 về phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

- Ngày 26/10/2015 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Vì vậy, đề nghị Quý độc giả nghiên cứu Luật Đấu thầu, Thông tư số 58/2016/TT-BTC, Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT và các văn bản hướng dẫn liên quan để thực hiện theo đúng quy định.

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu là gì? Pháp luật hiện nay có quy định thế nào về vấn đề này? Mời quý khách hàng cùng công ty Luật ACC theo dõi chi tiết các quy định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu qua bài viết ngay dưới đây.

I. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu là gì?

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu là bản kế hoạch được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trong đó đưa ra các thông tin, yêu cầu, điều kiện về nhà thầu định lựa chọn. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu có ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.

\>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Hướng dẫn Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu [Mới nhất 2023] hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Hướng dẫn Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu [Mới nhất 2023]

II. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

- Đối với dự án, căn cứ là:

+ Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;

+ Nguồn vốn cho dự án;

+ Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

+ Các văn bản pháp lý khác.

- Đối với mua sắm thường xuyên, căn cứ là:

+ Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho công việc;

+ Quyết định mua sắm được phê duyệt;

+ Nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt;

+ Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có);

+ Kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá (nếu có).

III. Thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Theo Điều 34 Luật Đấu thầu 2013 thì thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu là:

Sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

IV. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu là gì

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu có nội dung sau đây:

1. Tên gói thầu

- Tên gói thầu phải thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm.

- Nếu gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.

2. Giá gói thầu

- Giá được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên.

Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;

- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;

- Gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

3. Nguồn vốn

Phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn, thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu. Nếu sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.

4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu

Nêu rõ hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế.

5. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu

- Thời gian được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm.

- Nếu đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

6. Loại hợp đồng

Trong kế hoạch phải xác định rõ loại hợp đồng để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng.

7. Thời gian thực hiện hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).

V. Mọi người cũng hỏi.

1. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào?

Đấu thầu được coi là quá trình lựa chọn nhà thầu để thỏa thuận, ký kết hợp đồng cung cấp các dịch vụ, tư vấn, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn,…; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết hợp đồng và thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh công khai, công bằng và đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Quy định kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xây dựng và xác lập trên ba nguyên tắc chính:

– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải được lập cho toàn bộ dự án. Trường hợp chưa đủ điều kiện trên, cần tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước

– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần ghi rõ số lượng các gói thầu và nội dung của từng gói.

– Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm cần căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, đảm bảo tính đồng bộ của dự án, phù hợp với quy mô dự án.

2. Có bắt buộc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu?

Khoản 1, Điều 33 Luật Đấu thầu quy định, kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.

3. Thời gian giải quyết là bao lâu?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.

4. Có cần điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi chuyển từ đấu thầu thông thường sang đấu thầu qua mạng không?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trường hợp cần điều chỉnh một số nội dung thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt thì chỉ lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt cho nội dung điều chỉnh này mà không phải lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt lại cho nội dung khác đã được phê duyệt trước đó.

Trên đây là toàn bộ các thông tin trả lời cho câu hỏi kế hoạch lựa chọn nhà thầu là gì mà ACC cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: