Thông tư hướng dẫn sử dụng nguồn thu mới nhất

Theo ông Phạm Quang Nam tham khảo Điều 1 Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn: "Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước".

Ngày 8/12/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 108/2021/TT-BTC đã bãi bỏ hoàn toàn Thông tư số 72/2017/TT-BTC. Tuy nhiên, Thông tư này chỉ quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án đầu tư công của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án. Việc quản lý, sử dụng các khoản thu, chi của các dự án đầu tư không phải là đầu tư công của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Ông Nam hỏi, sau khi bãi bỏ Thông tư số 72/2017/TT-BTC thì việc quản lý, sử dụng các khoản thu hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp được quy định tại thông tư, nghị định nào?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 108/2021/TT-BTC ngày 8/12/2021 quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công. Trong đó, Khoản 2 Điều 3 quy định: Sử dụng các khoản thu tại Điều 2 Thông tư này theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn.

Ngày 21/6/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, tại Điều 11-13 Nghị định quy định nguồn thu và nội dung chi của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị nhóm 1), đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 2); Điều 15-17 Nghị định quy định nguồn thu và nội dung chi của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (nhóm 3); Điều 19-21 Nghị định quy định nguồn thu và nội dung chi của đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 4).

Ngày 16/9/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 56/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ nội dung nêu trên, trường hợp ban quản lý dự án là đơn vị sự nghiệp công lập, tùy thuộc vào mức độ tự chủ của đơn vị, việc quản lý và sử dụng các khoản thu, chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp của ban quản lý dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ và Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính.

Thông tư hướng dẫn sử dụng nguồn thu mới nhất
Hỏi:

Kính gửi Bộ tài chính: Căn cứ khoản 3 điều 4 Thông tư số 122/2021/TT-BTC. Năm 2022 các địa phương thực hiện tạo nguồn để tích lũy thực hiện cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2022-2025 trong đó có 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2021 thực hiện so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao. Vậy cho tôi hỏi Phòng TC-KH nơi tôi công tác khi thẩm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán năm 2021, tính 70% số thu kết dư ngân sách năm 2021 để thực hiện cải cách tiền lương có đúng quy định không? ( Năm 2021 đơn vị đã thực hiện để lại 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2020 so với dự toán để tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2021). Và hiểu như thế nào là tăng thu ngân sách năm 2021 (có bao gồm thu kết dư ngân sách từ năm 2020 chuyển sang 2021) hay không? Kính mong Bộ Tài Chính giải đáp.

07/12/2022

- Theo quy định tại Điều 37 Luật NSNN: kết dư NSĐP là khoản thu của NSĐP hưởng 100%; khoản 2 Điều 72 quy định: “Kết dư ngân sách cấp huyện, cấp xã được hạch toán vào thu ngân sách năm sau”.

- Theo khoản 7 Điều 3 Nghị quyết số 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021: “Trong năm 2021, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, chuẩn nghèo. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về tạo nguồn cải cách tiền lương,…”.

Thực hiện các quy định trên, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 122/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2022, theo đó khoản 3 Điều 4 quy định: “Năm 2022, các địa phương thực hiện tạo nguồn để tích lũy thực hiện cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2022-2025, gồm: 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2021 thực hiện so với dự toán… được Thủ tướng Chính phủ giao;…”.

- Căn cứ quy định trên, khi kết thúc năm ngân sách 2021, trường hợp thu ngân sách huyện được hưởng theo phân cấp (bao gồm cả kết dư ngân sách huyện năm 2020 hạch toán vào thu ngân sách huyện năm 2021), mà tăng so với dự toán thu ngân sách cấp trên giao, thì số tăng thu đó phải dành 70% để thưc hiện CCTL theo quy định.