Thông tư 8833 hướng dẫn thực hiện công tác gpmb

Sáng ngày 18/08, tại Trung tâm hội nghị huyện Ngọc Lặc, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng huyện, đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư. Tham dự chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Phạm Tiến Dũng, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ; Phạm Văn Thiết, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; Bùi Huy Toàn, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Lê Xuân Nam, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất, tỉnh Thanh Hoá, trực tiếp truyền đạt các nội dung của buổi tập huấn.

Tại hội nghị tập huấn này, các đại biểu tham dự đã được nghe đồng chí Lê Xuân Nam, Giám đốc Trung tâm Phát triển quý đất tỉnh Thanh Hóa, truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn, những nội dung đang vướng mắc, cần tháo gỡ trong công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư một cách đồng bộ, đúng quy định của pháp luật.

Các đại biểu tham dự đã được Trung tâm Phát triển quý đất tỉnh đất hướng dẫn thêm các vấn đề như: Vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng và xác định nguồn gốc đất, đối với những hộ đã sử dụng đất lâu năm, nhưng trong hồ sơ đo đạc vẫn là đất hợp tác xã gây một số khó khăn, vướng mắc trong quản lý, giải phóng mặt bằng, các vướng mắc trong việc điều chỉnh đất sau mở rộng các tuyến đường. Tất cả các nội dung của buổi tập huấn đã được Trung tâm Phát triển quý đất tỉnh trả lời và hướng dẫn cơ bản, đó chính là điều kiện để trong thời gian tới, cán bộ chuyên môn trong công tác địa chính, đất đai, tài nguyên, môi trường huyện Ngọc Lặc, sẽ thực hiện hiệu quả hơn về công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, góp phần hoàn thành nhiệm vụ năm 2022 đã đề ra.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bí thư Huyện ủy Phạm Tiến Dũng, đánh giá cao tinh thần nghiêm túc của các đại biểu tham dự, đã tập trung theo dõi và mạnh dạn trao đổi những vấn đề còn vướng mắc, trong quá trình thực hiện công tác đất đai, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; đồng thời đồng chí Bí thư Huyện ủy nhấn mạnh: các tài liệu gửi cho các đại biểu dự tại hội nghị đã có đầy đủ nội dung, liên quan đến các nội dung tại hội nghị tập huấn, đây là một bộ sách về quy trình tương đối đầy đủ, để triển khai thực hiện tốt, đồng chí Bí thư Huyện ủy cũng cho rằng các vấn đề vướng mắc trong thực tiễn về công tác liên quan đến địa chính, đất đai là vô cùng nhiều, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không làm được, dù vướng mắc khó khăn đến đâu vẫn phải nghiên cứu giải quyết dứt điểm, theo quy định của pháp luật; Phòng Tài nguyên, Môi trường tiếp tục làm tốt chức năng chuyên môn và luôn tham mưu kịp thời, hiệu quả cho BCĐ của huyện; Các đồng chí tham dự hội nghị đã được giải đáp những vấn đề quan tâm, vì vậy cần phải ra soát lại các nội dung đó để có đầy đủ cơ sở dữ liệu giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong khi làm nhiệm vụ, những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề nghị các đơn vị cần phải có văn bản gửi về phòng chuyên môn để được tiếp nhận, tổng hợp,từ đó có cơ sở để xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên, giải quyết hiệu quả những vướng mắc trong công tác này theo đúng quy định của pháp luật.

(BĐT) - Lần lượt khởi công 4 gói thầu từ tháng 7/2022 đến tháng 8/2023 nhưng đến nay, toàn bộ các gói thầu xây lắp thuộc Dự án Đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông Tây, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1 chưa có mặt bằng thi công phần đường.

Thông tư 8833 hướng dẫn thực hiện công tác gpmb
Các nhà thầu đang tập trung thi công hạng mục cầu trên tuyến đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông Tây, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1. Ảnh: Tú Linh

Dự án Đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông Tây, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 2.060 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương, được thực hiện từ năm 2021 - 2026. Trên chiều dài tuyến 48 km, Dự án được chia làm nhiều đoạn: từ ranh giới tỉnh Quảng Bình đến Bắc cầu Cửa Việt dài 35,5 km; đoạn qua huyện Vĩnh Linh dài 23 km; qua huyện Gio Linh dài 12,5 km; từ đường trung tâm trục dọc Khu kinh tế Đông Nam đến TP. Đông Hà dài 12,5 km. Toàn tuyến có 6 hạng mục cầu.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị (Chủ đầu tư), toàn bộ các gói thầu chưa có mặt bằng để triển khai thi công phần đường (trừ 2 km đoạn qua địa phận xã Gio Hải đã có mặt bằng nhưng nhà thầu chưa công địa). Hiện nay, 5 trong 6 công trình cầu trên tuyến đã bàn giao một phần mặt bằng nên các nhà thầu chủ yếu thi công các hạng mục này.

Trong 4 gói thầu xây lắp, có giá trị lớn nhất là Gói thầu VB-XL04 Thi công xây dựng đoạn Km3+700 - Km12+242 và cầu Thạch Hãn (941,663 tỷ đồng) do Liên danh Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty CP Taco Trường Sơn đảm nhiệm. Trên 8,8 km chưa có mặt bằng tuyến nên từ tháng 2/2023 đến nay, Nhà thầu tập trung thi công cầu Thạch Hãn 1 và cầu Thạch Hãn 2, giá trị thực hiện đạt 127 tỷ đồng (13,5% giá trị hợp đồng).

Tương tự, Gói thầu VB-XL03 Thi công xây dựng đoạn Km0+00 - Km3+700 thuộc đoạn tuyến từ đường ven biển đến trung tâm TP. Đông Hà có chiều dài 3,7 km do Liên danh Công ty CP Thành An - Công ty CP Licogi 13 triển khai tháng 5/2022 đang thi công cầu Triệu Trạch, giá trị thực hiện đạt 17/119,763 tỷ đồng (14,2% giá trị hợp đồng). Gói thầu VB-XL01 Thi công xây dựng đoạn Km0+00 - Km23+060 (từ ranh giới Quảng Bình - Quảng Trị đến phía Bắc cầu Cửa Tùng) dài 23 km do Liên danh Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng - Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Linh thực hiện (308,779 tỷ đồng) khởi công tháng 7/2023 cũng chỉ nhận được mặt bằng tại 2 vị trí cầu, đang thi công khoan cọc nhồi và hạng mục phụ trợ nhà điều hành. Gói thầu VB-XL02 Thi công xây dựng đoạn Km26+220-Km38+620 (từ phía Nam cầu Cửa Tùng đến phía Bắc cầu Cửa Việt) dài 12,5 km do Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng thực hiện (245,359 tỷ đồng), khởi công tháng 8/2023, mới nhận bàn giao mặt bằng tuyến dài 2/12,5 km nên tiến độ đang dừng ở công tác chuẩn bị.

Theo Chủ đầu tư, năm 2023, Dự án được bố trí gần 200 tỷ đồng (cả phần vốn năm 2022 kéo dài). Đến thời điểm hiện tại, cả 4 gói thầu xây lắp đã giải ngân 134,47 tỷ đồng, đạt 67,4% kế hoạch. Mục tiêu đến hết năm 2023, khối lượng thực hiện của 4 gói thầu là 205,5 tỷ đồng. Đặt ra mục tiêu khiêm tốn như vậy, theo lý giải của Chủ đầu tư là do các nhà thầu không có mặt bằng để thi công. “Dự án đi qua các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và TP. Đông Hà nhưng việc giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các địa phương này mới dừng ở kiểm kê nhà đất, hoa màu, tài sản, lập phương án bồi thường; việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ (37,22 ha), đất trồng lúa nước (72,02 ha) đang chờ ý kiến từ Bộ Tài nguyên và Môi trường”, Chủ đầu tư cho hay.

Bên cạnh đó, sau khi rà soát, phần diện tích của Dự án ảnh hưởng đến diện tích quy hoạch Dự án Xây dựng Trường bắn biển Quân khu 4 (giai đoạn 2) khoảng 10 ha/37 ha nên chưa thể triển khai GPMB cũng như thi công.

Theo thống kê, để triển khai Dự án, 212,58 ha/2.892 thửa đất của cá nhân, tổ chức; 2.359 hộ phải di dời, GPMB, đền bù. Kinh phí cho hạng mục này là 326,28 tỷ đồng, trong năm 2023 bố trí 73 tỷ đồng nhưng chưa giải ngân được, nên kế hoạch GPMB được đặt mục tiêu hoàn thành trong năm 2024.

Trước loạt vướng mắc này, Chủ đầu tư cho biết đã báo cáo UBND Tỉnh, Tỉnh ủy Quảng Trị chỉ đạo hội đồng GPMB các địa phương có Dự án đi qua tuyên truyền, vận động để các hộ dân đồng thuận với chủ trương GPMB; đẩy nhanh tiến độ kiểm kê, áp giá, lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hoàn thành công tác GPMB theo tiến độ đề ra. Đặc biệt, tập trung thực hiện các thủ tục quy hoạch và xây dựng khu tái định cư để bố trí cho các hộ dân; tháo gỡ nhu cầu đất đắp khoảng 1,8 triệu m3 cho Dự án; chỉ đạo tư vấn thiết kế nghiên cứu và lựa chọn phương án tối ưu để hoàn thiện hướng tuyến không trùng với 10 ha diện tích quy hoạch Trường bắn biển Quân khu 4 (giai đoạn 2) đã được phê duyệt.